Kết quả kiểm tra, giám sát độc lập giaiđoạn 2015-2020

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 102 - 109)

TT Chỉ tiêu kiểm tra, giám sát Đơn vị tính 2015 2016 2017 2018 2019 2020 I Kiểm tra nội bộ

1 Kiểm tra theo kế hoạch Cuộc 93 87 89 94 80 83

2 Hoạt động kiểm tra theo chuyên đề Cuộc 13 15 18 27 8 7

2.1 Tại các phòng thuộc Văn phòng Cục

Cuộc 3 6 1 1 3

2.2 Tại các Chi cục Thuế Cuộc 10 9 17 26 8 4

3 Kiểm tra công vụ, kỷ cương, kỷ

luật, đạo đức công vụ Cuộc 213 123 157 148 183 132 3.1 Tại các phòng thuộc Văn phòng Cục Cuộc 18 21 29 33 43 38 3.2 Tại các Chi cục Thuế Cuộc 195 102 128 115 140 94 4 Phòng chống tham nhũng Phòng, Chi cục 54 54 54 54 52 46 II Pháp chế 1.1 Thẩm định hoàn thuế

Trong đó: hoàn thuế GTGT

Hồ sơ 14.761 1.908 14.637 1.735 14.897 1.759 14.087 1.450 15.439 1.150 16.764 1.419 1.2 Thẩm định miễn, giảm thuế Hồ sơ 271 162 365 214 348 315 1.3 Thẩm định GQKNTC về thuế Hồ sơ 9 28 48 82 83 234 1.4 Thẩm định chính sách thuế Hồ sơ 1.713 1.488 1.446 1.227 1.683 1.782

Kết quả, giai đoạn 2015-2020, hoạt động KTNB được xây dựng theo kế hoạch hằng năm đối với một số chức năng, gồm: TTKT, QLN, GQKNVT tại các chi cục thuế

trực thuộc đạt bình quân giai đoạn 87,6 cuộc/năm; kiểm tra theo chuyên đề bình quân 14,6 cuộc/năm và; kiểm tra thực thi công vụ của công chức thuế đạt bình quân 159,3 cuộc/năm. Cấp ý kiến thẩm định pháp chế cho 100% hồ sơ hoàn thuế, GQKNVT, miễn, giảm thuế và trả lời chính sách thuế (Bảng 3.14).

3.3. Đánh giá quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành

phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020

3.3.1. Nhng thành tu

3.3.1.1. Thành tựu về hoạch định chiến lược thuế

Chiến lược thuế nhìn chung tương đối phù hợp với điều kiện thành phố Hà Nội. Chiến lược về cơ bản đã căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự phát triển và đặc điển của các đối tượng nộp thuế để xác định mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu QLT trên địa bàn TP Hà Nội. Lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã và đang ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các mục tiêu và xây dựng nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định. Một số thành tựu nổi bật:

Một là, cơ cấu thu nội địa giai đoạn 2015-2020 hoàn thành mục tiêu chiến lược,

đạt trên 91%, trong đó có đóng góp không nhỏ từ khu vực DNKVTN.

Đơn vị tính: tỷđồng

Biểu đồ 3.4: Tăng trưởng thu NSNN theo sắc thuế của các DNKVTN giai đoạn 2015-2020.

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo tổng kết công tác thuế giai đoạn 2015-2020

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 45000000 50000000 2015 2016 2017 2018 2019 2020 22.756.390 27.914.482 35.024.333 40.018.353 47.958.085 48.983.918 12.772.011 15.204.546 18.861.102 19.785.111 21.525.797 21.971.179 7.946.573 9.663.366 14.241.431 25.175.352 26.014.990 Thu từ khu vực DNTN Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TTĐB

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thu NSNN từ các doanh nghiệp theo từng khu vực năm 2015, 2019, 2020

Nguồn: Tác giả minh họa theo số liệu của Cục Thuế TP Hà Nội

Thu từ các DNKVTN tăng trưởng nhanh, là khu vực thấp nhất đầu giai đoạn,

đến cuối giai đoạn đã vươn lên thay thế khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành khu vực có số thu lớn nhất trên địa bàn. Tăng trưởng thu được đảm bảo bởi sắc thuế cơ bản như thuế TNDN, thuế GTGT (Biểu đồ 3.4). Cơ cấu thu từ các DNKVTN từ 27% năm 2015 tăng lên 41% vào các năm 2019, 2020 (Biểu đồ 3.5).

Hai là, hiện đại hóa QLT, đơn giản hóa thủ tục thuế, tinh gọn tổ chức bộ máy. Các kế hoạch hiện đại hóa, cải cách đơn giản thủ tục hành chính thuế đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực điều hành kinh tế của chính quyền Hà Nội. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng qua các năm, đến năm 2018 và 2019 TP Hà Nội lọt vào top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước, ở vị trí 9/63 tỉnh, thành phố. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính thuếđạt trên 99% doanh nghiệp khai, nộp, hoàn thuế điện tử cấp độ 3,4, với 166 thủ tục hành chính thuế cấp cục và 124 thủ

tục cấp chi cục được rà soát, hoàn thiện hàng năm; chất lượng và thái độ phục vụ của CQT ngày càng được cải thiện. Cục Thuế hoàn thành mục tiêu chiến lược về cải cách tổ chức bộ máy với việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất chi cục thuế quận, huyện, thị xã thành Chi cục Thuế khu vực trực thuộc: Văn phòng Cục giảm từ 24 phòng giảm xuống 21, giảm số chi cục từ 30 xuống 25 chi cục quận, huyện và Chi cục Thuế vùng.

20% 51% 27% 2% 20% 36% 41% 3% 17% 41% 41% 1% Khu vực DN FDI Khu vực DNNN Khu vực DNTN Khu vực DNNN địa phương

3.3.1.2. Thành tựu về tổ chức thực hiện quản lý thuế

Thứ nhất, thành tựu về xây dựng CSDLTTVT

Giai đoạn 2015-2020, Cục Thuế TP Hà Nội cơ bản đạt mục tiêu vận hành hệ

thống công nghệ thông tin, xây dựng CSDLTTVT đối với DNKVTN, một số thành tựu đáng chú ý là:

- Tổ chức, vận hành hệ thống ứng dụng tin học xây dựng CSDLTTVT tập trung đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ QLT ở cấp Cục và tại tất cả các Chi cục đối với 100% các DNKVTN trên địa bàn.

- Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi thành công hệ thống các phần mềm ứng dụng trong quá trình xử lý thông tin thuế như: quá trình kê khai đăng ký thuế, thực hiện kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuếđến từng DNKVTN.

- Ứng dụng, sử dụng các ứng dụng hỗ trợ trong quá trình QLT, đảm bảo tất cả

các chức năng nhằm kiểm soát thực trạng thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp tiến hành phân tích đánh giá và quản lý tốt nhất các trường hợp vi phạm về thuế.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu DNKVTN phân cấp theo qui mô, các mô hình trao đổi dữ liệu cấp Cục được kết nối với Tổng cục Thuế hình thành kho CSDLTTVT tập trung.

- Xây dựng hệ thống phần mềm, chỉ tiêu phân tích rủi ro lựa chọn các DNKVTN có rủi ro cao cần TTKT thuế, cưỡng chế thuế; Quản lý chất lượng công tác TTKT thuế.

- Xây dựng, nâng cấp trang web của Cục Thuế TP Hà Nội nhằm hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ kê khai thuếđiện tử trên mạng internet,...đảm bảo hạ tầng truyền thông thông suốt, hoạt động 24/7 với hệ thống dự phòng sự cố an toàn, nhanh chóng.

Thứ hai, thành tựu về TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế

Giai đoạn 2015-2020, Cục Thuế thực hiện thành công việc hợp nhất hai bộ

phận TTKT thuế thành một hệ thống thống nhất, tạo thuận lợi, thông suốt trong chỉ đạo điều hành; nguồn nhân lực được bổ sung, đến năm 2020 đạt 31% trên tổng nguồn nhân lực toàn Cục, với trình độ 100% đại học trở lên. Cục Thuế TP Hà Nội hoàn thành mục tiêu chiến lược giai đoạn, là 1 trong 5 Cục Thuế có số lượng cán bộ công chức cao nhất cho công tác này, đạt và vượt mức bình quân từ 25-30% theo khuyến nghị tốt theo thông lệ quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( Hình 3.3).

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức nhân lực theo chức năng QLT

Nguồn: Cục Thuế TP Hà Nội, tháng 12/2020

Nguyên tắc pháp chế về TTKT thuế cơ bản xây dựng, ban hành sát với qui chế

giám sát, sổ tay nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn pháp luật được triển khai đồng bộ, đầy

đủ, đúng qui trình, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo với các hoạt động thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng.

Phương pháp TTKT rủi ro về thuế triển khai toàn diện, thống nhất ở phạm vi toàn Cục, 100% các cuộc TTKT đều được phân tích rủi ro trên ứng dụng công nghệ

thông tin về TTKT. TTKT rủi ro theo chuyên đề với độ phủ rộng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, và có độ chính xác cao. Giai đoạn 2015-2020 truy thu từ các chuyển

đềđạt hiệu quả cao, khẳng định hiệu lực, nghiêm minh, bình đẳng giữa các DNKVTN trên địa bàn trong kinh doanh (Bảng 3.7).

Thứ ba, thành tựu về thu nợ thuế và cưỡng chế thuế

Thể chế chính sách, qui trình thu nợ và CCT được Cục thuế tổ chức triển khai thi hành thống nhất, đồng bộ. Kế hoạch thu nợ và CCT xây dựng đến từng đơn vị, biện pháp cưỡng chế thu nợ được mở rộng, linh hoạt, chi tiết theo tuổi nợ, việc công khai thông tin DNKVTN nợ thuế đối với nhóm các DNKVTN có thương hiệu, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, dịch vụ tài chính, chứng khoán… đã

đem lại hiệu quả. Thông tin về tình trạng sức khỏe doanh nghiệp được xây dựng, chuyển

đến các cơ quan chức năng để phối hợp quản lý về kinh tế đem lại sự minh bạch, bình

đẳng trong tiếp cận nguồn lực tài nguyên, đất, vốn… giữa các doanh nghiệp tuân thủ và thiếu ý thức tuân thủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai ở tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ QLN và CCT, cơ bản đã hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho chức năng và cả

các chức năng khác của hoạt động QLT, đặc biệt là xây dựng và thực hiện dự toán thu thuế, KK và KTT, cưỡng chế thuếđối với các khoản thuế truy thu sau TTKT thuế.

• Thanh tra, kiểm tra

34% • KK&KTT 9 % • QLN&CCVT 5% • TTHT 5% • Liên xã phường 18% • Còn lại 28%

Thứ tư, thành tựu về GQKNVT

Hệ thống các qui định pháp lý, qui trình GQKNVT được ban hành, tổ chức thực hiện thống nhất, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DNKVTN quyền được tiếp cận, được giải thích rõ ràng về kết quả quá trình GQKNVT của CQT, tin tưởng vào sự độc lập trong quá trình giải quyết. Việc minh bạch ngay từ khâu tiếp nhận và trong toàn bộ quá trình giải quyết đã nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức thực thi, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của DN về thời gian giải quyết, đúng chính sách pháp luật trong áp dụng, tránh khiếu nại vượt cấp. Hay nói cách khác, thể chế

pháp lý về GQKNVT đã bước đầu đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch về trách nhiệm giải trình của CQT trước các DNKVTN.

3.3.1.3. Thành tựu về về kiểm tra, giám sát quản lý thuế.

Thực thi việc giám sát bên trong hoạt động QLT với các chương trình, kế

hoạch kiểm tra nội bộ theo chức năng lõi gồm : KK và KTT, TTKT, QLN, đã góp phần đảm bảo hoạt động QLT thông suốt, hiệu quả. Trách nhiệm giải trình của CQT với cộng đồng DNKVTN đã được tuân thủ và thực thi đúng pháp luật, đúng chuẩn mực về đạo đức, liêm chính, quy tắc ứng xử công vụ nội ngành. Bên cạnh

đó, công tác pháp chế được thống nhất thực thi trên phạm vi toàn Cục Thuế đã tăng cường, đảm bảo hoạt động QLT đúng pháp luật, cơ bản quyền và lợi ích của DN được đảm bảo bằng pháp luật.

Các chương trình hành động về tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống tham nhũng được triển khai đến từng công chức, với 100% ký cam kết thực hiện. Các biện pháp phòng chống tham nhũng được cụ thể hóa vào công tác QLT, thực thi công vụ được kiểm tra thường xuyên đã góp phần tăng cường QLT, đồng hành cùng DN và

đảm bảo kỷ luật, kỷ cương nội ngành thực chất, hiệu quả.

3.3.2. Nhng hn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế thực tế vẫn bộc lộ một sốđiểm chưa thực sự phù hợp với điều kiện đặc thù của DNKVTN trên địa bàn TP Hà Nội. Đó là chưa tính đến yếu tốđặc thù của doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực, qui mô, nguyên tắc cào bằng vẫn là phổ biến. Việc đề xuất các biện pháp để thực hiện chiến lược chưa thật sự sát với thực tiễn trên địa bàn, thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan, do vậy, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Thứ hai, hạn chế về tổ thực hiện QLT

Một là, hạn chế về xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuế

Giai đoạn 2015-2020, sai lệch dự toán vượt chuẩn 3% khá cao, đặc biệt là dự

toán thu theo sắc thuế chênh lệch lớn và không có biến chuyển tích cực (Biểu đồ 3.2 và 3.3). Phản ánh đúng thực trạng, thời gian lập dự toán ngắn, thiếu thông tin đầu vào, công tác dự toán chưa được đặt đúng vị trí, cán bộ thiếu kỹ năng, kỹ thuật dự báo số

thu thuế còn đơn giản (dựa trên xu hướng năm trước, sử dụng phương pháp chuyên gia), không sử dụng mô phỏng vĩ mô/vi mô cho ước tính khả năng thu theo sắc thuế.

Việc xây dựng CSDLTTVT tập trung không bao trùm, còn có chức năng phân tán ngoài CSDLTTVT tập trung (mục 3.2.2.1) dẫn đến QLT theo phương pháp quản lý rủi ro gặp nhiều trở ngại. Thiếu kho dữ liệu trung tâm, CSDLTTVT tập trung chưa

được kết nối tự động với các bên thứ ba (các ngân hàng, các cơ quan của Chính phủ) nhằm tích hợp, phát hiện những thay đổi thông tin định danh vềđăng ký thuế, thu nhập

đểđưa ra yêu cầu khai báo đầy đủ. CSDLTTVT tập trung tuy đã có thể cung cấp một lượng thông tin định danh nhận biết về cơ sở DNKVTN theo qui mô vốn (lớn, vừa, và nhỏ), ngành nghề, lĩnh vực, kinh doanh... nhưng chưa đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác và tin cậy. Nhiều thông tin có độ trễ cao từ 4 năm đến 12 năm (Bảng 3.15), hậu quả

làm hoạt động phân tích rủi ro thiếu chính xác, nguy cơ tiềm ẩn gãy chuỗi chức năng, gia tăng chi phí, giảm niềm tin tuân thủ thuế, QLT kém hiệu quả.

Bảng 3.15: CSDL vềđăng ký thuế của các ngân hàng thương mại cổ phần (dữ liệu 31/12/2019)

Tên người nộp thuế Ngày nhận

tờ khai ngành nghề KD chính Khu vực kinh tế Tổng vốn (tỷđồng) Vốn NSNN (tỷ đồng) Vốn tư nhân (tỷ đồng) Vốn NN (tỷ đồng) Vốn khác (tỷ đồng)

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI 17/5/2011 K64190 KTTN 12.036 12.036

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á 17/8/2011 K64190 KTTN 9.369 9.369

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 19/9/2011 K64190 KTTN 35,001 5.001

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 30/12/2011 K64190 KTTN 25.299 5.299

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á 11/11/2014 K64190 KTTN 3.499 3.499

NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX 13/4/2010 K64190 KTTN 3.000 3.000

NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 8/12/2016 K64190 KTTN 9.769 9.769

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 29/12/2011 K64 KTTN 11.750 1.750

NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT 26/12/2008 K64 KTTN 3.150 3.150

NH TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 26/12/2011 K64 KTNN 40.220 32.574 1.613 6.033

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29/12/2011 K64 KTNN 37.088 27.743 8.573 772

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 28/12/2011 K64 KTNN 37.234 37.234

Qua điều tra của tác giả đối với cán bộ công chức thuế thuộc chức năng KK và KTT tại Cục Thuế và một số Chi cục Thuế cho thấy các hạn chế nêu trên là khá rõ ràng khi số người được hỏi rất không đồng ý về: hạ tầng công nghệ thông tin, CSDLTTVT tập trung hiệu quả là 20,10%; thông tin bổ trợ ngoài nghành đầy đủ hỗ trợ cho hoạt động là 35,57% và không có đánh giá rất đồng ý; phần mềm ứng dụng, tạm chấp nhận được là 44,85% (Bảng 3.16).

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân - Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 102 - 109)