6. Kết cấu bài khóa luận
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong
2.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
2.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.
Tại Điều 2 Luật TTTM năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là những “tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương
mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”. Từquy định trên có thể thấy được rằng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại chỉ phát sinh trong hoạt động thương mại, vậy còn hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến những lợi ích vật chất và tài sản khác mà trọng tài được giải quyết thì Luật TTTM năm 2010 chưa điều chỉnh đến, mặc dù tại khoản 3 Điều 2 của luật này có quy định các tranh chấp khác mà phạm luật có quy
định thuộc thẩm quyền của trọng tài, tuy nhiên việc xác định các tranh chấp khác này trong pháp luật Việt Nam là điều không dễ dàng.
Như vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài theo tác giả cần quy định thẩm quyền trọng tài theo hướng loại trừ, mở rộng thẩm quyền của trọng tài ra cả những tranh chấp dân sự, trừ một số tranh chấp liên quan đến quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân,
gia đình và thừa kế, theo quy định của pháp luật dân sự. Đề xuất sửa đổi phạm vi thẩm quyền của trọng tài theo hướng loại trừ so với liệt kê các loại tranh chấp như
Luật trọng tài thương mại 2010 như vậy sẽ phù hợp xu thế của thế giới bởi vì pháp luật trọng tài của đa số các quốc gia trên thế giới đều mở rộng thẩm quyền của trọng
tài theo hướng loại trừ. Và việc quy định thẩm quyền của trọng tài theo hướng loại trừ sẽ trao cho trọng tài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp rộng hơn từđó các chủ
thể có thể lựa chọn phương thức trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp để
giảm áp lực cho Tòa án.
Thứ hai, bổ sung nguồn luật điểu chỉnh TTTT có yếu tốnước ngoài.
Tại Điều 18 của Luật TTTM có quy định các trường hợp TTTT vô hiệu gồm
các trường hợp sau “tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật TTTM, người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sựtheo quy định của Bộ luật dân sự, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật TTTM, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu, thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”. Như đã phân tích ở mục 2.1.1.2 thì dường như Luật
TTTM chỉquy định các trường hợp TTTT bị vô hiệu đối với các TTTT không có yếu tốnước ngoài, nhưng trên thực tế các TTTT có yếu tốnước ngoài được xác lập giữa
các thương nhân trong nước và ngoài nước, vì thế pháp luật chỉ quy định các TTTT không có yếu tốnước ngoài đã tạo nên những xung đột pháp luật.
Như vậy, để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,
thương mại bằng phương thức trọng tài theo tác giả Luật TTTM cần bổsung quy định về nguồn luật điều chỉnh sự hợp pháp của các TTTT có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, bổsung như sau “luật điều chỉnh năng lực của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài là luật quốc tịch, còn luật điều chỉnh đối tượng của thỏa thuận (loại tranh chấp có thể giải quyết được bằng phương thức trọng tài) là luật của nước nơi có địa điểm trọng tài”. Việc bổ sung như vậy sẽ giúp các trọng tài viên có căn cứ để xem xét TTTT có bị vô hiệu hay không, từđó khoog xảy ra các trường hợp xung đột pháp luật khi xem xét các TTTT có yếu tốnước ngoài.
Thứ ba, Về thời hạn thụ lý vụ tranh chấp.
Tại Điều 32 Luật TTTM năm 2010 có quy định thời hạn tối đa để trọng tài thụ
lý vụ tranh chấp là 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài. Tuy nhiên, việc quy định thời hạn như vậy là quá lâu, gây ảnh hưởng không tốt đối với nguyên đơn. Bởi như chúng ta đã biết các vụ tranh chấp trong kinh doanh, thương mại thường có tính chất rất phức tạp, nếu để
tranh chấp càng kéo dài thì mâu thuẫn của các bên càng lớn, làm cho việc giải quyết tranh chấp sau này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy việc quy định thời hạn thụ lý
vụ án là tối đa là 10 ngày dẫn đến quá trình giải quyết tranh chấp sẽ bị kéo dài trong
khi đó tố tụng tại tòa án có trường hợp quy định chỉ thụ lý trong vòng 8 – 10 ngày,
do đó quy định thời hạn thụ lý vụ án trong tố tụng trọng tài bằng và nhiều hơn so với tòa án là không đảm bảo tính linh hoạt của phương thức trọng tài. Bởi vì khi doanh nghiệp lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết thay vì chọn Tòa án là do tiết kiệm thời gian và chi phí. Do đó việc quy định về thời hạn thụ lý vụ tranh chấp của trọng tài tối đa 10 ngày sẽ làm giảm tính hiệu quả và linh hoạt của phương thức này. Vì vậy để hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương
7 ngày làm việc. Việc quy định như vậy sẽđảm bảo được tính nhanh chóng và hiệu quả của phương thức trọng tài, đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giải quyết tranh chấp.
Thứtư, sửa đổi, bổ sung về nội dung đơn khởi kiện
Khoản 2 Điều 30 Luật TTTM quy định về nội dung đơn khởi kiện như. Và từ
những phân tích ở mục 2.1.1.3 có thể thấy rằng nội dung đơn khởi kiện gồm 3 hạn chết sau đây: Một là, không quy định về việc phải ghi rõ phần “Tên của trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp” đối với hình thức trọng tài quy chế. Hai là, về cách sử dụng cụm từ“nếu có” tại điểm d Khoản 2 Điều 30 của luật TTTM như sau “Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có”, việc quy định này làm chỉ mang tính chất, bổ sung tham khảo trong khi cơ sở và chứng cứ khởi kiện là một phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp. Ba là, về hình thức đơn khởi kiện trong tố tụng trọng tài không
quy định ai là người có thẩm quyền ký đơn khởi kiện nên thường tạo sự lúng túng cho các trọng tài viên.
Như vậy, theo tác giả cần sửa đổi, bổsung đơn khởi kiện theo hướng như sau:
Một là, bổ sung phần “Tên của trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp đối với hình thức trọng tài quy chế” việc bổ sung này sẽgiúp xác định được nơi gửi đến đơn khởi kiện là gửi đến đâu và cho ai. Hai là, bỏ cụm từ“nếu có” tại điểm d Khoản 2 Điều 30 của Luật TTTM, như vậy cơ sở và chứng cứ khởi kiện sẽ là phần quan trọng trong việc nộp đơn khởi kiện tạo tiền đềđể trọng tài xem xét nội dung vụ án. Ba là, cần quy
định ai là người có thẩm quyền ký đơn khởi kiện, theo tác giả nên quy định người thẩm quyền ký TTTT sẽlà người có thẩm quyền ký đơn khởi kiện, để không còn tạo sự lúng túng cho các trọng tài viên trong trường hợp không biết ai là người có thẩm quyền ký đơn.
Thứnăm, sửa đổi thời hạn gửi giấy triệu tập tham dự phiên họp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật TTTM năm 2010 có quy định “giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp”. Như đã phân tích ở mục 2.1.1.3 Luật TTTM quy định thời gian gửi giấy triệu tập cho các bên chậm nhất 30 ngày là không hợp lý vì thời hạn này quá
của quy tắc tố tụng trọng tài Uncitral năm 1997 cũng chỉ quy định thời hạn gửi giấy triệu tập chậm nhất là 15 ngày. Theo tác về thời hạn gửi giấy triệu tập tham dự phiên họp nên rút ngọn xuống 15 ngày, khoảng thời gian này vừa đủđể các bên sắp xếp tham dự phiên họp mà việc rút ngắn đảm bảo tranh chấp được giải quyết linh hoạt hơn.
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài