Chất lượng tài sản có của các Chi nhánh

Một phần của tài liệu 0433 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70)

Như đã đề cập ở mục 2.2.3, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội tại thời điểm 31/12/2016 là 93 tỷ

STT Chỉ tiêu Vietinba nk - Bắc Hà Nội Vietinb ank - Hoàng Mai Vietinba nk - Đông Hà Nội Bidv- Thành Đô Vietcom bank - Chương Dương MBB - Hoàn Kiếm

đồng tương đương với 1,6% trên tổng dư nợ của chi nhánh, tỷ lệ này giảm (năm 2015 là 2,1%, năm 2014 là 2,5%). Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong nhưng năm qua đều < 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tương đối cao so với yêu cầu của Vietinbank (<1%) tỷ lệ này cũng tương đối cao so với các chi nhánh khác đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn, cụ thể, tại thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank - chi nhánh Hoàng Mai là 0,94%, Vietinbank - chi nhánh Đông Hà Nội là 1,17%, BIDV - chi nhánh Thành Đô là 2,06%, Vietcombank - chi nhánh Chương Dương là 1,63%, MBB - chi nhánh Hoàn Kiếm là 1,35%. Nợ xấu của chi nhánh nằm ở các khách hàng kinh doanh bất động sản, thi công xây dựng, kinh doanh xe máy và các khách hàng liên quan. Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh nợ xấu tại chi nhánh trong các năm qua tại chi nhánh: (i) khách quan: hoạt động kinh doanh của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế trong và ngoài nước dẫn đến khách hàng không bán được hàng hoặc không thu hồi được công nợ đối của các khách hàng, (ii) chủ quan: việc thẩm định khách hàng cũng như kiểm soát dòng tiền chưa được thực hiện tốt đặc biệt là đối với các khách hàng và người có liên quan dẫn đến việc không phát hiện sớm các khó khăn của khách hàng để có các biện pháp thu hồi kịp thời. Tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm lợi nhuận của chi nhánh cũng như việc chi nhánh phải sử dụng nhiều nguồn lực vào việc thu hồi và xử lý nợ xấu, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Ngoài ra, dư nợ bán VAMC của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2016 là 65 tỷ đồng, tương đối cao so với dư nợ bán VAMC so với các ngân hàng trên địa bàn. Dư nợ bán VAMC cao có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong các năm tới.

- Mức độ tập trung và đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bảng 2.15: Tỷ lệ cho vay theo phân khúc khách hàng

2_ KHDNVVN % % % % 36% % ____ 3_ Cho vay KHBL 8% 16 % 32 % 12 % 9% 21 % Tổng______ 100 % 100% 100% 100% 100% 100%

T Hà Nội Mai Nội

Đô ChươngDương Kiếm

Nguồn: Báo cáo hoạt động của các Ngân hàng

Trong các năm trước, việc định hướng tập trung phát triển khách hàng lớn là các Tổng công ty, Tập đoàn để đầu tư cho các dự án trung dài hạn đã giúp cho Chi nhánh Bắc Hà Nội tăng trưởng nhanh cả về tổng nguồn vốn và tổng tài sản, tuy nhiên từ năm 2014 trở lại đây, việc phát triển khách hàng lớn thuộc nhóm khách hàng Tập đoàn điện lực và người có liên quan bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ đã gây khó khăn cho việc tăng trưởng của chi nhánh. Tại thời điểm 31/12/2016, dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn của Vietinbank Bắc Hà Nội là 66% tổng dư nợ trong khi của Vietinbank Hoàng Mai là 56%, Vietinbank Đông Hà Nội là 32%, BIDV Thành Đô là 54%, Vietcombank Chương Dương là 55% và MBB Hoàn Kiếm là 33%. Việc tập trung 66% tổng dư nợ đối với khoảng 20 khách hàng lớn mà chủ yếu là các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện cho thấy danh mục đầu tư kém đa dạng của chi nhánh, điều này có thể gây rủi ro tín dụng cũng như rủi ro về tăng trưởng trong thời gian tới của chi nhánh. Trong khi định hướng chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

cũng như nhiều Ngân hàng khác trên địa bàn là phát triển phân khúc khách hàng vừa và nhỏ và cá nhân thì tỷ lệ phân khúc này tại Chi nhánh Bắc Hà Nội (Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 26%, cá nhân là 8% tổng dư nợ) cho thấy khả năng cạnh tranh chưa cao của chi nhánh.

c. Mức sinh lợi:

2

Tôc độ tăng

trưởng lợi nhuận 27.7% %18.90 17.60% 23.4 28.3% % 25.60

3

Cơ cấu của lợi nhuận

3. 1

Cho vay & đầu

17 8 15 6 98 153 286 4 9 3. 2 Thu phí dịch vụ 29 33 22 32 41 21 4

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Có (ROA) 2.53% 3.12% 2.24% %2.58 % 3.31 2.08%

5

Tỷ suất lợi nhuận trên vôn chủ sở hữu (ROE) 42.24 % 47.85 % 34.29% 58.54% 49.70% 22.80 %

Kiếm Cho vay & đầu tư 85.99 % 86.90 % 84.91 % 79.27 % 77.93 % 80.65 % Thu phí dịch vụ 14.01 % 13.10 % 15.09 % 20.73 % 22.07 % 19.35 % Tổng 100 % 100 % 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động của các Ngân hàng

- Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận:

Lợi nhuận lũy kế trong năm 2016 của Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội là 207 tỷ đồng, tốc độ tăng lợi nhuận là 27,7%. Lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận của Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội là tương đối cao so với các ngân hàng khác. Có được nguồn lợi nhuận trên là do chi nhánh đầu tư vào các dự án trung dài hạn có hiệu quả, ngoài ra việc huy động được nguồn của khách hàng lớn, trong đó chiếm tỷ trọng cao là nguồn không kỳ hạn, đây là lợi thế của Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội so với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, phân khúc khách hàng lớn ngày càng trở nên khó tăng trưởng do sự kiểm soát của Ngân hàng nhà nước, vì vậy để có thể duy trì được lợi nhuận và tốc độ trong thời gian tới, chi nhánh cần có nhiều thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

- Cơ cấu lợi nhuận:

Nguồn vốn huy động 7,69 9 1,538,20 8 0.50% Dư nợ 5,86 9 1,363,24 0 0.43%

Nguồn: Báo cáo hoạt động của các Ngân hàng

Đặc thù các hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Việt Nam, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động cho vay và đầu tư, tuy nhiên khi hoạt động kinh doanh ngân hàng càng hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận từ việc thu phí sẽ ngày càng tăng. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư tại Vietinbank - chi nhánh Bắc Hà Nội trong năm 2016 là 85,99%, tỷ lệ này

không quá cao so với các chi nhánh của Vietinbank nhưng cao hơn khá nhiều so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Do đó, để có thể tăng thêm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, Chi nhánh cần phát triển phong phú các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Tỷ suất lợi nhuận:

Về tỷ suất lợi nhuận, nhìn chung các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội có tỷ suất lợi nhuận khá cao so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của hệ thống ngân hàng. Mặc dù có lợi nhuận cao thứ 2 trong các Ngân hàng (đang nghiên cứu) sau Vietcombank - Chi nhánh Chương Dương, nhưng ROA của Vietinbank chi nhánh Bắc Hà Nội trong năm 2016 là 2,53%, ROE là 42,24% thấp hơn so với Vietcombank - Chi nhánh Chương Dương, BIDV chi nhánh Thành Đô và Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai. Nguyên nhân do Vietinbank - chi nhánh Bắc Hà Nội có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao, ngoài ra để giữ được mức tăng trưởng về quy mô hoạt động, dư nợ, Vietinbank - chi nhánh Bắc Hà Nội có chủ trương cạnh tranh về giá để lôi kéo các khách hàng từ các Ngân hàng đối thủ.

2.2.4. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần

là một cơ hội cho Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội có thể tiếp tục mở rộng thị phần trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường Hà Nội cũng được đánh giá là thị trường có mức độ cạnh tranh rất quyết liệt với nhiều tổ chức tín dụng

lớn. Nếu như trong nhiều năm trước, cuộc chiến giành thị phần chỉ gay gắt đối với các NHTM ngoài quốc doanh, các “Ông lớn” trong ngành Ngân hàng chỉ tập trung vào phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn, các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thì trong năm năm trở lại đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế, yêu cầu về phân tán rủi ro và mở rộng thị phần, phân khúc khách hàng được tất cả các Ngân hàng quan tâm. Đặc biệt, với quy định về tỷ lệ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng cũng làm cho các Ngân hàng TMCP quốc doanh khó phát triển đối với khách hàng là Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thì cuộc chiến giành thị phần được đẩy sang phân khúc khách hàng vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ. Ngoài ra, với xu thế phát triển ngân hàng hiện đại, việc tăng cơ cấu thu nhập từ dịch vụ đều được các Ngân hàng quan tâm hơn, trong đó dịch vụ thẻ, POS... đang được khá chú trọng phát triển do đem lại thu nhập tốt, quảng bá hình ảnh tốt và ít rủi ro.

Hiện tại, lượng khách hàng của Vietinbank - CN Bắc Hà Nội khá ít, và tập trung vào một số khách hàng lớn, định hướng phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân cũng như phát triển các mảng dịch vụ khác mới chỉ được chi nhánh tập trung trong 1-2 năm trở lại đây và chưa theo kịp các đối thủ khác. Vì vậy, để có thể tăng trưởng, mở rộng thị phần, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, Vietinbank - Chi nhánh Bắc Hà Nội cần có nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

2.2.5. Khả năng đổi mới tài sản, công nghệ và thực hiện các dịch vụ ngânhàng, khả năng đổi mới tài sản, công nghệ hàng, khả năng đổi mới tài sản, công nghệ

Trang thiết bị và công nghệ ngân hàng có thể được coi là bộ mặt của một ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các Ngân hàng thương mại muốn giữ được thị trường, khách hàng thì công nghệ trong

cung ứng dịch vụ được coi là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Công nghệ cung ứng dịch vụ bao gồm tổng hợp các yếu tố như con người, máy móc thiết bị, cách thức tổ chức, quy trình nghiệp vụ cung ứng.. .Khi một ngân hàng tập hợp đầy đủ các yếu tố nói trên, các ngân hàng đã có thể cung ứng một dịch vụ mới hoàn hảo, mang tính khác biệt cao, nó làm cho sản phẩm của ngân hàng này có tính cạnh tranh hơn hẳn sản phẩm cùng loại do một ngân hàng khác cung ứng. Thay đổi về chất các yếu tố tạo nên một công nghệ trong cung ứng dịch vụ chính là lúc ngân hàng đang thực hiện công nghiệp hóa dịch vụ. Công nghiệp hóa dịch vụ chính là quá trình hoàn thiện công nghệ cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các Ngân hàng thương mại.

Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, để đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh đã không ngừng tự đổi mới các trang thiết bị điện tử, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm vi tính mới hiện đại trong hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng, từ đó không ngừng nâng cao hơn trình độ công nghệ của mình. Trình độ công nghệ tại Chi nhánh đang dần được cải thiện. Mọi hoạt động giao dịch với khách hàng đều được xử lý bằng máy vi tính, giảm thiểu tới mức tối đa các rủi ro trong giao dịch và cung cấp kịp thời thông tin cho công tác quản lý và giám sát. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới được cung ứng như dịch vụ thanh toán thẻ, máy rút tiền tự động, Connect 24, dịch vụ Ngân hàng Internet, E-bank .v.v.

Tuy nhiên, hiện nay, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng còn khá chênh lệch so với nhiều hệ thống Ngân hàng trên địa bàn. Công nghệ cung ứng dịch vụ của Chi nhánh hiện vẫn đang ở mức thấp như chưa tích hợp được giữa tài khoản thanh toán và tài khoản ATM gây ra các bất tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, theo đề án chung của

Vietinbank, chi nhánh Bắc Hà Nội đang triển khai dự án thay thế Core-banking mới. Dự án thay thế Corebanking là dự án chiến lược quan trọng nhất của Vietinbank trong giai đoạn đổi mới. Có thể coi quyết định thay thế CoreBanking là một trong những đột phá mà VietinBank lựa chọn nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chiến lược tiếp tục thực hiện công tác hiện đại hóa, chuẩn hóa hoạt động, nghiệp vụ, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh, công nghệ, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Triển khai thành công dự án thay thế Core Banking là hành trang cốt lõi để VietinBank vươn tới dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam và mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian đầu triển khai, việc xảy ra lỗi hệ thống, hệ thống xử lý chậm có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng giao dịch.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội đã và đang không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh phát triển trong thời gian qua như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, cho vay doanh nghiệp, cho vay du học, cho vay mua nhà dự án, cho vay tiêu dùng khác... đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của Chi nhánh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Thẻ ATM của Chi nhánh cũng có nhiều tiện ích như: kết nối với thẻ Visa và Master card, được chấp nhận thanh toán ở hơn 1000 điểm giao dịch trên toàn quốc.... Bên cạnh đó, thẻ ATM của Chi nhánh cũng có thể dùng thanh toán trực tuyến, gửi tiết kiệm có kỳ hạn và mua cước viễn thông, thanh toán tiền nhà, tiền điện, tiền nước... Dịch vụ này, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản ATM thông thường sang tài khoản có kỳ hạn tại máy ATM để được

hưởng lãi suất cao hơn. Ngoài ATM, các loại thẻ khác cũng được chi nhánh phát triển trong thời gian qua như thẻ tín dụng và máy cà thẻ với các ưu đãi như kết hợp với một số đơn vị chấp nhận thẻ triển khai các chương trình khuyến mại cho chủ thẻ Vietinbank: chương trình giảm giá, trả góp 0% đối với các chủ thẻ của Vietinbank. Các sản phẩm này, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần qua việc có được một số lượng đông đảo các khách hàng mới mà còn tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu Vietinbank ngày càng trở nên thân thiết với khách hàng.

Tuy nhiên, các loại hình dịch vụ ngân hàng khác của Chi nhánh còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ như Internetbanking, Mobile Banking ....vẫn chưa thực sự được triển khai hiệu quả đến các đối tượng khách hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu, trình độ ứng

Một phần của tài liệu 0433 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w