Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số nợ thuế sau TTKT 1.442.230 1.223.816 1.454.469 1.646.131 1.845.913
Nợ chuyển bộ phận quản lý nợ cưỡng chế 1.252.934 1.079.110 1.069.872 1.123.059 1.321.680
Tiền nợ thuếđôn đốc sau TTKT 189.296 144.706 199.891 523.072 524.234
Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo công tác thanh tra giai đoạn 2015-2019, Cục Thuế TP Hà Nội
-Hoạt động giám sát đoàn TTKT thuế
Cục Thuế triển khai giám sát 100% các cuộc TTKT thuế theo Quyết định số
1562/QĐ-TCT ngày 24/9/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ở cả 2 cấp là Cục Thuế và Chi cục Thuế. Bên cạnh đó, ngành thuế TP Hà Nội thực hiện việc gửi thư thăm dò ý kiến đến 100% các DN được TTKT về hoạt động của đoàn TTKT (Sơđồ 3.1).
Đểđánh giá thực trạng công tác TTKT, tác giả thực hiện điều tra xã hội về mức
độ hài lòng đối với công chức thuế trực tiếp làm công tác TTKT và cán bộ quản lý của bộ phận. Kết quả cho thấy, một số vấn đề hạn chế: 65.21% người đánh giá rất không
đồng ý về thông tin bổ trợ ngoài ngành đáp ứng cho hoạt động TTKT; 18.79% người
đánh giá rất không đồng ý, 37,01% không đồng ý về mức độ tuân thủ và hiểu biết pháp luật của DNKVTNtăng sau TTKT ( Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Đánh giá công tác TTKT (đối tượng hỏi: cán bộ và cán bộ quản lý)
Đơn vị tính : %
NỘI DUNG TỪ THẤP ---> CAO
NỘI DUNG HỎI CHUNG CHO CB&CBQL 1 2 3 4 5
Các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra/kiểm tra thuế phù hợp thực tiễn 16,21 25,23 41,74 14,91 1,91
Quy trình thanh tra/kiểm tra thuếđối với DNKVTN là phù hợp 15,01 21,26 44,23 14,97 4,53
Hệ thống CSDL (TMS, TTr …), phần mềm ứng dụng hỗ trợ hiệu quả việc xây
dựng kế hoạch TTKT năm, cũng như xử lý các vấn đề mang tính thời sự 14,11 15,89 42,34 24,86 2,80
Thông tin bổ trợ ngoài ngành đáp ứng cho hoạt động TTKT 65,21 19,76 9,23 5,80 0,00
Qui chế giám sát hoạt động thanh tra/ kiểm tra là cần thiết 8,00 5,12 6,87 38,98 41,03
Mức độ tuân thủ và hiểu biết pháp luật về thuế của DNKVTN tăng sau TTKT 18,79 37,01 30,34 10,67 3,19
Chế tài xử lý vi phạm đủ răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm 2,97 12,34 48,.67 26,89 11,13
Chức năng điều tra các hành vi vi phạm pháp luật thuế là cần thiết trong bối
cảnh vi phạm thuế ngày một tinh vi và phức tạp 0,00 0,00 6,58 12,29 81,13
NỘI DUNG HỎI PHÂN RÃ THEO VỊ TRÍ 1 2 3 4 5
Độ phủ của hoạt động TTKT đảm bảo quản lý rủi ro hiệu quả, kịp thời phát
NỘI DUNG TỪ THẤP ---> CAO
Nguồn nhân lực đáp ứng được nhiệm vụ (đối tượng CBQL) 0,00 17,55 45,34 23,67 13,44%
Quy định về khiếu nại, tố cáo về thuế rõ ràng, minh bạch, độc lập, khách quan
không bị tác động bởi bộ phận thanh tra/kiểm tra (Đối tượng CBQL) 0,00 0,00 28,69 56,76 14,55
Xã hội đồng thuận hơn với cơ quan thuế sau thanh tra/kiểm tra thuế 0.00 2,37 45,87 36,61 15.15
Lãnh đạo Bộ phận thanh tra/ kiểm tra định hướng, chỉđạo, giám sát kịp thời
công tác thanh tra, kiểm tra (đối tượng cán bộ) 11,87 12,31 55,87 16,61 3,34
Đào tạo và nâng cao trình độ /kỹ năng/ ứng xử cho cán bộ thanh tra/ kiểm tra
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ (đối tượng cán bộ) 3,78 21,11 48,56 23,11 3,44
Nguốn: Tác giảđiều tra, 2019
3.2.2.3. Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Được hình thành muộn hơn so với các chức năng khác của hoạt động QLT (tháng 5/2007, theo Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chức năng quản lý nợ khẳng định mô hình QLT theo chức năng hiện đại, đồng bộ, đầy đủ.
Đến năm 2015, QLN và CCT đối với các DNKVTN được triển khai quản lý tập trung trên ứng dụng CSDLVT trên hệ thống QLT, cơ bản tự động hóa các nội dung của QLN, gồm: (1) Xác định và báo cáo các trường hợp không nộp thuếđúng hạn; (2) Tự động tạo thông báo nhắc nhở và thông báo yêu cầu nộp thuế; (3)Tổng hợp về các khoản nợ thuế của DNKVTN theo các sắc thuế;(4) Phân loại nợ tiền thuế theo tuổi nợ; (5) Phân công các trường hợp nợ cho cán bộ thu nợ.