Pháp luật một số nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 35)

6. Kết cấu bài khóa luận

1.4. Pháp luật một số nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh

doanh thương mại bằng phương thức trọng tài

Hầu hết các nước trên Thế giới đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế,

kinh doanh, thương mại của quốc gia mình, vì thế mà việc giải quyết các tranh chấp

trong kinh doanh thương mại cũng được Pháp luật của các nước quan tâm, nhằm hạn chế các tranh chấp phát sinh đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Hiện nay

xu hướng phổ biến trên thế giới là rất nhiều quốc gia đã thông qua Luật Mẫu và xây dựng pháp luật dựa theo Luật Mẫu. Vì đây là văn bản hỗ trợ rất lớn trong việc tạo ra hệ thống pháp luật “toàn cầu” điều chỉnh liên quan đến tố tụng trọng tài. Trong đó

một số quốc gia áp dụng toàn văn Luật Mẫu mà không sửa đổi, một số quốc gia khác ban hành luật trọng tài hiện đại trên cơ sở Luật Mẫu26. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật trọng tài của một sốnước như Trung Quốc, Hoa kỳ, Thái Lan tác giả thấy rằng phạm vi, thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài được mở rộng

hơn rất nhiều, cụ thểnhư sau:

26 Hội đồng Trọng tài Thương mại Quốc tế (ICCA) (2011), Hướng dẫn của ICCA về diễn giải Công ước New York 1958: Sổtay hướng dẫn cho Thẩm phán”, tr. vi

* Pháp luật của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài

Theo Luật Trọng tài Trung Quốc, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài là tranh chấp kinh tế. Mà các hoạt động “kinh tế” bao gồm các vấn đề không chỉ phát sinh từ các vấn đềthương mại, mà còn từ vấn đề khác về quyền và lợi ích tài sản của các bên. Theo đó, tại Điều 1 và Điều 2 Luật Trọng tài Trung Quốc quy định: “Điều 1. Luật này được xây dựng để đảm bảo giải quyết bằng trong tài công bằng và kịp thời cho các tranh chấp kinh tế, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và bảo vệ sự phát triển đúng đắn của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Điều 2. Tranh chấp hợp đồng và tranh chấp khác về quyền và lợi ích trong tài sản giữa các công dân, các cá nhân và các tổ chức khác là những chủ thểbình đẳng có thểđược phân xử”. Có thể nhờ việc mở rộng phạm vi thẩm quyền mã số vụ tranh chấp của Ủy ban Trọng tài Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CIETAC) đã tăng đáng

kinh ngạc. Chỉtrong 20 năm từ486 trường hợp trong năm 1993 đến 1968 trường hợp

trong năm 2015.27 Từquy định trên ta có thể thấy pháp luật trọng tài Trung Quốc đã

mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thương mại không chỉ là những vấn đềliên quan đến thương mại mà còn là quyền và lợi ích về tài sản, suy cho cùng nội dung của những tranh chấp về kinh doanh, thương mại đều liên

quan đến tài sản. Việc quy định như thế sẽ giúp mở rộng thẩm quyền của Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến kinh doanh, thương mại.

* Pháp luật của Hoa kỳ về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài

Trọng tài ở Hoa Kỳ rất phát triển với lý do rất đơn giải là một sốlượng lớn các tập đoàn tham gia vào trọng tài quốc tế là các công ty Mỹ28. Vì thế pháp luật về trọng tài tại Hoa Kỳ rất hoàn thiện, điển hình là việc pháp luật trao cho Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp rất rộng, không mang tính chất liệt kê các tranh chấp

như ở Việt Nam mà sử dụng phương pháp loại trừ các tranh chấp không thuộc thẩm

27VIAC (2020), “So sánh với một số tổ chức Trọng tài khác”, từ http://viac.vn/thong-ke/so-sanh-voi-mot-so- to-chuc-trong-tai-khac-a166.html, truy cập ngày 1/5/2021

28 Trọng tài quốc tế (2017), “Trọng tài tại Hoa Kỳ”, từ nguồn https://www.international-arbitration- attorney.com/vi/arbitration-united-states/ , truy cập ngày 2/5/2021

quyền của trọng tài. Theo Điều 5 Đạo luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ quy định:

“Tuân theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang, Trọng tài giải quyết các tranh chấp mang tính tài sản thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án Liên bang, ngoại trừ các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp lý của bang, hành chính và thuế quan hệ cấp dưỡng, trường hợp phá sản của pháp nhân và công dân”.

Từquy định trên có thể thấy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

được Hòa Kỳ chú trọng và ưu tiên phát triển trở thành phương thức được lựa chọn

hàng đầu đối với những doanh nghiệp ở Mỹ, vì những ưu điểm vượt trội của phương

thức trọng tài như tính chất chung thẩm của phán quyết, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chi phí cho các chủ thể.

* Pháp luật của Thái Lan về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài

Luật Trọng tài Thái Lan tại Điều 11 định nghĩa: “Thỏa thuận trong tài có nghĩa là thỏa thuận mà các bên đồng ý giải quyết bằng trọng tài tất cả hoặc một số tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa chúng đối với một mối quan hệ pháp lý xác định, cho dù là hợp đồng hay không. Một thỏa thuận trong tài có thểdưới dạng một điều khoản trong tài trong hợp đồng hoặc trong hình thức của một thỏa thuận trong tài riêng biệt.” Có thể thấy cách tiếp cận về giải quyết các tranh chấp bằng phương

thức trọng tài của Thái Lan có những nét tương đồng so với Pháp luật Việt Nam có thể kể đến là việc quy định Thỏa thuận trọng tài trước khi giải quyết tranh chấp và hình thức của thỏa thuận trọng tài tại Điều 11 Luật trọng tài Thái Lan khá giống với Khoản 1 Điều 16 của Luật TTTM Việt Nam. Tuy nhiên về phạm vi giải quyết tranh chấp theo pháp luật Thái Lan lại rộng hơn nhiều so với Việt Nam, theo đó Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh hoặc có thể phát sinh với một mối quan hệpháp lý xác định, cho dù là hợp đồng hay không.

Như vậy, thông qua các quy định pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan có thể thấy được rằng đã trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết rất rộng theo phương pháp loại trừ các tranh chấp, vấn đề liên quan

đến hành chính, hình sự, hôn nhân gia đình quyền nhân thân hay các vấn đề mà các bên có sựbình đẳng vềđịa vị pháp lý, có quyền tự do ý chí thỏa thuận trọng tài làm

phương thức giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền tựdo định đoạt của các chủ thể.29

Có thể thấy thẩm quyền của trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ phát sinh trong hoạt động thương mại hoặc một bên có hoạt động thương mại. Tuy nhiên các vấn đềpháp sinh trong đời sống xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài rất nhiều. Do đó, mà pháp luật Việt Nam cần học hỏi các nước trên thế giới trong việc mở rộng thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp loại trừ, bởi vì có những tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng trọng tài vẫn có thẩm quyền để

quyết.

29Cao Anh Nguyên (2017), “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài trong thực tiễn hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04(332) T2/2017, tr. 50

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương 1 của khóa luận đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài, cụ thể:

Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tranh chấp trong kinh doanh thương mại và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài bao gồm các khái niệm, đặc điểm, các dạng của tranh chấp, bên cạnh đó tác giả còn so

sánh phương thức trọng tài với một sốphương thức giải quyết tranh chấp khác như

Tòa án, hòa giải, thương lượng để thấy được những ưu điểm vượt trội của phương

thức trọng tài với các phương thức khác. Từđó đưa ra được những ýnghĩa của việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế

giới hiện nay để thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Đồng thời, nêu ra quá trình hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua từng giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Nhận thấy đó là sự nối tiếp, kế thừa những thành tựu của thời kỳtrước và phát triển để phù hợp với những nhu cầu thực tế trong từng giai đoạn.

Cuối cùng tác giả đưa ra một số quy định pháp luật của một số nước trên thế

giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Thái Lan. Để tìm ra những ưu nhược điểm về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài của các quốc gia này. Từđó, rút ra được bài học từ những điểm tiến bộ của các quốc gia này, góp phần hoàn thiện các quy

định về pháp luật trọng tài Việt Nam. Từđó làm nền tảng cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và phân tích Chương 2 của bài Khóa luận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG

THỨC TRỌNG TÀI TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài

2.1.1.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương

thức Trọng tài được hiểu là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại đều phải tuân thủ, kể cả các bên tranh chấp.30 Nếu vi phạm nguyên tắc, việc giải quyết tranh chấp

thương mại bằng trọng tài sẽ vi phạm pháp luật và không có giá trị đối với các chủ

thể tham gia, không được nhà nước bảo hộ. Cụ thể, theo Điều 4 Luật TTTM năm

2010 có quy định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bao gồm các nguyên tắc sau đây:

* Nguyên tắc 1: tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 4 Luật TTTM năm 2010.

Quy định này thể hiện nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên tranh chấp, là nguyên tắc quan trọng nhất, chi phối hành vi tố tụng của trọng tài trong toàn bộ

quá trình tố tụng trọng tài. Nguyên tắc này bao hàm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung sau đây:

Trước khi giải quyết tranh chấp các bên phải có thỏa thuận trọng tài, và thỏa thuận này phải có hiệu lực. Đây là một điều kiện bắt buộc khi giải quyết tranh chấp

30Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), “Giáo trình về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài nếu không có sự thỏa thuận về việc lựa chọn trọng tài để giải quyết thì tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.31

Trong quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp.32 Các bên có quyền tựthương lượng giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên thương lượng

được với nhau và yêu cầu Trọng tài đình chỉ việc giải quyết tranh chấp thì Trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.33 Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ

tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Theo quy định tại Điều 58 Luật TTTM 2010, khi các bên thỏa thuận được với nhau thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định công nhận hòa giải thành và chấm dứt giải quyết tranh chấp. Trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về các thời hạn tố tụng, trừtrường hợp quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài

quy định khác.

Giai đoạn cuối của quá trình giải quyết tranh chấp nếu trọng tài tiến hành thủ

tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị tòa án hủy phán quyết trọng tài theo yêu cầu hủy của một bên.34 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Trọng tài sẽ không chịu sự ràng buộc bởi thỏa thuận của các bên trong trường hợp thỏa thuận đó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội.

Ưu điểm của nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, phù hợp với yêu cầu và tinh thần của Hiếp Pháp. Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên có các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Các bên có quyền được thỏa thuận về

hình thức trọng tài, địa điểm giải quyết, thời hạn tố tụng giải quyết vụ án, vì vậy mà tạo tính linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí

cho các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp.

31 Khoản 1 Điều 5 Luật TTTM 2010

32Điều 11 Luật TTTM 2010

33Điều 38 Luật TTTM 2010

* Nguyên tắc 2: trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Luật TTTM năm 2010.

Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật đây không phải là nguyên tắc riêng của trọng tài, mà là nguyên tắc chung của tố tụng. Nguyên tắc thứ hai bao gồm những nội dung sau đây:

Khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thực sự là

người thứba có đủcác điều kiện nhất định đểđảm bảo rằng họđộc lập, vô tư, khách

quan trong việc giải quyết tranh chấp, không liên các quan đến bên tranh chấp cũng như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Bởi vì xuất phát từ

chức năng của Trọng tài là cơ quan tài phán, phán quyết của trọng tài có giá trị như

bản án vì để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong tranh chấp, trọng tài phải

độc lập, khách quan trung thực và đây cũng là quy tắc đạo đức của trọng tài viên. Trọng tài viên phải từ chối tranh chấp trong trường hợp mình là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp hoặc đã

là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài, trừtrường hợp được các bên chấp thuận bằng văn

bản.35 Hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ từ chối giải quyết tranh chấp trong

các trường hợp nêu trên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị Tòa án hủy theo yêu cầu của một bên do thành phần của Hội đồng trọng tài trái với quy định của Luật này theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010. Việc Trọng

tài viên không đáp ứng các điều kiện hoặc không tuân thủcác nghĩa vụ theo nguyên tắc này cũng còn là căn cứđể một bên yêu cầu thay đổi Trọng tài viên đó.36

Ưu điểm của nguyên tắc thứ hai là đảm bảo việc xét xử của trọng tài nói riêng

và cơ quan tài phán nói chung khách quan, vô tư, đúng pháp luật; là cơ sở quan trọng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)