Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 70)

6. Kết cấu bài khóa luận

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh

2.1.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài tại TPHCM

Để tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh

đầu tiên tác giả thống kê số liệu về việc giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Tòa

án, sau đó là lấy một số vụ tranh chấp cụ thểđược giải quyết tại các trung tâm trọng

tài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đểthấy được tính khảthi, cũng như những hạn chế của Luật TTTM khi đưa vào thực tiễn áp dụng.

* Thống kê về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức Trọng tài tại các Trung tâm trọng tài so với Tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2015 – 2020).62 Năm Số vụ tranh chấp mà Trọng tài thụ lý (Vụ) Số vụ tranh chấp mà Tòa án thụ lý (Vụ) 2016 250 2050 2017 367 3125 2018 5898 8251 2019 6102 9196 2020 6980 9987

Nguồn: Sởtư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể thấy số vụ tranh chấp được trọng tài thụ lý thấp hơn

rất nhiều so với Tòa án giải quyết, mặc dù qua các năm số vụ tranh chấp được các trung tâm trọng tài thụlý đã tăng lên cụ thểnăm 2016 số vụ tranh chấp mà trọng tài

62Lê Cương Kiên (2020), “Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doang bằng trọng tài thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 05/2020, từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-bang-trong-tai-thuong-mai-trong-hoi-nhap-kinh-te- quoc-te-328420.html truy cập ngày 21/05/2021

thụ lý là 250 vụtrong khi đó số vụ tranh chấp mà Tòa án thụlý lên đến 2050 vụ. Năm

2017 theo báo cáo các trung tâm trọng tài thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh, sốlượng vụ việc đã tiếp nhận tại các trung tâm trọng tài thương mại là 367 vụ trong

đó có 205 vụ việc từnăm 2016 chuyển sang, như vậy trong năm 2017 trọng tài chỉ

thụlý hơn 100 vụ trong khi số vụ mà Tòa án thụ lý tranh chấp lên đến 3152 vụ tranh chấp. Mặc dù tòa án thì đang quá tải, nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, số vụ việc giải quyết tại Trung tâm trọng tài chưa tới 1% số vụ việc được giải quyết tại tòa án.63

Đến năm 2018 các Trung tâm trọng tài thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 5.898 vụ tranh chấp, trong sốđó đã giải quyết và ban hành phán quyết trọng tài đối với 5.777 vụ tranh chấp (bao gồm 170 vụ việc từnăm 2017 chuyển sang), 40 vụ việc đang được các tổ chức trọng tài thương mại tiếp tục giải quyết, 250 vụ việc đã hoà giải thành và 4 vụ việc có phán quyết trọng tài bị Toà án huỷ. Theo thông tin tại Tòa Kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2018

TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 8251 vụ tranh chấp trong kinh doanh thương

mại và 102 đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nhưng chỉ ra quyết định hủy 04 phán quyết trọng tài. Do đó mà tỉ lệ phán quyết trọng tài bị hủy trên tổng số phán quyết trọng tài chỉ là 0,069%, tỉ lệ phán quyết trọng tài bị hủy trên tổng sốđơn yêu

cầu hủy cũng chỉ là 3,9%.64 Đến năm 2018 thì số vụ tranh chấp được trọng tài thụ lý

đã tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Tuy nhiên khoảng cách giải quyết tranh chấp giữa Tòa án và trọng tài vẫn còn rất lớn, số vụ tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài vẫn thấp hơn rất nhiều so với Tòa án.

Đến năm 2019 và 2020 số vụ tranh chấp được giải quyết tại trọng tài đã tăng so

với những năm trước cụ thể năm 2019 số vụ tranh chấp mà trọng tài thụ lý là 6102 vụvà năm 2020 là 6980 vụ, trong khi đó số vụ tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp năm 2019 là 9196 vụvà năm 2020 là 9987 vụ. Qua những số liệu thống kê số vụ tranh chấp được giải quyết bởi Tòa án và trọng tài tại Thành phố Hồ Chí

63Mai Ca (2018), “Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp”, từ

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/ty-le-doanh-nghiep-su-dung-trong-tai-thuong-mai-de-giai-quyet- tranh-chap-thap-142853.html truy cập ngày 11/05/2021

64 HTA (2019), “Phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động trọng tài thương mại trên địa bàn tp.hcm giai đoạn 2018-2020”, từ https://hta-arbitration.vn/phoi-hop-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-trong-tai-thuong-mai-tren- dia-ban-tp-hcm-giai-doan-2018-2020/ truy cập ngày 11/05/2021

Minh trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2020 có thể thấy được rằngviệc giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại các trung tâm Trọng tài ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa được doanh nghiệp tin tưởng sử dụng làm phương thức để

giải quyết tranh chấp. Với những ưu điểm của trọng tài doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức này để giải quyết, nhưng với những số liệu thống kê ở trên ta thấy được sự khác biệt giữa Toà án và Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp. Vì vậy mà việc giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh, thương mại chưa được phổ biến, đây cũng là một hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn

cũng như là tính uy tín của các Trung tâm trọng tài tại Thành phố HồChí Minh chưa

cao, khiến cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không chỉđối với các chủ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp

đến nền kinh tế của đất nước.

* Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại các Trung tâm Trọng tài thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Tố tụng trọng tài có quy định các trường hợp TTTT không thể thực hiện được theo Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ - HĐTP thì một trong những trường hợp thỏa thuận trọng tài không thực hiện được đó là “Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thểnhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động màkhông có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp”65theo đó nếu

đã có TTTT không xác định được Trung tâm trọng tài cụ thể thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thểđể giải quyết tranh chấp66. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn. Trên thực tế có những vụ tranh chấp khi một bên đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài để

giải quyết nhưng Trung tâm trọng tài không xem xét kỹ TTTT có hiệu lực không mà

đã thụ lý giải quyết, dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài và kết quả là phán quyết trọng tài bị Tòa án có thẩm quyền hủy đã làm ảnh hưởng trực tiếp

đến quyền lợi của các chủ thể. Một tranh chấp cụ thể được giải quyết tại Trung tâm

65 Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP 66 Khoản 5 Điều 43 Luật TTTM năm 2010

Trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT) đó là tranh chấp hợp

đồng kinh tế số 206/HĐ.12 ngày 28/12/2012 giữa Công ty TNHH X (Sau đây gọi là Công ty X) với Công ty TNHH C (Sau đây gọi là công ty C). Tại Điều 6 của hợp

đồng kinh tế số 206/HĐ.12 có quy định vềđiều khoản thỏa thuận trọng tài như sau

“... việc giải quyết tranh chấp sẽđược giải quyết thông qua Trọng tài kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”.67 Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp nguyên đơn là Công ty X đã làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm Trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT) để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trung tâm Trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT) đã thụ lý vụ án, đến ngày 18/5/2019 thì Hội

đồng trọng tài đã ban hành Phán quyết Trọng tài số 05/2019/PQTT chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn. Không đồng ý với Phán quyết của Trung tâm Trọng tài thương

mại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03/6/2019, Công ty C đã nộp đơn khởi kiện tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu xem xét huỷ toàn bộ nội dung Phán quyết Trọng tài số 05/2019/PQTT ngày 18/5/2019 của Trung tâm Trọng tài

thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với những lý do Trung tâm Trọng tài thương

mại Thành phố Hồ Chí Minh không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ngày 13/08/2019 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 974/2019/QĐ- PQTThủy phán quyết trọng tài số 05/2019/PQTT ngày 18/5/2019 của Trung tâm Trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với lý do Trọng tài kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh là tổ chức trọng tài trực thuộc Trọng tài kinh tếNhà nước đã chấm dứt hoạt động từ năm 1994 mà không có tổ chức kế thừa. Căn cứ vào Khoản 5, Điều 4 Luật TTTM năm 2010 và Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP và theo hồ sơ thể hiện cũng như tại phiên họp các bên đã xác nhận chưa có thỏa thuận lại lựa chọn tổ chức trọng tài nào, và trong quá trình giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố

tụng trọng tài Công ty C đã nhiều lần phản đối thẩm quyền trọng tài nhưng không được giải quyết.

Từ thực tế trên cho thấy sự thiếu sót của các Trung tâm trọng tài khi chưa xem

xét kỹ tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không mặc dù pháp luật

67 Quyết định số 974/2019/QĐ-PQTT về việc “yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

có quy định rất rõ vềcác trường hợp TTTT không thể thực hiện được, ngoài ra Trung tâm còn không xem xét các chứng cứ về việc không có sự thỏa thuận lại việc lựa chọn trung tâm trọng tài giải quyết của các bên nhưng vẫn thụ lý giải quyết dẫn đến quyền lợi của một bên tranh chấp bịảnh hưởng và cũng vì thế mà phán quyết trọng tài cũng bị hủy. Trong tố tụng trọng tài có quy định về thẩm quyền của trọng tài trong việc xác minh sự việc và thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng để có thểxem xét, đánh

giá các chứng cứđược giao nộp một cách khách quan, đúng sự thật được quy định tại

Điều 45, Điều 46, Điều 47 Luật TTTM năm 2010. Tuy nhiên trên thực tế, các trung tâm trọng tài không xem xét đánh giá chứng cứ một cách khách quan dẫn đến phán quyết không đủ sức thuyết phục với các bên tranh chấp và một tranh các bên lại yêu cầu Tòa án hủy phán quyết. Một tranh chấp cụ thể được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chi nhanh Thành phố Hồ Chí Minh (VIAC) đó là tranh

chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình số: 18/2014/HĐTC/FLC-HBC (Hợp

đồng 18) ngày 01/12/2014 giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng H (Sau đây gọi tắt là Công ty H) và Công ty cổ phần tập đoàn F (sau đây gọi tắt là Công ty F).68 Ngày

06/2/2020 nguyên đơn là Công ty H nộp đơn khởi kiện Công ty F đến Trung tâm

Trọng tài Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VIAC) yêu cầu bị đơn thanh toán hợp đồng. Ngày 14/11/2020, Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VIAC) lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Phán quyết Trọng tài số 13/20 HCM với nội dung chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn buộc bị đơn phải thanh toán Hợp đồng 18

cho Nguyên đơn. Không đồng ý với Phán quyết của trọng tài, ngày 20/11/2020, Công ty cổ phần tập đoàn F đã nộp đơn khởi kiện tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu xem xét huỷ toàn bộ nội dung Phán quyết Trọng tài số 13/20 HCM ngày 14/11/2020 của VIAC với các lý do Hội đồng Trọng tài vụ tranh chấp 13/20

HCM đã không xem xét khách quan tài liệu chứng cứ giao nộp, sai lầm trong việc

đánh giá chứng cứ, ban hành Phán Quyết không phù hợp với quy định pháp luật, trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam cụ thể là tại phiên họp bịđơn đã đề nghị triệu tập kiểm toán viên để làm rõ các số liệu mà Công ty H đã đưa ra tại

68Quyết định số300/2021/QĐ-PQTT về việc “yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

phiên họp nhưng Hội đồng trọng tài không triệu tập, thêm vào đó việc giải quyết tranh chấp chỉ dựa trên một chứng cứ duy nhất là“Thư xác nhận công nợ phải trả” là không đảm bảo nguyên tắc công bằng trong khi FLC đưa ra rất nhiều chứng cứ tài liệu chứng cứnhưng Hội đồng trọng tài không xem xét.

Từ thực tiễn trên có thể thấy được rằng việc xem xét đánh giá các chứng cứ và triệu tập người làm chứng trong tố tụng trọng tài là điều rất quan trọng để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, đưa ra một phán quyết hợp tình, hợp lý khiến cho các bên tâm phục khẩu phục và bắt buộc các bên phải thi hành. Để phán quyết của trọng tài không bị bên còn lại không phải yêu cầu Tòa án hủy phán quyết.

2.1.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài

Luật TTTM năm 2010 đã đi vào thực tiễn đời sống xã hộigóp phần quan trọng giúp Tòa án giảm bớt gánh nặng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh,

thương đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong

kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, cụ thểnhư sau:

Thứ nhất, hầu hết các trọng tài viên đều thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến chất lượng xét xử các vụ trah chấp trong kinh doanh, thương mại chưa đạt kết quả cao.

Có một nhận định được các học giả uy tín thế giới ủng hộđó là “chất lượng của trọng tài viên tương đương với chất lượng của tố tụng trọng tài”69, và về điểm này thì các Trọng tài viên hiện nay tại Việt Nam đa phần đều là những tên tuổi có uy tín, là những chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, để có một quá trình tố tụng trọng tài thật sự hiệu quả, nhanh chóng, các trọng tài viên còn cần kinh nghiệm điều hành quá trình tố tụng cũng như nắm vững trình tự tố tụng trọng tài. Việc các trọng tài viên tại Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp bởi vì 2 lý do sau đây:

69Nguyên văn tiếng Anh “Arbitration is only as good as its arbitrators”, thảm khảo bài viết cùng tên của Thẩm phán Hacking, “Arbitration is only as good as its arbitrators”, Liber Amicorum Eric Bergsten.

Một là, số vụ giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại quá ít. Theo như kết quả thống kê ở mục 2.1.2.1 về thực trạng áp dụng pháp luật trọng tài để giải quyết

tranh chấp trong năm 2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh có 13 Trung tâm TTTM và 2

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)