Bộ luật hình sự của Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 46)

Bộ luật hình sự Liên bang Nga đƣợc Đuma Quốc gia Nga thông qua ngày 24/5/1996 va đƣợc Hội đồng liên bang phê chuẩn ngày 05/6/1996.

Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga bao gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm với 6 Mục, 19 Chƣơng và 265 điều. Trong đó “Các tội xâm phạm chế độ sở hữu” đƣợc quy định tại Mục VIII, Chƣơng 21 với 11 điều, từ Điều 158 đến Điều 168 bao gồm:

- Tội Trộm cắp tài sản (Điều 158).

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 159). - Tội cƣớp giật tài sản (Điều 161).

- Tội cƣớp (Điều 162).

- Tội cƣỡng đoạt tài sản (Điều 163).

- Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 167). - Tội chiếm hữu hoặc biển thủ tài sản (Điều 160)

- Tội gây thiệt hại về tài sản bằng thủ đoạn gian dối hoặc bằng lòng tin (Điều 165).

- Tội chiếm giữ trái pháp luật ôtô hoặc các phƣơng tiện giao thông vận tải khác không nhằm mục đích chiếm đoạt (Điều 166).

- Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 167). - Tội vô ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 168). Trong đó các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga gồm:

- Tội gây thiệt hại về tài sản bằng thủ đoạn gian dối hoặc bằng lòng tin (Điều 165).

- Tội chiếm giữ trái pháp luật ôtô hoặc các phƣơng tiện giao thông vận tải khác không nhằm mục đích chiếm đoạt (Điều 166).

- Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 167). - Tội vô ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 168). So với Bộ luật hình sự Trung Hoa thì Bộ luật hình sự Liên Bang Nga quy định về tội các tội phạm sở hữu nói chung và các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nói riêng có nhiều điểm tƣơng đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này nhƣ sau:

Về hình thức: Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định các tội này thành từng điều luật cụ thể và quy định trong một chƣơng là Chƣơng 21 “Các tội xâm phạm chế độ sở hữu”, trong đó có 7 tội danh nhƣ tội trộm cắp tài sản (Điều 158), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 159), tội cƣớp giật tài sản (Điều 161), tội cƣớp (Điều 162), tội cƣỡng đoạt tài sản (Điều 163) và tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 167) – thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt là quy định về tội danh giống bộ luật hình sự Việt Nam. Đồng thời cũng quy định nhiều nhiều loại hình phạt và khung hình phạt trong từng điều luật cụ thể, hầu hết các điều luật đều quy

định từ 2 đến 4 khung hình phạt tƣơng ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Về nội dung: Trong cấu thành tội phạm của các điều luật mà Bộ luật hình sự Liên bang Nga đều mô tả hành vi khách quan của tội phạm, các khung hình phạt gồm khung cơ bản và khung tăng nặng. Mặt khác Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định các tình tiết định tội, định khung tăng nặng tƣơng ứng với tích chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhƣ tình tiết bởi một nhóm người có bàn bạc từ trước, do một nhóm có tổ chức, dùng cách đốt chất, gây nổ

Đối với tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nhƣ tội chiếm giữ trái pháp luật ôtô hoặc các phƣơng tiện giao thông vận tải khác không nhằm mục đích chiếm đoạt (Điều 166), tội cố ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 167), tội vô ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 168), Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng chỉ dừng lại ở việc quy định chung chung nhƣ “Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác, nếu những hành vi này gây thiệt hại đáng kể …” mà không mô tả hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm nhƣ Bộ luật hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống, giữa Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có những điểm khác biệt, do những khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, truyền thống lập pháp nên luật hình sự mỗi nƣớc đều mang những bản sắc riêng của quốc gia mình. Sự khác biệt đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Thứ nhất, các tội phạm này đƣợc Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định tại Chƣơng 21 “Các tội xâm phạm chế độ sở hữu” nhƣng nằm trong Mục VII “Tội phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh tế”, cùng với các chƣơng quy định về các tội phạm khác nhƣ tội phạm trong lĩnh vực hoạt động kinh tế - Chƣơng 22 và các tội xâm phạm lợi ích dịch vụ trong các tổ chức thƣơng mại

Thứ hai, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định số tội danh, nhất là các tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt ít hơn Bộ luật hình sự Việt Nam. Trong đó có một số tội danh mà Bộ luật hình sự Việt Nam chƣa đƣợc quy đinh hoặc quy định với tên tội danh khác nhƣ tội chiếm giữ trái pháp luật ôtô hoặc các phƣơng tiện giao thông vận tải khác không nhằm mục đích chiếm đoạt (Điều 166 Bộ luật hình sự liên bang Nga), điều luật này quy định về hành vi phạm tội tƣơng nhƣ tội chiếm giữ tài sản trái phép tài sản - Điều 141 Bộ luật hình sự Việt Nam, nhƣng đối tƣợng tác động của Điều 166 Bộ luật hình sự Liên Bang Nga chỉ là ôtô hoặc các phƣơng tiện giao thông vận tải khác, nghĩa là hẹp hơn đối tƣợng tác động (tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản là tài sản không hoặc chƣa có chủ) của tội chiếm giữ tài sản trái phép tài sản (Điều 141) Bộ luật hình sự Việt Nam; hay tội vô ý hủy hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác (Điều 168 Bộ luật hình sự liên bang Nga) hay tội gây thiệt hại về tài sản bằng thủ đoạn gian dối hoặc bằng lòng tin (Điều 165 Bộ luật hình sự liên bang Nga) thì chƣa đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Đồng thời một số tội danh Bộ luật hình sự Việt Nam quy định nhƣng Bộ luật hình sự Liên bang Nga không quy định nhƣ tội sử dụng trái phép tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nƣớc hay tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Thứ ba, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về các tình tiết định khung hình phạt ít hơn bộ luật hình sự Việt Nam nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nhƣ các tình tiết bởi một nhóm người có bàn bạc từ trước, do một nhóm có tổ chức, dùng cách đốt chất, gây nổ, bằng cách thức gây nguy hiểm cho xã hội khác, vô ý làm chết người, gây hậu quả nghiêm trọng…

phạt đƣợc áp dụng đối với các tội thuộc nhóm tội này bao gồm phạt tiền, lao động cải tạo, lao động bắt buộc, hạn chế tự do, giam giữ, tù có thời hạn và mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là 12 năm tù, trong đó hình phạt tiền, hạn chế tự do vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên trong các điều luật không có phân biệt hình phạt nào là hình phạt chính và hình phạt nào là hình phạt bổ sung. Trong khi đó Bộ luật hình sự Việt Nam quy định loại hình phạt đƣợc áp dụng đối với loại tội này là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân và mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt là tù chung thân (khoản 4 Điều 143 Bộ luật hình sự Việt Nam) và trong mỗi điều luật (mỗi tội) lại quy định hình phạt bổ sung nhƣ cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định hay phạt tiền thành một điều khoản riêng trong điều luật ví dụ khoản 4 Điều 142, khoản 5 Điều 143 Bộ luật hình sự Việt Nam…

Qua việc phân tích nêu trên có thể thấy, quy định Bộ luật hình sự Liên Bang Nga về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt có những điểm tiến bộ và hạn chế so với Bộ luật hình sự Việt Nam. Điểm tiến bộ của Bộ luật hình sự Liên bang Nga trong các quy định về loại tội này biểu hiện rõ nét trong việc quy định nhiều loại hình phạt nhƣ phạt tiền, lao động cải tạo, lao động bắt buộc, hạn chế tự do, giam giữ, tù có thời hạn. Việc quy định nhiều loại hình phạt của Bộ luật hình sự Liên bang Nga thể hiện tính chất phân hoá trách nhiệm hình sự cao hơn Bộ luật Hình sự Việt Nam, đồng thời giúp cho Tòa án có thể lựa chọn hình phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt trong việc giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định một số loại hình phạt nhƣ lao động cải tạo, lao động bắt buộc, hạn chế tự do... phù hợp, có tính

khả thi hơn so với hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ của Bộ luật hình sự Việt Nam. Bởi lẽ hình phạt cảnh cáo và hình phạt cải tạo không giam giữ quá nhẹ, không có sự khác biệt gì giữa thời điểm trƣớc và sau khi bị áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội hay nói đúng hơn là tuy có gây ra những thiệt hại nhất định về tinh thần nhƣng không có khả năng tác động làm thiệt hại về tài sản hoặc những hạn chế nhất định về thể chất từ phía Nhà nƣớc đến ngƣời phạm tội nên khó tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của ngƣời phạm tội mục đích của hình phạt đạt đƣợc thấp. Thế nhƣng đối với hình phạt lao động cải tạo, lao động bắt buộc hay hạn chế tự do trong một thời gian nhất định mà Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định có dự tác động nhất định cả về mặt tinh thần, thể chất của ngƣời phạm tội, trong môi trƣờng lao động có sự quản thúc của cơ quan Nhà nƣớc giúp cho ngƣời phạm tội suy nghĩ về hành vi phạm tội của mình, phản ứng của Nhà nƣớc và dƣ luận xã hội đối với hành vi đó, qua đó nhận ra sai lầm, hiểu đƣợc giá trị của cuộc sống và cải tạo trở thành ngƣời có ích cho xã hội.

Về mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với loại tội phạm này nhẹ hơn so với Bộ luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách phi hình sự hóa tội phạm của Liên bang Nga. Việc quy định mức hình phạt nhƣ vậy của Bộ luật Liên bang Nga phù hợp với tích chất mức độ của hành vi phạm tội các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, chƣa kể đến một số tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt là tội ít nghiêm trọng, ngƣời phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, nếu áp dụng hình phạt nghiêm khắc sẽ không thể hiện đƣợc tính nhân đạo, nhân văn trong chính sách hình sự và pháp luật của Việt Nam.

Tuy nhiên điểm hạn chế trong quy định của Bộ luật Liên bang Nga là không quy định dấu hiệu định lƣợng tài sản là tình tiết định tội cũng nhƣ định

khung tăng nặng trong cấu thành tội phạm của các tội này mà chỉ quy định chung chung nhƣ “Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác, nếu những hành vi này gây thiệt hại đáng kể…” [50, tr.278] hay “Chiếm giữ trái pháp luật ô tô hoặc các phương tiện giao thông vận tải khác không nhằm mục đích chiếm đoạt …”[50, tr.276]. Việc quy định nhƣ vậy khiến cho các chủ thể áp dụng pháp luật khó áp dụng trên thực thế vì thiệt hại nhƣ thế nào thì là “đáng kể” hay hành vi chiếm giữ ô tô không còn giá trị sử dụng thì có phạm tội không… Đối với các tình tiết định khung tăng nặng quy định chƣa súc tích nhƣ tình tiết “bởi một nhóm người có bàn bạc từ trước” hay “do nhóm có tổ chức thực hiện”…

Nhƣ vậy trên cơ sở nghiên cứu, phân tích Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng nhƣ Bộ luật hình sự Trung Hoa, có thể thấy đƣợc điểm tiến bộ và hạn chế của hai bộ luật này, từ đó có thể kế thừa có chọn lọc những quy định phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này trong quá trình lập pháp, góp phần nâng cao giá trị hiệu lực của pháp luật hình sự vào cuộc sống, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật cho nhân dân cũng nhƣ góp phần tích cực trong công tác đấu trang phòng, chống tội phạm.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CHUNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT

Các tội xâm phạm sở hữu đƣợc quy định trong Chƣơng XIV của Bộ luật hình sự năm 1999 với 13 điều luật (từ Điều 133 đến Điều 145) với 14 tội danh (một tội ghép là tội cố ý hủy hoại tài sản và tội làm hƣ hỏng tài sản - Điều 143) đƣợc xây dựng trên cơ sở sát nhập từ các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa quy định tại Chƣơng IV và các tội xâm phạm sở hữu của công dân quy định tại Chƣơng VI Bộ luật hình sự năm 1985 cho phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn đổi mới kinh tế từ kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng với nhiều thành phần kinh tế, định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đây là một thay đổi lớn của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985, đó là không phân biệt giữa các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm sở hữu của công dân.

Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội và dấu hiệu hành vi phạm tội khách quan, các tội xâm phạm sở hữu đƣợc phân thành các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (bao gồm 10 tội từ Điều 133 đến Điều 140 Bộ luật hình sự) và các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt (từ Điều 141 đến Điều 145 Bộ luật hình sự).

Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm: Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141); Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142); Tội hủy hoại hoặc cố ý

trọng đến tài sản của Nhà nƣớc (Điều 144); Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145).

2.1.1. Khách thể của tội phạm

Trong mọi xã hội có giai cấp, Nhà nƣớc đều xác lập, bảo vệ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền thông qua các quy phạm pháp luật, bao gồm cả các quy phạm pháp luật hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm đều là hành vi trái với quy phạm pháp luật và đã gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội bị xâm hại ở mức độ nhất định. Trong khi đó, mỗi loại quan hệ xã hội có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội và đƣợc điều chỉnh bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành chính…

Luật hình sự bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng đƣợc ghi nhận tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)