PHÂN BIỆT CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHIẾM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 63 - 67)

ĐOẠT VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nhằm làm sáng tỏ những điểm khác biệt cơ bản giữa hai nhóm tội nêu trên, từ đó có thể hiểu sâu hơn những vấn đề lý luận của các tội phạm này, góp phần áp dụng đúng đắn các quy định đó vào thực tiễn.

Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt và các tội xâm phạm sở hữu có tình chiếm đoạt đều có cùng đối tƣợng tác động là tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, có cùng khách thể loại là quan hệ sở hữu nên đƣợc xếp trong cùng một chƣơng “Các tội xâm phạm sở hữu”. Đồng thời chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đối với hai nhóm tội này chủ yếu là chủ thể thƣờng (ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định), chỉ có một tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, đó là tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc (Điều 145), đòi hỏi chủ thể thực hiện tội phạm là chủ thể đặc biệt (ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và là là ngƣời có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nƣớc).

Tuy nhiên giữa các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt và các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, về khách thể: Tuy hai nhóm tội này có cùng khách thể là quan hệ sở hữu. Nhƣng khác với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt là hành vi phạm tội không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu và dấu hiệu hậu quả cũng nhƣ mối quan hệ nhân quả luôn là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành các tội này.

Trong khi đó, các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt ngoài việc xâm phạm quan hệ sở hữu, chúng còn xâm phạm quan hệ nhân thân nhƣ tội cƣớp tài sản (Điều 133), tội cƣớp giật (Điều 136), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134)… Đối với các tội này, khách thể đƣợc bảo vệ bao gồm quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Để xâm phạm quan hệ sở hữu, ngƣời

phạm tội phải có hành vi xâm hại quan hệ nhân thân. Nhƣng quan hệ nhân thân bao giờ cũng đƣợc quan tâm bảo vệ hơn quan hệ sở hữu. Vì vậy các tội này có cấu thành hình thức, chỉ cần ngƣời phạm tội thực hiện hành vi đƣợc mô tả trong cấu thành tội phạm là tội phạm đã hoàn thành, không cần biết ngƣời phạm tội đã gây ra hậu quả hay chƣa.

Thứ hai, về hành vi khách quan thuộc mặt khách quan của tội phạm, đây là điểm khác nhau căn bản giữ hai nhóm tội này, cụ thể nhƣ sau: Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt bao gồm hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho ngƣời bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự đƣợc (đối với tội cƣớp tài sản); hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản (đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần ngƣời khác (đối với tội cƣỡng đoạt tài sản); hành vi chiếm đoạt (đối với các tội cƣớp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Tuy rằng các hành vi trên đƣợc thực hiện bằng những cách thức, thủ đoạn và điều kiện khi thực hiện hành vi là khác nhau và đó là dấu hiệu phân biệt các tội phạm có cùng hành vi chiếm đoạt trong cùng nhóm tội, nhƣng chúng đều có tính chất chiếm đoạt và chúng biểu hiện dƣới 02 dấu hiệu nhất định hoặc là hành vi chiếm đoạt nhƣ tội cƣớp giật tài sản (Điều 136) hoặc là mục đích chiếm đoạt nhƣ tội cƣớp tài sản (Điều 133), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134), tội cƣỡng đoạt tài sản (Điều 135)...

Hành vi khách quan của các tội phạm xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt bao gồm hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, hành vi sử dụng trái phép tài sản, hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản và hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Các hành vi này tuy có khác nhau về hình thức thể hiện nhƣng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu

thông qua việc xâm phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản nhƣng các hành vi này không ẩn chứa dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.

Thứ ba, về dấu hiệu lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm: Khác với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt, các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đƣợc thực với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là ngƣời phạm tội biết hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó nhƣng vẫn mong muốn thực hiện tội phạm. Còn các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt đƣợc thực hiện với cả lỗi cố ý và vô ý.

Về động cơ, mục đích phạm tội: Ngƣời thực hiện hành vi phạm tội đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đều có ý thức chiếm đoạt tài sản và dấu hiệu chiếm đoạt đƣợc thể hiện qua mục đích phạm tội. Vì vậy, dấu hiệu mục đích chiếm đoạt và động cơ tƣ lợi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội này.

Trong khi đó, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt thì mục đích của ngƣời phạm tội là mong muốn giữ bằng đƣợc tài sản do bị giao nhầm, tìm đƣợc hoặc bắt đƣợc, mong muốn khai thác giá trị sử dụng của tài sản hoặc mong muốn huỷ hoại hoặc làm hƣ hỏng tài sản của ngƣời khác mà không có mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Ngoài các mục đích đó ra, ngƣời phạm tội không có mục đích khác. Dấu hiệu mục đích là dấu hiệu cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội phạm này. Động cơ tƣ lơi cũng là dấu hiệu bắt buộc của hai tội chiếm giữ trái phép tài sản và tội sử dụng trái phép tài sản.

Đối với các tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản (Điều 143), tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nƣớc (Điều 144) và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145), dấu hiệu động cơ phạm tội, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Thứ tư, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể thực hiện tội phạm đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là chủ thể thƣờng, là ngƣời ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định. Còn chủ thể thực hiện tội phạm đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt đa phần là chủ thể thƣờng. Tuy nhiên có tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhà nƣớc (Điều 144 BLHS) đòi hỏi chủ thể đặc biệt thực hiện, nghĩa là ngoài hai dấu hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định, đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mà nhờ dấu hiệu này thì mới có thể thực hiện đƣợc hành vi phạm tội, đó là dấu hiệu ngƣời có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)