Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 62)

6. Kết cấu bài khóa luận

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong

kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài

2.1.1.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương

thức Trọng tài được hiểu là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại đều phải tuân thủ, kể cả các bên tranh chấp.30 Nếu vi phạm nguyên tắc, việc giải quyết tranh chấp

thương mại bằng trọng tài sẽ vi phạm pháp luật và không có giá trị đối với các chủ

thể tham gia, không được nhà nước bảo hộ. Cụ thể, theo Điều 4 Luật TTTM năm

2010 có quy định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bao gồm các nguyên tắc sau đây:

* Nguyên tắc 1: tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 4 Luật TTTM năm 2010.

Quy định này thể hiện nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp, là nguyên tắc quan trọng nhất, chi phối hành vi tố tụng của trọng tài trong toàn bộ

quá trình tố tụng trọng tài. Nguyên tắc này bao hàm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau đây:

Trước khi giải quyết tranh chấp các bên phải có thỏa thuận trọng tài, và thỏa thuận này phải có hiệu lực. Đây là một điều kiện bắt buộc khi giải quyết tranh chấp

30Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), “Giáo trình về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài nếu không có sự thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết thì tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.31

Trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp.32 Các bên có quyền tựthương lượng giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên thương lượng

được với nhau và yêu cầu Trọng tài đình chỉ việc giải quyết tranh chấp thì Trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.33 Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ

tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Theo quy định tại Điều 58 Luật TTTM 2010, khi các bên thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định công nhận hòa giải thành và chấm dứt giải quyết tranh chấp. Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về các thời hạn tố tụng, trừtrường hợp quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài

quy định khác.

Giai đoạn cuối của quá trình giải quyết tranh chấp nếu trọng tài tiến hành thủ

tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị tòa án hủy phán quyết trọng tài theo yêu cầu hủy của một bên.34 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Trọng tài sẽ không chịu sự ràng buộc bởi thỏa thuận của các bên trong trường hợp thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội.

Ưu điểm của nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, phù hợp với yêu cầu và tinh thần của Hiếp Pháp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên có các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Các bên có quyền được thỏa thuận về

hình thức trọng tài, địa điểm giải quyết, thời hạn tố tụng giải quyết vụ án, vì vậy mà tạo tính linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí

cho các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp.

31 Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010

32Điều 11 Luật TTTM 2010

33Điều 38 Luật TTTM 2010

* Nguyên tắc 2: trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Luật TTTM năm 2010.

Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật đây không phải là nguyên tắc riêng của trọng tài, mà là nguyên tắc chung của tố tụng. Nguyên tắc thứ hai bao gồm những nội dung sau đây:

Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thực sự là

người thứba có đủcác điều kiện nhất định đểđảm bảo rằng họđộc lập, vô tư, khách

quan trong việc giải quyết tranh chấp, không liên các quan đến bên tranh chấp cũng như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Bởi vì xuất phát từ

chức năng của Trọng tài là cơ quan tài phán, phán quyết của trọng tài có giá trị như

bản án vì để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong tranh chấp, trọng tài phải

độc lập, khách quan trung thực và đây cũng là quy tắc đạo đức của trọng tài viên. Trọng tài viên phải từ chối tranh chấp trong trường hợp mình là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp hoặc đã

là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài, trừtrường hợp được các bên chấp thuận bằng văn

bản.35 Hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ từ chối giải quyết tranh chấp trong

các trường hợp nêu trên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị Tòa án hủy theo yêu cầu của một bên do thành phần của Hội đồng trọng tài trái với quy định của Luật này theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010. Việc Trọng

tài viên không đáp ứng các điều kiện hoặc không tuân thủcác nghĩa vụ theo nguyên tắc này cũng còn là căn cứđể một bên yêu cầu thay đổi Trọng tài viên đó.36

Ưu điểm của nguyên tắc thứ hai là đảm bảo việc xét xử của trọng tài nói riêng

và cơ quan tài phán nói chung khách quan, vô tư, đúng pháp luật; là cơ sở quan trọng cho việc tuyên những phán quyết, bản án, quyết định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Nguyên tắc này đảm bảo tính công bằng, minh bạch, vì vậy đã tạo

35 Khoản 1 Điều 42 Luật TTTM 2010

niềm tin để các chủ thể kinh doanh khi phát sinh tranh chấp lựa chọn trọng tài hay toà

án là cơ quan giải quyết cho mình.

* Nguyên tắc thứ ba: các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 4 Luật TTTM 2010.

Quy định trên thể hiện nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền

và nghĩa vụ. Nguyên tắc trên bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Theo đó các bên phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, Hội đồng trọng tài không có nghĩa vụđiều tra và thu thập chứng cứ, Hội đồng trọng tài chỉ thẩm tra và xác minh nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của các bên. Điều này tương

thích với quy định tại Điều 8 BLTTDS 2015 về nguyên tắc bình đẳng về quyền và

nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự các đương sự cũng phải tự chứng minh và cung cấp các tài liệu chứng cứ cho tòa án.37

Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi chính các bên tranh chấp phải tôn trọng các quyền tố tụng của nhau, nhưng chủ yếu nhằm yêu cầu Hội đồng trọng tài tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ, trọng tài phải tạo điều kiện cho bịđơn trình bày quan điểm bảo vệ của mình đối với nguyên đơn, và tạo điều kiện cho nguyên đơn trình bày quan điểm bảo vệ. Hậu quả của việc trọng tài không tạo điều kiện hoặc thậm chí không để các bên thực hiện quyền được trình bày trước Trọng tài có thể dẫn đến phán quyết trọng tài không phù hợp với quy định.38

Ưu điểm của nguyên tắc thứ ba là các bên có quyền và nghĩa vụnhư nhau đảm bảo không có sự thiên vị bất kỳbên nào điều này cho thấy việc giải quyết tranh chấp

thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại cũng vẫn đảm bảo sự công bằng như

tại Tòa án. Việc quy định nguyên tắc này thực sự có ý nghĩa đối với các bên tranh chấp, bởi vì, nếu không đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên trong tố tụng, quyền

37Điều 8 BLTTDS 2015. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bìnhđẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án. 2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

lợi của các bên tranh chấp sẽkhông được bảo đảm. Ví dụ: một công ty nhà nước có vốn lớn, thuộc sở hữu và chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước, ngành nghề kinh

doanh đa dạng... khi có tranh chấp vói một doanh nghiệp tư nhân có vốn nhỏ, ngành nghề kinh doanh đơn giản, trực thuộc địa phương quản lý..., cả hai bên tranh chấp

đều có quyền và nghĩa vụngang nhau trước pháp luật. Khi đã đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài (cũng như toà án), họ sẽlà nguyên đơn, bịđơn của vụ kiện, có các quyền và nghĩa vụtương ứng theo luật định mà không có sự phân biệt vốn nhiều hay ít, ngành nghềkinh doanh đa dạng hay đơn giản, thuộc sở hữu nhà nước hay thuộc sở hữu tư nhân.

* Nguyên tắc thứtư: giải quyết tranh chấp không công khai

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010.

Quy định trên thể hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai bao gồm những nội dung sau đây: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai không chỉđòi hỏi phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai39. Hội đồng trọng tài chỉ được cho phép “người khác” tham dự phiên họp trong trường hợp được sựđồng ý của các bên mà còn đòi hỏi Trọng tài viên phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừtrường hợp phải cung cấp thông tin cho

cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.40

Ưu điểm của nguyên tắc thứ 3 là các tranh chấp thương mại được giữ kín các bí mật kinh doanh đây được coi là điều nhạy cảm tạo nên thương hiệu của một doanh nghiệp nếu để lộ ra ngoài sẽảnh hưởng đến doanh nghiệp đó. Mặt khác việc xét xử không công khai cũng có thể giảm thiểu các tác động bất lợi phát sinh từ việc tranh chấp đến uy tín của thương nhân. Đây là yếu tố mà trong thực tiễn thường được các bên cân nhắc khi thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

* Nguyên tắc thứnăm: phán quyết trọng tài là chung thẩm

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM 2010.

39 Khoản 1 Điều 55 Luật TTTM 2010

40Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), “Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại”, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr369

Theo quy định trên thì phán quyết trọng tài là chung thẩm. Đây là nguyên tắc

đặc trưng trong tố tụng trọng tài có nội dung là phán quyết trọng tài không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi bất kỳ một Trọng tài hay Tòa án nào khác. Điều này không chỉ bao hàm “phán quyêt của trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”41 mà còn cả quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận giữa các bên trong quá trình tiến hành tố tụng trọng tài

Ưu điểm của nguyên tắc thứ năm này đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại là các tranh chấp phát sinh được giải quyết nhanh gọn, giúp tiết kiệm về mặt thời gian tiền bạc và đồng thời cũng thể hiện tư tưởng của pháp luật trọng tài thương mại là tạo nên một phương thức giải quyết tranh chấp đáng

tin cậy để các bên có thể gửi gắm lòng tin.

Tóm lại, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng

phương thức trọng tài là những tư tưởng chỉđạo xuyên suốt trong quá trình hoạt động của trọng tài, buộc các Trọng tài viên cũng như các bên tham gia tranh tụng phải tuân thủ nghiêm túc khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Các nguyên tắc này cũng cho

thấy được những ưu điểm, và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia giải quyết tranh chấp.

2.1.1.2 Quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Thông thường khi các bên xảy ra những mâu thuẫn bất đồng trong hoạt động

kinh doanh, thương mại thì đầu tiên các bên cần phải xác định được phương thức giải quyết tranh chấp. Việc xác định đúng phương thức giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên hơn thế nữa đây còn là cơ sở để xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam đểxác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

thương mại bằng phương thức trọng tài gồm 2 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, vềđiều kiện cần thì các tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại tại Điều 2 Luật TTTM năm 2010.

Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 các loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm các loại tranh chấp sau đây: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các

bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác mà pháp luật

quy định được giải quyết tại trọng tài.

Một là, tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.42 Theo quy

định này thì phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, Luật TTTM lại không có điều luật giải thích thế nào là hoạt động thương mại. Vì vậy, đểxác định cụ thể hoạt động thương mại bao gồm những hoạt động nào thì phải xác định theo quy định của LTM, như đã phân

tích ởchương 1 thì “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”43. Từ những phân tích trên có thể thấy Luật TTTM chỉ quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTM là các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, vậy còn các tranh chấp phát sinh từ

hoạt động kinh doanh thì như thế nào? Luật TTTM không có quy định về các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, nhưng trên thực tế các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của TTTM44. Ví dụ: Công

ty TNHH thương mại X trụ sở tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp

đồng kinh tế ngày 12/2/2020 với công ty A có trụ sở tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) về việc xây dựng nhà kho cho công ty C, tổng giá trị hợp đồng mà công ty C

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)