6. Kết cấu bài khóa luận
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
Các tranh chấp trong kinh doanh thương mại không chỉ phức tạp về tính chất mà còn khó giải quyết so với những tranh chấp khác. Như những phân tích ở trên các tranh chấp trong kinh doanh thương mại thường có những giá trị rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của thương nhân vì vậy mà các tranh chấp đòi hỏi cần phải có một phán quyết thỏa đáng giải quyết toàn bộ những mâu thuẫn bất đồng của các chủ thể kinh doanh. Để làm được những điều đó thì đòi hỏi các trọng tài viên không giởi kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, mà thực tế thì trọng tài viên ở Việt Nam lại thiếu kinh nghiệm trong việc xét xử nhất là những vụ tranh chấp có yếu tốnước ngoài, sau đây là một số kiến nghịnâng cao đội
ngũ trọng tài viên ở Việt Nam:
Thứ nhất, tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài.
Theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, sốlượng các vụ tranh chấp có yêu tố nước ngoài chiếm khoảng 51% tổng số vụ việc được giải quyết tại
trung tâm này. Hơn nữa, trong nhiều vụ việc, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là pháp luật nước ngoài. Vì vậy, sự tham gia của các trọng tài viên nước ngoài và luật
sư nước ngoài vào tố tụng trọng tài là điều thiết yếu. Do đó, BộTư pháp nên có các
chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên
nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài như: ban hành văn bản chính thức cho phép luật sư nước ngoài được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại trọng tài. Các trung tâm trọng tài cũng cần tích cực
hơn nữa tuyên truyền và quảng bá hình ảnh trung tâm của mình, tích cực tham gia các diễn đàn chuyên môn quốc tế, chủđộng liên lạc với các trọng tài viên nước ngoài
có danh tiếng để mời họ tham gia danh sách trọng tài viên của trung tâm. Đây là điều cần thiết đểthúc đẩy sự phát triển của trọng tài trong nước, tạo môi trường cạnh tranh và giúp cho các trọng tài viên và luật sư học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài.
Thứ hai, tăng cường năng lực của đội ngũ Trọng tài viên bằng việc đẩy mạnh đào tạo luật trọng tài.
Việc hội đồng trọng tài có thểđiều hành quá trình tố tụng và ra một phán quyết khiến các bên tranh chấp “tâm phục” sẽ nhanh chóng nâng cao hình ảnh, sức hấp dẫn của trọng tài –để các bên sau khi tham gia tố tụng sẽkhông đắn đo cân nhắc khi đưa điều khoản trọng tài vào những hợp đồng khác đang được đàm phán. Trước mắt, tác giả cho rằng cần sớm triển khai thực hiện Điều 22 của Luật trọng tài thương mại về
việc thành lập một Hiệp hội trọng tài quốc gia là tổ chức tập hợp trọng tài viên của tất cả các trung tâm trọng tài ở Việt Nam. Hiệp hội trọng tài sẽ đóng vai trò quyết
định trong việc xây dựng nên quy tắc đạo đức nghề nghiệp (quy tắc hành xử - code of conduct) của Trọng tài viên, quy tắc xung đột lợi ích để đảm bảo tính độc lập và khách quan của Trọng tài viên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tố tụng trọng tài
cũng như là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tố tụng trọng tài trong nước và quốc tế. Hiệp hội trọng tài có thể là đầu mối kết hợp với các tổ chức đào tạo (Học viện tư pháp, các trường đào tạo luật, vv.) và các trung tâm trọng tài đểnâng cao trình độ của
đội ngũ trọng tài viên đáp ứng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế. Việc đẩy mạnh đào
tạo luật trọng tài sẽhướng đến những mục tiêu lâu dài hơn, nhằm tạo ra một thế hệ
học giả có thể viết ra những nghiên cứu chuyên sâu về trọng tài thương mại phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hay một thế hệ luật sư có thể trợ giúp doanh nghiệp khi tham gia tố tụng trọng tài quốc tế - việc không nhận được những tư vấn chính xác
cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của doanh nghiệp khi quyết định có nên tham gia tố tụng trọng tài hay không, và nên chuẩn bịnhư thế nào khi có tranh chấp xuyên quốc gia. Do đó, Bộtư pháp nên cân nhắc bổ sung môn học Luật trọng tài như là một môn học độc lập trong chương trình đào tạo bậc đại học Luật - ít nhất là đối với các khoa/tổ bộ môn về luật kinh tế/thương mại hay luật quốc tế. Đây cũng là đề xuất của Hội luật gia Việt Nam khi xây dựng dự thảo chỉ thị của Thủtướng chính phủ về việc thực hiện Luật trọng tài thương mại nhưng vẫn chưa được chấp nhận.
Thứ ba, tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức trọng tài.
Ngoài việc khắc phục hạn chế cố hữu của các trung tâm trọng tài Việt Nam vềcơ sở
vật chất và trình độ của đội ngũ trọng tài viên thì các trung tâm trọng tài nên đổi mới bộ máy tổ chức theo hướng tăng cường năng lực quản trị, thu hút sự tham gia của các chuyên gia trọng tài hàng đầu của Việt Nam và quốc tế vào việc thực hiện: các chức
năng tố tụng trọng tài theo luật định (chỉđịnh Trọng tài viên, thành lập hội đồng trọng
tài, cũng như chức năng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, phát triển thị trường của một tổ chức cung cấp dịch vụtài phán tư. Các trung tâm trọng tài Việt Nam cũng cần chủđộng hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh của mình đối với các doanh nghiệp
trong nước cũng như thịtrường quốc tế thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa
đàm, tuần lễ trọng tài, công bố các số liệu về giải quyết tranh chấp tại trung tâm, minh bạch về chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chuyên trách của trung tâm.
Tóm lại, trên cơ sởđã phân tích, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổsung các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng trọng tài trong Luật trọng tài thương mại năm 2010 như sau:
Luật trọng tài thương mại năm 2010 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thuộc thẩm quyền của Tòa án, trừ một số tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế, hành chính theo quy định của pháp luật dân sự.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh
vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài
không có năng lực hành vi dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh
vực không thuộc thẩm quyền của Trọng
tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài
không có năng lực hành vi dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ,
cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả
thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
7. Trong trường thỏa thuận có yếu tố nước ngoài, luật điều chỉnh năng lực của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là luật quốc tịch, còn luật điều chỉnh đối tượng của thỏa thuận là luật của nước nơi có địa điểm trọng tài.
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng
tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn
khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bịđơn bản sao đơn
khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn
bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn
và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
Điều 30. Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung
sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ
của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và
giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn
chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Điều 30. Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung
sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ
của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và
giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn
chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị
chỉđịnh Trọng tài viên.
f) Tên của Trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp đối với hình thức trọng tài quy chế.
G) Người thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài sẽ là người có thẩm quyền ký đơn khởi kiện
Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
2. Trường hợp các bên không có thoả
thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của
Trung tâm trọng tài không có quy định
khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
2. Trường hợp các bên không có thoả
thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của
Trung tâm trọng tài không có quy định
khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 15 ngày trước ngày mở phiên họp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tại chương 2 tác giảnêu lên các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Tại đây tác giảđã nêu nên các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài theo đó tranh chấp trong kinh doanh thương mại được giải quyết bằng phương thức trọng tài theo 06 nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 Luật TTTM năm 2010. Quy định về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài và các quy định về trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Và theo đó là các quy định của Luật trọng tài thương mại về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài. Bên cạnh những quy định tiến bộ so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Luật TTTM đã trải qua 10 năm thi hành và áp dụng tại Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn chưa quy định rõ các loại tranh chấp được giải quyết theo thẩm quyền của trọng tài, thời hạn thụ lý
vụ tranh chấp và thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời còn chưa hợp lý với tính chất linh hoạt tiết kiệm thời gian và chi phí của phương thức trọng tài, Luật còn
chưa làm rõ trách nhiệm của Hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời “khác” với yêu cầu của đương sự hay khác với quy định của pháp luật. Bên cạnh
đó Luật TTTM còn chưa quy định thời gian tiến hành tố tụng trọng tài dẫn đến tình trạng lạm dụng, kéo dài thời gian tố tụng.
Trên cơ sở phân tích những bất cập, và định hướng hòa thiện pháp luật, tác giả
mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương phức trọng tài. Để
những kiến nghị này phát huy trên thực tế, cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, bên cạnh sửa đổi, bổsung các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài còn cần nâng cao đội ngữ trọng tài, chất lượng giải quyết tranh chấp tại các trung tâm trọng tài để việc áp dụng và thực thi pháp luật trọng tài trên thực tiễn được hoàn thiện.
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đối với ngành Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án mang lại hiệu quả cao nhất, có thể nói sựra đời của trọng tài là nhằm chia sẽ và giảm nhẹ gánh nặng xét xử cho Tòa án. Là một thiết chế tài phán tư, trọng tài có những điểm khác biệt so với phương thức Tòa án, như thẩm quyền phát sinh khi có thỏa thuận trọng tài, khả năng giải quyết nhanh chóng, mềm dẻo, linh hoạt, không mất nhiều thời gian nên
phương thức trọng tài ngày càng sự quan tâm của các nhà kinh doanh.
Khóa luận “Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, doanh thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại Thành phố HồChí Minh” đã khái quát những vấn đề lý luận về các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài bao gồm: các khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại; giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại bằng phương thức trọng tài từđó đưa ra được những đặc điểm, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài. Bên cạnh đó tác giả còn so sánh
phương thức trọng tài so với những phương thức giải quyết tranh chấp khác như Tòa
án, hòa giải, thương lượng để thấy được những ưu, nhược điểm của phương thức này. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số quy định của các nước trên thế giới như Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan để thấy được những điểm tiến bộ mà pháp luật Việt Nam cần học hỏi nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Trên cơ sở phân tích những lý luận, tác giảđi tìm hiểu những quy định của pháp