SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 97 - 100)

QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÔNG CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT

Hà Nội có diện tích 3.345,0km2

nằm trong đồng bằng Bắc bộ, là thành phố trực thuộc trung ƣơng của Việt Nam với 12 quận và 17 huyện. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hƣng Yên Hòa Bình, Phú Thọ. Đây là nơi có vị trí và địa thế thuận lợi nên sớm đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hà Nội còn là thành phố đông dân cƣ thƣ hai trong cả nƣớc với gần 3,5 triệu dân, mật độ trung bình là 1.935 ngƣời/km2. Chính vì vậy đây cũng là nơi tập trung nhiều tệ nạn xã hội, là nguyên nhân làm ra tăng số lƣợng đáng kể các vụ án hình sự mà nổi cộm lên là các loại án ma túy, mại dâm, các tội phạm xâm phạm sở hữu ….

Theo số liệu thống kê các vụ án về tội xâm phạm sở hữu, thì các vụ án về tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt chiếm tỷ lệ không nhiều so với các tội phạm còn lại. Tuy nhiên những năm gần đây, các tội phạm thuộc nhóm tội này có xu hƣớng tăng lên đáng kể, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Đối tƣợng thực hiện loại tội phạm này rất đa dạng, ngoài đối tƣợng tại chỗ, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định thì thời gian gần đây còn xuất hiện nhiều đối tƣợng từ các địa phƣơng khác liên kết gây án và đặc biệt tội phạm xảy ra trong tầng lớp thanh thiếu niên, hành

vi phạm tội đƣợc thực hiện một cách táo bạo, thủ đoạn phạm tội tinh vi, sảo quyệt gây thiệt hại đáng kể về tài sản cho Nhà nƣớc, tổ chức và công dân, ảnh hƣởng xấu đến tình hình chính trị, an ninh trật tự, gây bất bình trong nhân dân. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt để đấu tranh với loại tội phạm đang có chiều hƣớng gia tăng này, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bƣớc, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội cũng, góp phần vào công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung.

Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử loại tội phạm trên trong những năm qua của ngành Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng đã bộc lộ nhiều hạn chế thiếu sót nhƣ xác định sai tội danh, áp dụng pháp luật không đúng, đƣờng lối xét xử chƣa phù hợp và không thông nhất giữa các Tòa án quận, huyện hay trong từng Tòa án quận, huyện, thậm chí không thống nhất về đƣờng lối xét xử trong cùng Thẩm phán. Điều này đã đƣợc phân tích rất rõ tại mục 3, chƣơng 2 “thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Luận văn. Những tồn tại, hạn chế này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động áp dụng pháp luật, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Mặt khác, đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hôi chủ nghĩa đã tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang đặt ra cho đất nƣớc ta nhiều cơ hội và thách thức. Trong khi đó bộ máy nhà nƣớc với phƣơng pháp quản lý, điều hành xã hội bộ lộ những hạn chế, bất cập. Để có thể quản lý và điều hành xã hội trong bối cảnh

mới, phải tiến hành công cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, Nhà nƣớc và pháp luật. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đó.

Bởi vì, Nhà nƣớc pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chính trị của xã hội dân sự (xã hội công dân) đƣợc xây dựng trên nên tảng các tu tƣởng pháp lý tiến bộ của nhân loại nhƣ công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảo bảo thực sự những giá trị xã hội đƣợc thừa nhận chung của nền văn minh thế giới – sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tụ do của con ngƣời, sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính tối cao của Luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nƣớc, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) và chủ quyền nhân dân.

Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay, đòi hỏi phải đề cao vai trò của hoạt động áp dụng pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án và hiệu quả của các Bản án, quyết định của Tòa án. Nhận thức đƣợc điều đó, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã xác định trọng tâm của hoạt động tƣ pháp là hoạt động xét xử của Tòa án đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tình các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt cũng nằm trong tổng thể cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tƣ pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao

luật nói chung và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)