Khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 54 - 57)

2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CHUNG CỦA CÁC

2.1.1. Khách thể của tội phạm

Trong mọi xã hội có giai cấp, Nhà nƣớc đều xác lập, bảo vệ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền thông qua các quy phạm pháp luật, bao gồm cả các quy phạm pháp luật hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có tội phạm đều là hành vi trái với quy phạm pháp luật và đã gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội bị xâm hại ở mức độ nhất định. Trong khi đó, mỗi loại quan hệ xã hội có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của xã hội và đƣợc điều chỉnh bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ quy phạm pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật hành chính…

Luật hình sự bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng đƣợc ghi nhận tại Điều 8 Bộ luật hình sự bao gồm quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, có thể nêu khái niệm về khách thể của tội phạm nhƣ sau: Khách thể của các tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó đƣợc Bộ luật hình sự bảo vệ.

Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu nói chung và của các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt nói riêng là quan hệ sở hữu. Nhƣng khác với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nhƣ tội cƣớp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cƣớp giật tài sản… ở chỗ, đối với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt thì hành vi phạm tội không xâm

phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Vì vậy trong cấu thành của các tội này nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Hành vi phạm tội đối với các tội thuộc nhóm tội này có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu thông qua việc xâm hại một trong các quyền năng thuộc quyền sở hữu nhƣ tội sử dụng trái phép tài sản xâm hại trực tiếp đến quyền sử dụng tài sản mà không xâm hại đến quyền định đoạt tài sản. Nhƣng cũng có thể xâm phạm đồng thời cả ba quyền năng thuộc quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu nhƣ tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản hay tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nƣớc…

Tuy nhiên, có một số tội mà hành vi phạm tội tuy gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu nhƣng đồng thời gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện đầy đủ bản chất của hành vi phạm tội thì hành vi đó không phải là tội phạm xâm phạm sở hữu. Vì dụ: Hành vi phá cửa kính để xông vào nhà gây thƣơng tích cho ngƣời khác vừa xâm phạm đến quan hệ sở hữu (gây thiệt hại về tài sản là làm vỡ cửa kính), vừa gây thƣơng tích cho ngƣời khác, nhƣng đối tƣợng tác động mà ngƣời phạm tội nhằm vào là sức khỏe của ngƣời khác. Trong hai thiệt hại này thì thiệt hại về sức khỏe mới thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, còn thiệt hại về tài sản chỉ là thứ yếu. Vì vậy khách thể của phạm tội trong trƣờng hợp này là sức khỏe con ngƣời mà không phải là quan hệ sở hữu nên hành vi đó không phải là tội phạm xâm phạm sở hữu (tội hủy hoại tài sản).

Từ những phân tích trên, có thể thấy khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm, hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm (khách thể bị xâm hại càng

quan trọng thì tích chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng cao và vì thế việc xử lý tội phạm đó cũng nghiêm khắc hơn), phân biệt tội phạm này với tội phạm khác (tội giết ngƣời, tội hiếp dâm, tội phạm về ma túy …).

Một bộ phận cấu thành khách thể của tội phạm đó là đối tƣợng tác động của tội phạm. Đối tƣợng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến và gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.

Giống nhƣ các tội xâm phạm sở hữu khác, các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt cũng có đối tƣợng tác động cụ thể đó là tài sản. Tại Điều 163 Bộ luật dân sự quy định: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Tuy nhiên một số vật có thực do tích chất và công dụng đặc biệt nên không phải là đối tƣợng tác động của các tội xâm phạm sở hữu không có tình chiếm đoạt nhƣ công trình, phƣơng tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản), vật có tính năng công dụng đặc biệt (ma túy, vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ, chất phóng xạ), vật mà chủ sở hữu hủy bỏ hoặc từ chối quyền sở hữu (nhƣ thuốc chữa bệnh bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, gia súc, gia cầm bị chôn hoặc vứt bỏ do bị bệnh…)

Quyền tài sản nói chung cũng không là đối tƣợng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu, nhƣng những giấy tờ thể hiện quyền tài sản nhƣ hóa đơn lĩnh hàng, phiếu bốc thăm trúng thƣởng hoắc vé số trúng thƣởng… là đối tƣợng tác động của tội xâm phạm sở hữu.

Tài sản đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ, về nguyên tắc là tài sản hợp pháp. Thế nhƣng những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân khác vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu.

Về nguyên tắc, tài sản là đối tƣợng tác động của hành vi phạm tội do ngƣời không phải là chủ sở hữu thực hiện. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp đặc biệt, tài sản là đối tƣợng tác động của hành vi phạm tội do chính chủ tài sản thực hiện nhằm mục đích gây thiệt hại cho ngƣời khác nhƣ hành vi hủy hoại tài sản thuộc sở hữu chung với mục đích bắt ngƣời kia phải bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Trong trƣờng hợp này, về hình thức chủ tài sản đã có hành vi tác động đến tài sản thuộc sở hữu chung nhƣng về bản chất lại nhằm gây thiệt hại về tài sản cho ngƣời đồng sở hữu.

Việc xác định đối tƣợng tác động của hành vi phạm tội là tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó là cơ sở để phân biệt các tội xâm phạm sở hữu với các tội phạm khác, là cơ sở để định tội và định khung hình phạt đối với các tội phạm quy định dấu hiệu định lƣợng tài sản là tình tiết định tội và định khung hình phạt nhƣ tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định “…tài sản có giá trị từ năm triệu đồng…” là tình tiết định tội và “có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên…” là dấu hiệu định khung hình phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử của ngành Tòa án Hà Nội giai đoạn 2007 - 2012) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)