STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Tổng sốđơn nhận 308 276 235 205 178 426 1.1 Đơn/Thông tin kiến nghị phản ánh 93 109 69 88 56 162
1.2 Đơn khiếu nại 126 128 139 91 92 255
1.3 Đơn tố cáo 89 39 27 26 30 9
2 Đơn đã giải quyết 279 226 206 193 165 416 2.1 Đơn/Thông tin kiến nghị phản ánh 86 87 57 87 53 162
2.2 Đơn khiếu nại 114 115 125 82 83 234
2.3 Đơn tố cáo 79 24 24 24 29 9
3 Sốđơn có khiếu nại lần 2 4 3 3 3 2 0 4 Sốđơn phải giải quyết qua tòa án 1 0 0 0 0 0 5 Sốđơn sau công khai GQKN được DN
tuân thủ 278 206 206 193 165
234
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết các năm 2015-2020, Cục Thuế TP Hà Nội
Với số liệu nêu trên cho thấy đơn khiếu nại phải đưa ra xem xét lại (khiếu nại lần 2) khi DNKVTN không hài lòng với kết quả GQKNVT của CQT là rất ít trên tổng số đơn được giải quyết, giai đoạn 2015-2020 (năm 2019 là 2 đơn, năm 2020 không có), hay tranh chấp thuế phải đưa ra tòa án chỉ là 1 vụ cho cả 5 năm; tỷ lệ đơn khiếu nại được giải quyết bình quân giai đoạn đạt 88,94%, cho thấy mức
độđộc lập, khách quan, minh bạch cơ bản đã đem lại công bằng về quyền lợi theo mong muốn của DNKVTN, thể hiện sự minh bạch và thỏa đáng về pháp chế thuế. Việc đảm bảo minh bạch về GQKNVT thể hiện qua công khai kết quả GQKNVT: 193/193 đơn năm 2018; 165/165 đơn năm 2019; và 234/234 đơn năm 2020 luôn
đạt tỷ lệ 100% (Bảng 3.13).
Tuy nhiên, ở một góc độ khác khi xem xét số liệu về GQKN với bình quân giai
đoạn 2015-2020 về số lượng đơn khiếu nại là 139 đơn/68.918 quyết định xử lý hành chính thuế ở 4 chức năng (KK và KKT, TTKT, QLN, KTNB), tỷ lệ đơn khiếu nại ở
mức 0,2%. Đây là một tỷ lệ rất thấp, trái ngược với các báo cáo như: “Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính thuế năm 2019” thì kết quả TTKT suy diễn theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp chiếm 33%, và tồn tại chi phí phi chính thức là 30%, đặc biệt theo điều tra ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ
2019) và “ Mức độ công bằng thuếđánh giá cho Việt Nam 2017” thì điểm số cho trách nhiệm giải trình của CQT là thấp nhất (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2019). Điều này phản ánh mặt trái của QLT về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình có thể dẫn đến việc các DNKVTN trên địa bàn tìm phương cách ứng xử riêng cho việc tuân thủ pháp luật về thuế.
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý thuếđối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân tư nhân
Kiểm tra, giám sát QLT đối với các DNKVTN tại Cục Thuế TP Hà Nội được thực hiện theo 02 phương thức, gồm: i) tự giám sát của các bộ phận chức năng; ii) và kiểm tra, giám sát bởi một bộ phận chức năng độc lập gồm: phòng/đội KTNB ở cấp Cục/Chi cục; và bộ phận Pháp chế thuộc Cục Thuế, Chi cục Thuế.
- Phương thức tự kiểm tra, giám sát:
Bộ phận TTKT thuế thực hiện tự giám sát đối với 100% quyết định TTKT tại trụ sở DNKVTN theo Quyết định số 1562/QĐ-TCT ngày 24/9/2018 (Sơđồ 3.4).
Sơđồ3.3: Giám sát hoạt động các đoàn TTKT
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo qui chế giám sát hoạt động thanh tra
Hoạt động giám sát Đoàn thanh tra, kiểm tra
2. Ra quyết định giám sát đoàn thanh tra, kiểm tra
3. Kết thúc thanh tra.
3.1. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra dự thảo kết luận. 3.2. Kết luận thanh tra, kiểm tra
3.3. Công khai kết luận thanh tra, kiểm tra và lưu hành kết luận.
1. Lập kế hoạch giám sát đoàn thanh tra, kiểm tra 1. Chuẩn bị và quyết định thanh tra
1.1.Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra 1.2. Ban hành quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DNKVTN
2.1. Công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. 2.2. Tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế. 2.3. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra. 2.4. Lập biên bản thanh tra.
THANH TRA, KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ DNKVTN
3. Thực hiện giám sát
4. Báo cáo kết quả giám sát
-Phương thức kiểm tra, giám sát độc lập:
Được thực hiện bởi 02 bộ phận chức năng độc lập, gồm: i) Phòng KTNB ở cấp Cục, đội KTNB ở cấp Chi cục; ii) Tổ, bộ phận Pháp chếở cấp Cục, Chi cục.
Bộ phận KTNB thực hiện theo “Quy trình KTNB” tại Quyết định số 881/QĐ- TCT năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Bộ phận này có trách nhiệm kiểm soát nội bộ CQT, quản lý rủi ro, và các khung quản trị. Mọi kết quả về minh bạch, hiệu quả của hoạt động QLT được báo cáo đến Cục trưởng/Chi cục trưởng, dựa trên quan điểm độc lập, khách quan. Dấu hiệu về hành vi sai trái của cán bộ thuếđược bộ phận này xác minh, làm rõ và yêu cầu giải thích rõ ràng để kiến nghị đến Cục trưởng/Chi cục trưởng xử lý theo Luật Công chức. Bên cạnh đó, bộ phận này tham mưu đến lãnh đạo xây dựng các quy tắc đạo đức và liêm chính, và đảm bảo tất cả
công chức thuộc Cục Thuế TP Hà Nội phải tuân thủ nó thông qua hoạt động kiểm tra công vụ.
Bộ phận pháp chế thực hiện thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ và cấp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ: hoàn thuế, miễn giảm thuế, kết luận TTKT thuế, văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật theo qui định tại Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2019 của Tổng cục Thuế và qui chế do Cục Thuế ban hành.