6. Kết cấu bài khóa luận
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương
1.2.5. nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mạ
mại bằng trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài là
phương thức phù hợp với cơ chế kinh tế mới, cơ chế kinh tế với nhiều thành phần kinh tế, đa dạng về loại hình doanh nghiệp, phong phú về hình thức kinh doanh, nó bảo đảm cho các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại
được đối xử bình đẳng với nhau trước pháp luật, đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh,
thương mại. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của phương thức này đã mang lại những ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội như sau:
Thứ nhất,phương thức này được sử dụng dựa trên sự thống nhất ý chí, sự tự do thỏa thuận của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại khi có phát sinh tranh chấp giữa chính các chủ thểđó, quy định như vậy là nhằm nâng cao và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thương
mại quyền này được quy định trong đạo luật tối cao của Việt Nam, đó là Hiến pháp,
Thứ hai, sự xuất hiện và được công nhận phương thức này nhằm chia sẻ gánh nặng và giảm tải đáng kể trong hoạt động xét xử vụ án tranh chấp kinh doanh, thương
mại của Tòa án, giảm bớt áp lực cho các người tiến hành tố tụng tại Tòa án, tạo sự hài hòa cân đối vấn đề giải quyết tranh chấp trong đời sống kinh tế xã hội.
Thứ ba, trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại luôn mang lại những lợi ích thiết thực cho các nhà kinh doanh, tạo cơ hội cho các bên lựa chọn và chỉ định trọng tài viên mà họ tín nhiệm, điều này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp
các bên có được sự công bằng và thỏa mãn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Thứtư,đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại một cách nhanh – gọn cho các nhà kinh doanh, hạn chếđược sự tốn kém thời gian và tài chính
đây là hai yếu tố vàng trong kinh doanh. Bởi vì nếu việc tranh chấp kéo dài sẽảnh
hưởng rất lớn đến cả một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đối với chủ doanh nghiệp mà còn với cả những nhân viên công nhân làm thuê cho doanh nghiệp đó. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo tiền đề thúc đẩy đất nước phát triển từ đó xã hội được cải thiện và chất lượng đời sống của người dân được nâng cao.
Thứnăm,phương thức này cũng là một trong những biện pháp mà Nhà nước sử
dụng để nhằm bảo vệ sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh, thương mại góp phần quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra ngoài việc phải đưa ra tòa án để giải quyết các chủ thể còn có thể lựa chọn trọng tài làm
phương thức giải quyết. Tòa án hằng ngày phải giải quyết các tranh chấp đến từ mọi
lĩnh vực trong đời sống xã hội mà phương thức trọng tài được nhà nước áp dụng được
xem như là một công để mà nhà nước giải quyết và đảm bảo các hoạt động kinh doanh
thương mại được diễn ra một cách an toàn và hiệu quả nhất góp phần thúc đẩy sự
phát triển của đất nước.
Thứ sáu, việc giải quyết tốt các tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng sẽtài là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bởi nó sẽ tháo bỏ các rào cản trong kinh doanh, những bất đồng mâu thuẫn giữa các chủ thể sẽ được xóa bỏ từ đó mà
thiết lập lại sựtin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh
Thứ bảy, thông qua việc áp dụng phương thức trọng tài trong thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại sẽ chỉ ra được những bất cập trong những quy
định của pháp luật và tạo định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật, tạo hàng lang pháp lý để việc áp dụng phương thức này trên thực tiễn được tối ưu nhất giúp cho hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng phát triển.
Tóm lại, trong xu thế kinh tế thị trường ngày này, việc áp dụng phương thức trọng tài để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉđối với các chủ thểkinh doanh, các thương nhân mà nó còn là nguồn
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Hơn thế nữa việc áp dụng phương thức này trên thực tiễn còn cho ta thấy được những bất cập của các quy định pháp luật làm tiền đềđể nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật trên thực tiễn, giúp cho việc thực thi pháp luật có hiệu quảvà để các chủ thểtin tưởng vào hệ thống lập pháp của nước Việt Nam ta.