Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Vietinbank Băc Hà Nội- Báo cáo cho vay năm 2012- 2016)
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên trong năm 2013 và năm 2014, đến năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Nợ xấu đến 31/12/2016 của chi nhánh là 92 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 1,6%. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh dưới 3% nhưng vẫn còn khá cao trong hệ thống Vietinbank. Nợ xấu phát sinh ở các khách hàng kinh doanh bất động sản, xây dựng và một số ngành nghề khác. Nợ xấu đã ảnh hưởng lớn kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua.
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.5: Nguồn vốn chi nhánh qua các năm
Nguồ n vốn Tỷ trọn g Nguồ n vốn Tỷ trọn g Nguồ n vốn Tỷ trọn g Nguồ n vốn Tỷ trọn g Nguồ n vốn Tỷ trọng
Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của NHTM, là cơ sở cho các hoạt động khác của ngân hàng. Một nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí thấp và chủ động sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lợi thế hơn. Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian qua đã nỗ lực tìm kiếm và áp dụng nhiều chiến luợc huy động vốn hiệu quả và đạt đuợc nhiều kết quả tốt.
Nguồn vốn huy động tăng truởng ổn định qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt tới 4.622 tỷ đồng, tăng 375 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 9%. Tiền gửi doanh nghiệp đạt 3.397 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73% tổng nguồn vốn tại chi nhánh, tăng 462 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 16%. Tiền gửi dân cu đạt 1,225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, giảm 87 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2013, tình hình huy động vốn tuơng đối khó khăn, huy động đạt 4.713 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2012. Năm 2014 cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ khi nguồn huy động đã đạt tới 6.822 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch Ngân hàng Công thuơng giao năm 2014. Năm 2015, nguồn vốn huy động đạt 6.635 tỷ đồng và đến cuối năm 2016, nguồn vốn huy động của chi nhánh là 7.699 tỷ đồng, nguồn vốn năm 2016 có mức tăng hơn 16% so với năm 2015, đây là mức tăng truởng khá tốt.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, công tác huy động vốn hiện nay tại chi nhánh Bắc Hà Nội đang đạt hiệu quả tốt. Du nguồn tăng truởng đều theo các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình doanh nghiệp tuơng ứng với cơ cấu cho vay, huy động vốn từ doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đạt đuợc kết quả trên là do sự chỉ đạo của NHNN, Ngân hàng TMCP Công thuơng V iệt Nam, những chính sách lãi suất, tiếp thị phù hợp, kịp thời trong công tác huy động vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân. Chi nhánh cũng đã tăng cuờng công tác marketing để tìm kiếm nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Ngân hàng, khách hàng có tiềm năng nguồn vốn mạnh. Ngoài ra, chi nhánh còn nâng cao chất lượng dịch vụ tại các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, thực hiện đúng quy trình, chế độ nghiệp vụ, khắc phục sai sót, bảo mật tuyệt đối nguồn tiền gửi, nâ ng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.
(i) Nguồn vốn phân theo kỳ hạn gửi
Ta có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng đều đặn qua các năm, nguồn vốn có kỳ hạn ở mức cao, chiếm khoảng 75% trong những năm trở lại đây. Đây là nguồn vốn có kỳ hạn ổn định, làm nguồn gốc căn bản cho nguồn vốn huy động, với mức lãi suất tương đối cao. Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm khoảng 25%, là nguồn vốn tính ổn định không bằng nguồn vốn có kỳ hạn, nhưng chi phí cho nguồn vốn này thấp, lợi nhuận thu được cao hơn. Cơ cấu vốn phân theo kỳ hạn gửi tại chi nhánh Bắc Hà Nội như thời điểm hiện tại là cơ cấu vốn lý tưởng.
Bảng 2.6: Nguồn vốn chi nhánh Bắc Hà Nội phân theo kỳ hạn gửi
Kỳ hạn dưới 12 tháng 2,109 46% 2,865 61% 34,00 59% 5,180 78% 25,31 69% Kỳ hạn trên 12 tháng 298 6% 198 4% 365 5% 340 5% 462 6% Tổng nguồn huy động 4,622 100% 4,713 100% 26,82 100% 6,635 100% 97,69 100%
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nguồn vốn Tỷ trọn g Nguồn vốn Tỷ trọn g Nguồn vốn Tỷ trọng Nguồnvốn trọnTỷ g Nguồn vốn Tỷ trọng Tiền gửi VND 3,940 85% 4,378 92% 5,856 86% 6,331 95% 7,391 96%
Tiền gửi ngoại tệ
quy VND 682 15% 335 7% 966 14% 304 5% 308 4%
Tổng nguồn vốn 4,622 100% 4,713 100% 6,822 100% 6,635 100
% 7,699 100%
Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn chi nhánh Bắc Hà Nội phân theo kỳ hạn gửi
(Đơn vị: tỷ đồng)
■ Tiền gửi trên 12 tháng
■ Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng
■ Tiền gửi không kỳ hạn
(Nguồn: Vietinbank Bắc Hà Nội- Báo cáo nguồn vốn năm 2012- 2016)
(ii) Nguồn vốn phân theo loại tiền huy động
Như ta đã biết, nguồn vốn huy động tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2012 đạt 3.940 tỷ đồng, năm 2013 đạt 4.378 tỷ đồng, 2014 nguồn tiền gửi nội tệ đã đạt ở mức 5.856 tỷ đồng, năm 2015 là 6.331 tỷ đồng và đến 31/12/2016 là 7.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng từ 4% trong tổng nguồn vốn và gần như không có sự tăng trưởng trong các năm gần đây. Nguồn tiền gửi ngoại tệ tại chi nhánh không cao là do chi nhánh có ít khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Bảng 2.7: Nguồn vốn chi nhánh Bắc Hà Nội phân theo loại tiền
Doanh số ngoại tệ mua vào 362,00 0 498,000 380,00 0 402,000 588,00 0 Doanh số ngoại tệ bán ra 362,00 0 498,000 380,00 0 402,000 588,00 0 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 L/C nhập khẩu 13,613 18,498 17,818 19,875 32,588 Thanh toán L/C nhập khẩu 13,251 21,548 17,340 19,658 30,968
(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn năm 2012- 2016)
Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn chi nhánh Bắc Hà Nội phân theo loại tiền
(Đơn vị: tỷ đồng)
2012 2013 2014 2015 2016
■Tiên gửi ngoại tệ quy VND
■Tiền gửi VND
(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn năm 2012- 2016)
2.1.3.3. Hoạt động tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại bao gồm: hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và hoạt động bảo lãnh. Tại chi nhánh Bắc Hà Nội, tổ tài trợ thương mại đã thực hiện nhanh chóng, chính xác đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về tài trợ thương mại của khách hàng. Hoạt động này góp phần quan trọng thúc đẩy công tác tín dụng tăng trưởng tốt, tạo nguồn thu không nhỏ đóng góp vào kết quả kinh doanh chung của chi nhánh, khẳng định vị thế của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam trên thị trường.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ qua các năm
(Đơn vị: nghìn USD)
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2012-2016)
Bảng số liệu trên cho thấy năm 2012 doanh số ngoại tệ mua vào là 362 triệu USD, doanh số ngoại tệ bán ra đạt 362 triệu USD, tăng 57 triệu USD so với doanh số ngoại tệ mua vào và bán ra cùng kỳ năm 2011, tốc độ tăng 19%. Năm 2013 chứng kiến doanh số mua bán ngoại tệ tăng vọt, doanh số mua ngoại tệ đạt 498 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ đạt 498 triệu USD, đạt tốc độ tăng 38%, phản ánh đúng nhu cầu mua bán ngoại tệ nóng bỏng diễn ra trong năm 2013 của thị truờng. Năm 2014, doanh số mua bán ngoại tệ là 380 triệu USD, năm 2015 là 402 triệu USD, năm 2016, doanh số mua bán ngoại tệ là 588 triệu USD.
- Hoạt động thanh toán quốc tế:
Bảng 2.9: Mở L/C nhập khẩu và thanh toán L/C nhập khẩu
STT Chỉ tiêu giảm g giảm giảm 1 2012 1,211 177 1,083 154 128 23 "2 2013 1,358 147 1,201 118 157 29 2014 1,156 -202 1,026 -175 130 -27 “4 2015 1,270 114 1,108 82 162 32 3 2016 1,436 166 1,229 121 207 45
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2012-2016)
Biểu đồ 2.6: Mở L/C nhập khẩu và thanh toán L/C nhập khẩu
(Đơn vị: nghìn USD)
■L/C nhập khẩu
■Thanh toán L/C nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2012-2016)
2.1.3.4. Kết quả hoạt động
Trong hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú của ngân hàng, mục đích cuối cùng đặt ra đều là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không là vấn đề sống còn trong quá trình tồn tại và phát triển chính đơn vị mình. Trong thời gian qua, chi nhánh Bắc Hà Nội đã hoạt động tương đối có hiệu quả, tuy một số chỉ tiêu về tín dụng chưa thực sự đạt như mong muốn.
Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Biểu đồ 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2012-2016)
Lợi nhuận của Chi nhánh sụt giảm trong năm 2014 do phải trích lập dự phòng rủi ro cho nhiều khoản nợ xấu phát sinh từ năm 2012-2013. Điều này đã ảnh hưởng khá lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận của Chi nhánh. Từ năm 2015 đến nay, lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại do chi nhánh thu hút được thêm các khách hàng tốt, tăng trưởng được dư nợ, ngoài ra việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như tài trợ thương mại, tiền gửi, thẻ, bảo hiểm.... cũng đem đến nguồn lợi nhuận khá tốt và ổn định cho chi nhánh. Xét về hiệu quả hoạt động thì chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh đứng đầu hệ thống. Với nhân sự 158 người (năm 2016), lợi nhuận trung bình đạt tới trên 1.310 triệu đồng/người/năm. Đạt được hiệu quả kinh doanh tốt như vậy có rất nhiều yếu tố nhưng với chi nhánh Bắc Hà Nội có thể kể ra một số yếu tố chính như sau:
- Yếu tố con người: Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo của VietinBank, sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ VietinBank - Chi
nhánh Bắc Hà Nội. Ban lãnh đạo chi nhánh Bắc Hà Nội là những cán bộ có năng lực, tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cán bộ tại chi nhánh là các cán bộ có năng lực, tuổi trung bình cán bộ công nhân viên chi nhánh là duới 35 tuổi, nhanh nhẹn, đuợc đào tạo tốt.
Yếu tố chiến lược kinh doanh: Chiến luợc kinh doanh là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của chi nhánh. Thị truờng tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều có những biến động phức tạp trong giai đoạn 2012-2016 vừa qua. Hai chiến luợc đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh ngân hàng là mua vốn và bán vốn. Chi nhánh Bắc Hà Nội rất chú trọng vào 02 nguồn mua vốn chính: nguồn dân cu tại địa bàn có tính ổn định cao và nguồn không kỳ hạn giá rẻ. Mặt khác, giá mua vốn lại phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn dài giá đắt, khi giá mua vốn đang cao, chi nhánh không khuyến khích huy động kỳ hạn dài và nguợc lại. Khi bán vốn, chi nhánh luôn quan tâm đến điều khoản mở của lãi suất, chú trọng đàm phán khách hàng lãi suất thả nổi theo thị truờng, theo chính sách của Vietinbank. Chính sự nhìn nhận đúng chiến luợc kinh doanh, tránh đuợc rủi ro lãi suất, kết hợp với công tác tiếp thị, chi nhánh đã đạt đuợc hiệu quả kinh doanh khá tốt.
2.2. THựC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI
2.2.1. Năng lực quản trị điều hành
Trong giai đoạn 2012 đến nay, Chi nhánh đã liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng và đầu tu. Các chỉ tiêu về chất luợng tín dụng thuờng xuyên đuợc rà soát, đánh giá và chấn chỉnh đảm bảo mục tiêu tăng truởng bền vững. Mô hình tổ chức tại Chi nhánh cũng đuợc cải tiến huớng tập trung và chuyên môn hóa. Danh mục tài sản của ngân hàng đuợc quản lý tập trung, điều chỉnh bởi các công cụ điều
Dưới 30 tuôihành như chính sách giá điều chuyển vốn nội bộ, hạn mức hoạt động của từng28 31 37 42 49 bộ phận, đơn vị, chỉ tiêu lợi nhuận đối với từng sản phẩm và kênh bán hàng.
Tuy nhiên, trình độ quản trị của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Trình độ quản lý KD thấp và quản lý rủi ro còn yếu (Cho vay chủ yếu dựa vào tài sản bảo đảm, năng lực thẩm định tín dụng còn yếu, hệ thống phân loại nợ chưa phù hợp, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát còn thiếu chặt chẽ). Hầu hết các cán bộ quản trị ngân hàng của Chi nhánh chưa được đào tạo nghề quản trị ngân hàng một cách bài bản, chủ yếu được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh nên tính chuyên nghiệp trong quản trị và điều hành không cao.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh có quy mô khá lớn trong hệ thống Vietinbank, hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, do đó càng đòi hỏi cao về trình độ năng lực quản lý. Việc phân công bố trí các phòng ban phù hợp với mô hình chung của Vietinbank và đạt được hiệu quả cao trong công tác quản trị để giữ vững vị thế của chi nhánh trong hệ thống Vietinbank cũng như các ngân hàng khác là một thách thức lớn đối với chi nhánh trong thời gian tới.
2.2.2. Nguồn nhân lực
Trải qua quá trình hoạt động 13 năm, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội đã tuyển dụng và đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cơ bản khá tốt. Đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh có tuổi đời trẻ, độ tuổi trung bình của cán bộ chi nhánh là khoảng 35 tuổi, trong đó độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm hơn 30%, độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm hơn 75%. Ngoài ra với việc phát triển khá nhanh về mạng lưới của Vietinbank cũng như Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội cùng với yêu cầu ngày càng cao trong công việc, đội ngũ nhân sự tại chi nhánh cũng đang dần được trẻ hóa.
Bảng 2.11: Độ tuổi của cán bộ nhân viên của Chi nhánh
tuôiTừ 41 đến 45 tuôi 17 17 17 18 21 Từ 46 đến 50 tuôi 5 4 4 4 4 Từ 51 đến 55 tuôi 7 6 7 7 8 Từ 56 đến 60 tuôi 8 7 7 7 5 Tong cộng: 128 131 139 145 158
Trình độ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Khác 8 7 7 7 7 Trung cấp 1 2 2 2 2 Đại học 100 99 106 nõ 121 Thạc sỹ 18 21 22 24 26 Tiến sỹ 1 2 2 2 2 Tong cộng: 128 131 139 145 158
(Nguồn: Phòng TCHC Vietinbank Bắc Hà Nội)
Với một lực lượng lao động trẻ có tính năng động sáng tạo cao, có khả năng chịu được cường độ và áp lực công việc lớn, đang trong thời kỳ phát triển mong muốn cống hiến, được đào tạo cơ bản (trên 94% có trình độ đại học và trên đại học) và được chọn lọc qua thi tuyển công khai, Chi nhánh đã thực hiện nghiên cứu năng lực cán bộ, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của mỗi cán bộ từ đó bố trí các vị trí công việc phù hợp nhằm phát huy tốt nhất các ưu điểm, thế mạnh của từng cán bộ.
Bảng 2.12: Trình độ văn hoá của cán bộ nhân viên của Chi nhánh
Cùng với việc bố trí hợp lý công việc, Chi nhánh đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo cụ thể thiết thực và có hiệu quả như:
- Đào tạo tổng hợp như các kiến thức chung và các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, giới thiệu về truyền thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, vai trò của khách hàng với lợi ích của Chi nhánh, xây dựng tác phong làm việc hiện đại, thái độ phục vụ khách hàng nhanh chóng ân cần, chu đáo...
- Đào tạo nâng cao tính làm việc độc lập tự chủ của mỗi cá nhân và thích ứng làm việc theo nhóm, đào tạo đội ngũ lãnh đạo có khả năng quản lý tốt, xây dựng và lập kế hoạch các công việc và chương trình hành động.
Vietinbank có trường đào tạo nguồn nhân lực tại Vân Canh - Hoài Đức