6. Kết cấu bài khóa luận
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương
1.2.4 Các hình thức trọng tài
Hiện nay Luật TTTM 2010 ghi nhận hai hình thức trọng tài chủ yếu là trọng tài vụ việc (trọng tài adhoc) và trọng tài quy chế (trọng tài thường trực).
* Trọng tài vụ việc
Hiện nay Luật TTTM năm 2010 quy định: Trọng tài vụ việc hay còn gọi là trọng tài adhoc, là hình thức trọng tài theo quy định của Luật TTTM, không có cơ quan
thường trực, trình tự thủ tục do các bên tranh chấp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp giữa các bên và tự giải thể khi vụ tranh chấp đã giải quyết xong.23
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài vụ
việc như sau:
Một là, trọng tài vụ việc chỉ xuất hiện khi có vụ tranh chấp và tự giải thể khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của hình thức trọng tài vụ việc bởi vì trọng tài chỉđược thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt động.
Hai là, trọng tài vụ việc không có danh sách trọng tài viên, không có cơ quan
thường trực bởi vì hình thức trọng tài này chỉđược thành lập khi có sự thỏa thuận của các bên. Trọng tài viên do các bên lựa chọn có thể có hoặc không có trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài việc lựa chọn trọng tài viên phụ thuộc vào sự
lựa chọn của các bên, có thể lựa chọn trọng tài viên có trong danh sách của trung tâm trọng tài hoặc không.
Ba là, Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng riêng.Do trọng tài vụ việc chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kì một quy tắc tố tụng phổ biến
nào (thông thường là quy tắc tố tụng của các Trung tâm Trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế).
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, trọng tài vụ việc có nhiều đặc điểm phù hợp với các vụ tranh chấp nhỏ, muốn tiến hành nhanh chóng, nội dung của vụ tranh chấp đơn giản, không cần phải thỏa thuận nhiều quy tắc khi giải quyết và giúp tiết kiệm thời gian cho các bên đương sự.24
23 Khoản 7, Điều 3 Luật TTTM 2010
24Lê Thanh Long (2018), “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật –Đại học Huế, tr.16
* Trọng tài quy chế
Theo quy định của pháp luật, trọng tài quy chế còn gọi là trọng tài thường trực, là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật TTTM 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trung tâm trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và nguyên tắc riêng.25
Từ định nghĩa trên, ta có thể rút ra được một số đặc điểm của trọng tài quy chế như sau:
Một là,trọng tài quy chếđược tổ chức dưới hình thức các Trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ vì các Trung tâm trọng tài được thành lập bởi các Trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (như trọng tài kinh tếnhà nước trước
đây), cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước (như toà án kinh tế hiện nay). Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, các hoạt động của Trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt
động từNgân sách Nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứba độc lập ra phán quyết.
Hai là, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (Khoản 1 Điều 27 Luật TTTM năm 2010). Trung tâm trọng tài là tổ chức có tư
cách pháp nhân vì đáp ứng đầy đủcác điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 bộ luật dân sựnăm 2015 bao gồm: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Ba là, cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài bao gồm có ban điều hành, ban
thư ký và các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng
tài nói chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài bao gồm có
chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký trung. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Bốn là, Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định vềlĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tựxác định vềlĩnh vực hoạt động của
mình tùy thuộc vào khảnăng chuyên môn của đội ngũ Trọng tài viên và phải được
ghi rõ trong Điều lệ của Trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải
được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, trọng tài quy chế có nhiều đặc điểm phù hợp với các vụ tranh chấp lớn, phức tạp đòi hỏi phải có một tổ chức trọng tài uy tín với tư cách là bên thứba độc lập đứng ra giải quyết các tranh chấp cho các bên.