Thống kê kết quả thanh tra,kiểm tra giaiđoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 80)

Đơn vị tính: Tỷđồng

STT Nội dung Năm

2016 2017 2018

1 Số thuế truy thu và phạt 3.036 4.149 4.918

Bình quân/ hồ sơ 0,155 0,194 0,245

2 Giảm khấu trừ thuế 348 565 615 3 Giảm lỗ 11.491 13.575 16.132 4 Nộp ngân sách 1.442 2.792 3.834

Nguồn: Báo cáoTổng kết công tác thuế giai đoạn 2016-2018, Cục Thuế TP HCM Thứ ba, công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Là một Cục Thuế có số lượng lớn DNKVTN. Xác định đây là công cụ hữu hiệu

để CQT phát hiện các hạn chế còn thiếu sót để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Cục Thuếđã triển khai đồng bộ, triệt để, mạnh mẽ việc kiểm tra nội bộ như kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, kiểm tra việc thực hiện các qui trình QLT, kiểm tra chấp hành nội quy cơ quan. Năm 2018 là: 121 cuộc kiểm tra nội bộ, đạt 147% so với kế hoạch và kiểm tra công vụ tại 44 đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Thuế; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: tiếp nhận 311 đơn khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 298 đơn,

đạt 95,83% số đơn khiếu nại tố cáo cần giải quyết trong năm (Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, 2018).

Thứ tư, nâng cao chất lượng nhân lực

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Cục Thuế đã tổ chức kiểm tra kiến thức chuyên môn, kiến thức vềứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLT cho 1.525 công chức; tổ chức học tập, bồi dưỡng cho 12.725 lượt cán bộ, công chức các nội dung về chính sách thuế mới; bồi dưỡng tin học ứng dụng; bồi dưỡng kỹ năng lãnh

đạo, quản lý cấp Phòng, cấp đội; bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên thuế…Kết quả theo

đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Tổng cục Thuế, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên: đạt 89,6%, là một trong 27 đơn vị trong toàn ngành đạt và vượt mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011-2020 (Tổng cục Thuế, 2020).

2.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng

Giai đoạn 2016 - 2018, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố cơ bản

ổn định và phát triển. Năm thứ 10 liên tiếp, Đà Nẵng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; xếp hạng thứ 2 cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; thứ 4 cả nước về Chỉ số cải cách hành chính. Những cải cách mạnh mẽ này đã giúp DNKVTN nâng cao hiệu quả

sản xuất - kinh doanh, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu ngân sách. Năm 2018, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả trong công tác QLT

đối với DNKVTN trên địa bàn như sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền và hỗ trợ.

Những điểm sáng về công tác tuyên tru yền, hỗ trợ chính sách thuế đến DNKVTN của Cục Thuế TP Đà Nẵng đem lại hiệu quả đó là: i) tuyên truyền việc sử

dụng hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của CQT; ii) tuyên truyền qua chuyên trang “Tìm hiểu pháp luật thuế” của Báo Đà Nẵng và Báo Công an

Đà Nẵng, chuyên mục “Thuế và cuộc sống” trên truyền hình Đà Nẵng, cũng như trên trang web UBND các quận của thành phố. Kết quả, Cục Thuếđã tuyên truyền đến các DNKVTN một lượng lớn các nội dung chính sách thuế mới, các thủ tục hành chính nhằm minh bạch thông tin QLT (Cục ThuếĐà nẵng, 2016-18)

Tạo môi trưởng kinh doanh khởi nghiệp cho các DNKVTN qua: i) phối hợp với Trung tâm phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đà Nẵng hướng dẫn chính sách ưu

đãi cho hơn 100 DN công nghệ thông tin; phối hợp với Vườn ươm doanh nghiệp, các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tổ chức học tập, tuyên truyền các chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn trong quá trình thành lập DN và hỗ trợ

các dự án khởi nghiệp trên địa bàn; tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy Hộ kinh doanh cá thể

thành doanh nghiệp” (Cục Thuế TP Đà nẵng, 2018).

Thứ hai, TTKT, chống thất thu thuế:

Cục Thuế là đơn vị có tỷ lệ cuộc TTKT trên một công chức cao nhất toàn ngành với tỷ lệ 19,21 DN/công chức (Tổng cục Thuế, 2020). Năm 2018, Cục Thuế đã thanh tra 158 đơn vị, đạt 100% kế hoạch, xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 77,1 tỷ đồng, giảm lỗ 258,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ 3,48 tỷ đồng; Kiểm tra 2.682 đơn vị, đạt 107,6% kế hoạch, xử lý tăng thu qua kiểm tra 124,9 tỷ đồng, giảm lỗ 218,3 tỷđồng, giảm khấu trừ 16,2 tỷ đồng, số thuế không được hoàn 77,9 tỷ đồng; Kiểm tra tại trụ

sở CQT: 19.194 hồ sơ khai thuế, qua đó điều chỉnh 979 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng 14,6 tỷ đồng, giảm khấu trừ 13,5 tỷ đồng, giảm lỗ 689,6 tỷ đồng (Cục Thuế Đà nẵng, 2018).

Để có kết quả trên, Cục Thuế chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện thành lập các tổ công tác triển khai Đề án “Chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao về thuế trên địa bàn thành phốĐà Nẵng”, cụ

thể: i) TTKT 94 DNKVTN kinh doanh nhà hàng, khách sạn trọng điểm, có thương hiệu, có vị trí đắc địa (ven biển, ven sông), xử lý tăng thu 8,48 tỷ đồng, giảm lỗ 28 tỷ đồng, giảm tiền thuế GTGT khấu trừ 1,86 tỷ đồng; ii) TTKT các DNKVTN có dấu hiệu rủi ro kinh doanh “tour 0 đồng”, xử lý 55 DN với số thuế truy thu và phạt 14,37 tỷđồng, giảm lỗ 13,35 tỷđồng, giảm tiền thuế GTGT khấu trừ 569,8 triệu đồng, trong

đó xác định 02 trường hợp bỏ doanh thu ngoài sổ sách kế toán, chuyển cơ quan Công an đề nghịđiều tra xử lý; iii) TTKT đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản 27 dự án lớn, xử lý tăng thu và phạt 33,9 tỷ đồng, giảm lỗ 483,3 tỷđồng, giảm khấu trừ 36,7 tỷ đồng (Cục ThuếĐà nẵng, 2018).

Thứ ba, quản lý nợ và cưỡng chế thuế:

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý nợ thuế từ khâu xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thu nợđến từng đơn vị ngay từđầu năm nhằm đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản nợ và hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh. Kết quả, toàn ngành

đã thu được 779,2 tỷ đồng nợ của năm 2017 chuyển sang, trong đó: bằng biện pháp quản lý nợ là 694,3 tỷ đồng và bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 84,9 tỷ đồng (Cục

Thuế TP Đà Nẵng, 2018). Tỷ lệ tiền nợ thuế từ trên 90 ngày/ tổng thu nội địa đạt mục tiêu giai đoạn 2011-2021: 3,96% (Tổng cục Thuế, 2020).

Thứ tư, công tác kiểm tra giám sát thực hiện QLT

Cục Thuếđã thực hiện các nội dung KTNB về việc thực hiện các qui trình QLT

đối với các DNKVTN theo kế hoạch, kết hợp với kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, kiểm tra công vụđột xuất về kỷ cương, kỷ luật. Kết quả: trong năm tiến hành 27 cuộc kiểm tra nội bộ, đạt 108% kế hoạch. Qua kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, thiếu sót trong công tác QLT và giữ vững kỷ cương, kỷ luật của ngành.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: tiếp nhận 27 đơn khiếu nại, tố

cáo, số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 21, đã giải quyết 14 đơn., đang giải quyết 7. Ngoài ra, Cục Thuế tiếp nhận 30 đơn kiến nghị, phản ánh của đối tượng nộp thuế và tiếp 9 lượt công dân.

Thứ năm,tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng và thi đua-khen thưởng

Thực hiện Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 849/QĐ-TCT ngày 20/4/2018 của Tổng cục Thuế, Cục Thuế đã vận dụng thực hiện triển khai sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan QLT, xây dựng Đề án thành lập Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn với 2 đơn vị ghép là: Chi cục Thuế quận Sơn Trà và Chi cục Thuế quận Ngũ Hành Sơn.

Tiến hành rà soát quy hoạch các chức danh Lãnh đạo cấp Cục, cấp Phòng, Chi cục, Đội Thuế giai đoạn 2016-2021. Triển khai bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức chức giữ chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định và thực hiện luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác cho công chức trong ngành. Tiếp nhận và phân bổ 53 thí sinh trúng tuyển cho các đơn vị theo quy định.

2.3.2. Bài hc rút ra cho thành ph Hà Ni

Qua khảo sát, nghiên cứu ở hai địa phương có những điểm khá tương đồng về

sự phát triển, đa dạng của khu vực DNKVTN, cũng như cơ cấu nguồn thu nội địa, phương thức quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này. Bài học rút ra cho mỗi chức năng của QLT đối với DNKVTN đó là:

Thứ nhất, TTHTVT đối với các DNKVTN

Cung cấp các thông tin rõ ràng, minh bạch bằng nhiều phương thức tuyên truyền thích hợp, thủ tục đơn giản được cung cấp kịp thời với sự tận tâm nghề nghiệp sẽ khuyến khích hiệu quả cộng đồng DNKVTN tự tính và nộp thuế sát phát sinh, giảm

thiểu ý định trốn thuế, lách thuế. Muốn vậy, Cục Thuế phải tập trung các nguồn lực cần thiết cho giải quyết thủ tục hành chính thuế hiệu quả đi đối với phân luồng các trường hợp DNKVTN cố tình không tuân thủ, tuân thủ không đầy đủ, và mong muốn tuân thủ nghĩa vụ thuế. Sự tin tưởng vào CQT kết hợp với chương trình hỗ trợ

DNKVTN tốt, với thủ tục đơn giản sẽ tạo nền tảng cho tuân thủ tự nguyện, và là sơ sở

cho QLT đối với các DNKVTN từng bước hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh hỗ trợ DNKVTN thông qua hiệp hội ngành nghề kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, nhất là Hội Tư vấn thuế Việt Nam để thực sự là cánh tay nối dài tăng cường minh bạch, công bằng về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng DNKVTN và giảm gánh nặng QLT cho CQT. Tạo điều kiện thuận lợi cho DNKVTN tham gia xây dựng chính sách thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách pháp luật về thuế.

Thứ hai, TTKTviệc chấp hành nghĩa vụ thuếđối với các DNKVTN

Triển khai đồng bộ, thống nhất, triệt để phương thức thanh tra rủi ro về thuế. Đi sâu, xây dựng các chuyên đề TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với các DNKVTN trong các ngành nghề lĩnh vực rủi ro cao về thuế theo các tiêu chí rủi ro của CQT như: các DNKVTN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, kinh doanh qua mạng, kinh tế chia sẻ, đa cấp, games, có phát sinh chuyển nhượng vốn, có giao dịch liên kết với quy mô lớn, có hiện tượng vi phạm pháp luật, phát sinh lỗ nhiều năm mà vẫn tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá sau khi thực hiện chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm TTKT đến các đoàn TTKT để nâng cao hiệu quả, chất lượng, số lượng cuộc TTKT, đồng thời cảnh báo đến các DNKVTN còn lại nhằm tác

động tích cực đến ý thức tuân thủ trong kê khai thuế của cộng đồng các DNKVTN.

Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, số lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, phấn đấu thực hiện thanh tra, giám sát đạt 100% kế hoạch đã được xây dựng theo đúng mục tiêu của từng năm, từng giai đoạn về tăng tỷ lệ số lượng DNKVTN được TTKT; cần thu hồi vào ngân sách nhà nước ít nhất 80% các khoản tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước thông qua quá trình thanh tra, kiểm tra trong thời gian Quyết định xử lý có hiệu lực thi hành.

Thứ ba, QLN và CCT đối với các DNKVTN

Thực hiện đúng chỉđạo của Tổng cục Thuế, giao chỉ tiêu thu nợ, giám sát, đôn

tiêu giảm nợ thuế không vượt quá 5% so tổng thu ngân sách. Triển khai đồng bộ các biện pháp từ ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền chậm nộp; rà soát, phân loại nợ

thuế, thường xuyên đối chiếu nợ nhằm xác định đúng số nợ; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những DNKVTN cố tình dây dưa nợ thuế, nợ thuế

lớn; xóa nợ thuế và gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế về chính sách thuế nhằm giúp người nộp thuế kê khai và tự giác nộp thuế đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo qui định.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nhân lực, trước hết phải quan tâm đến nhân lực, bố trí nhân nhân lực phù hợp; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức phát huy năng lực của bản thân; quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Vấn đề này rất cần thiết do chính sách thuế có xu hướng thay

đổi nhanh hơn.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận án tập trung phân tích các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLT đối với DNKVTN. Trong đó, tập trung những nội dung chính là:

Luận án đã luận giải một số vấn đề về DNKVTN và QLT, trong đó làm rõ quan niệm DNKVTN, đặc điểm, vai trò của các DNKVTN. Đồng thời luận án cũng làm rõ quan niệm, đặc điểm và nguyên tắc QLT.

Luận án đã phân tích QLT đối với các DNKVTN. Cụ thể, nêu rõ quan niệm,

đặc điểm và sự cần thiết QLT đối với các DNKVTN. Luận án đã luận giải nội dung trên các góc độ: (1) Hoạch định chiến lược thuế; (2) Tổ chức thực hiện QLT; (3) Kiểm tra, giám sát thực hiện QLT.

Luận án cũng đã chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến QLT đối với DNKVTN. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của TP Hồ Chí Mịnh, TP Đà Nẵng, những

địa phương tương đồng với TP Hà Nội về QLT đối với các DNKVTN, từđó rút ra những bài học kinh nghiệm cho TP Hà Nội, bổ sung thêm cơ sởđểđề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLT đối với DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội ở chương 4.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội có liên quan đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân và tình hình doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Khái quát điu kin kinh tế, xã hi có liên quan đến qun lý thuế đối vi các doanh nghip khu vc tư nhân trên địa bàn thành ph Hà Ni vi các doanh nghip khu vc tư nhân trên địa bàn thành ph Hà Ni

Thủ đô Hà Nội có lịch sử phát triển và địa - chính trị thuận lợi, ở vị thế trung tâm kinh tế quốc tế, ngay từ thời Pháp thuộc đã là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả

khu vực Đông Dương. Đến nay, với việc mở rộng địa giới lên đến 3.358,6 km², lớn nhất cả nước, là một trong 17 đô thị lớn nhất về diện tích trên thế giới, dân số 8,09 triệu người (Cục Thống kê Hà Nội, 2020). TP Hà Nội nắm giữ vai trò là đô thị hạt nhân đa chức năng, với chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật, kinh tế là

đầu tầu của vùng đồng bằng sông Hồng, là thành phố kết nối kinh tế thế giới, và nếu so với các vùng đô thị lớn trong khu vực như vùng Nam Trung Hoa, vùng Thủđô Jakarta, vùng Đại Kuqla Lampur, vùng Thủ đô Băng Cốc, thì vùng Đồng bằng sông Hồng có những lợi thế cạnh tranh rất lớn. Chính quyền Hà Nội dựa trên thể chếđặc thù với chủ

trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng, pháp luật của Nhà nước (Luật Thủđô, qui hoạch Thủ đô…), đã, đang triển khai xây dựng đồng bộ 5 nhóm điều kiện để phát triển kinh tế nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020, với chiến lược và kế hoạch được cụ thể gồm: Chương trình 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế

Thủ đô nhanh, bền vững”, Chương trình 06-Ctr/TU ngày 29/6/2016 về “Phát triển

đồng bộ, hiện đại hoá từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)