Đơn vị tính: %
Nội dung Thấp nhất Cao nhất 1 2 3 4 5
1. Các quy định về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế rõ ràng, minh bạch về quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, DNKVTN
5,67 5,14 54,19 25,89 9,11
2. Mẫu biểu hồ sơ khai, nộp thuế đơn giản, minh bạch, thống nhất với Luật Kế toán và đủ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế
4,89 14,34 44,77 31,73 4,27
3. Tần suất kê khai, nộp thuế hiện nay là phù hợp 2,56 3,24 24,19 45,22 24,79
4. Hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu tập
trung đầy đủ, hiệu quả, giảm áp lực cho cán bộ 20,12 21,34 44,56 10,51 3,47
5. Thông tin bổ trợ ngoài ngành (như thông tin từ
Hải quan, Kho bạc, Ngân hàng...) đầy đủđể hỗ trợ
hoạt động hậu kiểm hồ sơ khai thuế, nộp thuế
35,78 25,36 36,67 2,19 0
6. Quy trình đăng ký thuế, khai thuế minh bạch, rõ
ràng, dễ thực hiện 3,17 2,89 34,56 34,89 24,49
7. Phần mềm ứng dụng kê khai thuế hỗ trợ giám sát rủi ro về hồ sơ khai thuế hiệu quả, giảm áp lực
cho cán bộ
2,91 4,47 44,91 35,56 12,15
Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2019 Hai là, hạn chế về TTKT việc chấp hành nghĩa vụ thuế
Tiềm ẩn nguy cơ thiếu khách quan, minh bạch của hoạt động ở khâu giám sát tổ
chức triển khai bởi chính bộ phận TTKT thực hiện. Thể hiện rõ nhất là đối với TTKT ngẫu nhiên (ngoài kế hoạch chiếm tỷ trọng khá cao) nhưng chưa thực sự cho thấy chủ đề giám sát lĩnh vực nào của QLT, hay mục đích của việc TTKT là điều tra, xác định khoảng cách tuân thủ ở các sắc thuế nào… mà hầu như là chỉ để chạy số lượng đảm
bảo kế hoạch giao. Công tác giám sát, chỉ đạo điều hành vĩ mô hoạt động TTKT cũng hạn chế bởi việc tổng hợp các hành vi vi phạm sau TTKT tuy đã thực hiện nhưng chưa
được xây dựng thành kho thông tin đánh giá rủi ro nhằm mô tả từng loại rủi ro và mức
độ ảnh hưởng tới hệ thống QLT bao gồm tác động về số thu, các mục tiêu chính sách thuế, sự tin tưởng của cộng đồng DNKVTN đối với uy tín của CQT.
Khung pháp lý về thẩm quyền cho hoạt động TTKT thuế thiếu qui định vềđiều tra, thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thuế sau TTKT thiếu và yếu về cơ chế, nguyên tắc áp dụng pháp luật trên thực tế. Hậu quả, hầu hết các DNKVTN khi bị xử lý truy thu số tiền thuế lớn sẽ tìm cách bỏ trốn khỏi địa chỉ
kinh doanh để trốn nộp nghĩa vụ thuế sau TTKT, hay hiện tượng ngày một gia tăng nhiều vụ án tham nhũng, trốn thuế khi CQT phát hiện đều đã quá muộn, không còn khả năng thu hồi tiền thuế chiếm đoạt của NSNN. Tất cả trở thành nợ khó thu buộc phải đưa vào khoanh nợ, xóa nợ sau mỗi kỳ ngân sách mà ngành thuế phải quản lý.
Tất cả những vấn đề trên đã làm cho việc định hướng dư luận về đạo đức kinh doanh, ý thức thượng tôn pháp luật với các hình phạt nghiêm minh và một phạm vi đủ
rộng về số lượng DN được TTKT nhằm răn đe các DNKVTN có ý định vi phạm sẽ bị
phát hiện là chưa đủ. Đây là nguồn cơn khởi tạo tâm lý xấu về tuân thủ thuế cho các DNKVTN. Họ sẵn sàng tiếp cận rủi ro không chắc chắn bị phát hiện để trốn thuế bất chấp hậu quả vì biết rằng CQT hạn chế về số lượng, phạm vi TTKT, về nghiệp vụ xác minh, điều tra, và huy vọng có thể mặc cả thuế trong tương lai nhằm thu lợi bất chính từ tiền thuế phải nộp, thậm chí dẫn đến tham nhũng vặt gia tăng khó kiểm soát.
Hệ thống chính sách pháp luật thuế thay đổi quá nhanh, nhiều biến động mang tính trọng yếu tác động đến mỗi cuộc TTKT thuế ở cả hai phía CQT và DNKVTN nhưng phần mềm ứng dụng tựđộng hỗ trợ nhận diện biến động về chính sách tác động
đến ngành, lĩnh vực hay một bộ phận chuyên biệt với các chuyên gia nhằm thực hiện phân tích và đưa ra những rủi ro chính sách là không có.
Trong khi các nước ASEAN 4 và các nước phát triển tổ chức một bộ phận chuyên biệt cho chức năng điều tra, xử lý các trường hợp DN có hoạt động chuyển nhượng thì tại Cục Thuế TP Hà Nội các đối tượng được lập kế hoạch TTKT dàn trải ở các cấp. Điều này làm hạn chế rất lớn đến hiệu quảđấu tranh chống chuyển giá bởi các Chi cục Thuế, thậm chí các phòng thuộc văn phòng Cục không thể có nguồn nhân lực đủ
Qua điều tra của tác giả tại Cục Thuế và một số Chi cục Thuế, đánh giá về hoạt
động TTKT, cán bộ công chức thuộc chức năng TTKT được hỏi rất không đồng ý về: các qui định pháp luật về TTKT phù hợp thực tiến là 16,21%; CSDL thông tin bổ trợ
ngoài ngành đáp ứng cho hoạt động là 65,21%; qui trình, qui chế cho hoạt động là 15,5%; ý thức tuân thủ sau TTKT của các DNKVTN là 18,79% (Bảng 3.17). Bảng 3.17: Kết quả khảo sát, đánh giá hoạt động TTKT thuế Đơn vị tính: % Nội dung Thấp nhất Cao nhất 1 2 3 4 5 1. Các quy định pháp luật về hoạt động thanh
tra/kiểm tra thuế phù hợp thực tiễn 16,21 25,23 41,74 14,91 1,91
2. Hệ thống CSDL, phần mềm ứng dụng hỗ trợ
hiệu quả xây dựng kế hoạch TTKT và theo chỉđạo
đối với các vấn đề mang tính thời sự
14,11 15,89 42,34 24,86 2,80 3. Thông tin bổ trợ ngoài ngành đáp ứng cho hoạt
động TTKT 65,21 19,76 9,23 5,80 0
4. Quy trình thanh tra/kiểm tra thuế đối với
DNKVTN là phù hợp 15,01 21,26 44,23 14,97 4,53
5. Quy chế giám sát hoạt động thanh tra/kiểm tra là
cần thiết 8,00 5,12 6,87 39,98 41,03
6. Mức độ tuân thủ và hiểu biết pháp luật về thuế
của DNKVTN qua công tác thanh tra/kiểm tra thuế
ngày càng tăng
18,79 37,01 30,34 10,67 3,19
Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2019 Ba là, hạn chế về thu nợ thuế và CCT
Việc xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan về xác minh khả năng thu nợ, nhất là hạn chế về cơ chế phối hợp cung cấp thông tin với hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tài khoản của DNKVTN có đăng ký tài khoản tại nhiều ngân hàng. Các ngân hàng thương mại, thậm chí một số vụ thuộc ngân hàng nhà nước có biểu hiện miễn cưỡng hợp tác; công tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm, xác minh DNKVTN bỏ địa chỉ kinh doanh với công an, UBND cấp phường, xã còn chưa tốt; trong nội bộ
CQT, sự phối hợp chưa hiệu quả từ khâu xây dựng cơ sở dữ liệu nợđến phương thức phối hợp cưỡng chế. Đối với các khoản tiền nợ thuế khó thu của DNKVTN còn tài sản, hay được nhà nước cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất… chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc cưỡng chế thu hồi đất, xử lý tài sản thuê của Nhà nước.
Chế tài CCT còn yếu khi CQT không xem xét, phân loại hành vi nợ thuế do khó khăn về tài chính với hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự (cố ý trốn nợ thuế bằng các thủđoạn tinh vi).
Nguồn nhân lực cho công tác QLN và CCT còn thấp, mới đạt 5% trên tổng số
cán bộ công chức (Hình 3.3) dẫn đến tình trạng nhiều Chi cục Thuế số lượng cán bộ
công chức mỏng, không đủ nhân lực, buộc phải chuyển giao chức năng sang đội kiểm tra thuế làm méo mó mô hình QLT theo chức năng; đồng thời cán bộ công chức cũng chưa đảm bảo về chất lượng chuyên môn, chuyên sâu. Do đó, công tác QLN và CCT dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng còn rất xa đểđạt mục tiêu tổng số nợ
hàng năm dưới 5%.
Khảo sát, đánh giá về thu nợ và cưỡng chế thuế đối với cán bộ công chức thực thi công tác này, cho thấy một số vấn đề còn hạn chế, số người rất không đồng ý về
qui chế phối hợp thu nợ & cưỡng chế thuế là 52,67%; mức tính tiền chậm nộp đủ sức răn đe là 29,18%; ứng dụng hiệu quả là 28,30%; qui định pháp luật về thu nợ và cưỡng chế thuế là 24,57%; thủ tục xóa nợ là 20,17% % ((Bảng 3.18). Bảng 3.18: Kết quả khảo sát chức năng QLN và CCT Đơn vị tính: % Nội dung Thấp nhất Cao nhất 1 2 3 4 5 1. Quy định pháp luật về QLN và CCT đầy đủ, minh bạch, thống nhất, hiệu quả 24,57 35,16 35,13 5,14 0
2. Thủ tục về xóa nợ, giãn nợ, giảm nợ minh bạch, thống nhất, dễ áp dụng, giảm thiểu vướng mắc,
phiền hà cho các DNKVTN
20,17 27,07 34,89 15,96 1,91
3. Quy trình QLN minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện 15,07 19,98 44,67 15,76 4,52
4. Quy chế phối hợp thu nợ và CCT trong và ngoài
ngành minh bạch, rõ ràng, hiệu quả 52,67 19,90 12,03 13,24 2,16 5. Phần mềm ứng dụng hiệu quả, giảm áp lực cho cán bộ công chức QLT 28,30 28,97 37,54 5,19 0 6. Mức tính tiền chậm nộp đủ răn đe, ngăn ngừa các DNKVTN cố tình chây ỳ, nợ tiền thuế 29,18 44,77 16,67 9,38 0 Nguồn: Khảo sát của tác giả, năm 2019
Bốn là, hạn chế về GQKNVT
Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực GQKNVT còn hạn chế, dẫn
đến lúng túng, thiếu chính xác trong quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, tham mưu lãnh đạo xử lý; một số lĩnh vực khiếu nại có tính chất phức tạp nhưđất đai, hoạt động giao dịch liên kết, chuyển nhượng giá thiếu chuyên gia chuyên trách để xử lý nên trong quá trình giải quyết vụ việc còn hạn chế, thiếu thuyết phục; công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại còn hạn chế, chưa tuyên truyền sâu rộng, hấp dẫn và hiệu quả chưa cao.
Bên cạnh đó, chưa có cơ chế giải quyết đơn thư khiếu nại đối với các trường hợp công dân cố tình khiếu nại sai, hay khiếu nại một vụ việc liên quan đến nhiều cơ
quan chức năng cùng hợp tác, phối hợp giải quyết. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số ít người khiếu nại cố tình lợi dụng làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả
của CQT. Một số Chi cục Thuế nhận thức về pháp luật và trách nhiệm trong GQKNVT của cán bộ còn yếu, mang nặng tâm lý ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm dẫn đến việc khiếu nại thuộc thẩm quyền nhưng chậm được giải quyết hoặc được giải quyết nhưng quá thời gian quy định. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh đơn khiếu nại.
Thứ ba, hạn chế về kiểm tra, giám sát việc QLT
Cơ cấu nguồn nhân lực của bộ phận này chưa được tính toán, xây dựng định biên về số lượng cán bộ để nó vận hành hiệu quả và để tinh gọn bộ máy. Đồng thời, trong nội hàm cơ cấu nguồn lực bộ phận này chưa phân rã, sắp xếp theo vị trí công việc, định biên số lượng cán bộ cho mỗi chức năng chuyên môn của QLT là nguyên nhân hạn chế về mức độ phát hiện, đưa ra những khuyến nghị mang tính đại diện theo phân tầng, nấc, vị trí trực tiếp đến lãnh đạo CQT các cấp.
Kế hoạch KTNB đã được xây dựng hàng năm và đột xuất theo chuyên đề, tuy nhiên vẫn cơ bản là kiểm tra công vụ, phòng chống tham nhũng, công tác kiểm tra giám sát các chức năng còn yếu, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá chuẩn mực về hiệu quả (dễ bị áp đặt cảm tính), chưa bao quát hết các hoạt động chính của QLT như: kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin, KK và KKT, mua sắm và biên chế…Một vấn đề đặc biệt rủi ro đó là chính bộ phận KTNB cũng chưa được kiểm tra xem xét đánh giá hoạt động theo chu kỳ (có thể 1,2, 3 năm hay thậm chí 5 năm) về sự liêm chính, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả về những kiến nghị xử lý nội ngành mà bộ phận này đưa ra.
Chưa xây dựng được kho trung tâm dữ liệu thông tin, lịch sử về rủi ro chính sách, lỗi qui trình đã phát hiện, những sự cốđe dọa đến tính bảo mật và tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu QLT, các vụ việc về quản lý thiếu trách nhiệm từ người đứng đầu các đơn vị dẫn đến hệ lụy cho hệ thống QLT, các vụ gian lận, biển thủ tiền thuế, tiền hoàn thuế của cán bộ công chức thuế... và các vụ việc từ các cơ quan chức năng phát hiện để các công chức thuế khảo cứu, giáo dục, răn đe, ngăn ngừa vi phạm có thể xảy ra trong tương lai.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, các quy định liên quan đến QLT chưa phù hợp với sự phát triển của các DN trong đó có DNKVTN và còn thiếu đồng bộ
Hiệu quả của QLT gắn liền với các quy định liên quan đến QLT, trước hết là luật pháp. Tuy nhiên, có một thực tế là các quy định liên quan đến QLT chưa đủ mạnh, luôn đi sau thực tiễn, rất nhiều hoạt động kinh tế xã hội phát sinh cần được quản lý chưa kịp thời được thể chế hóa. Cùng với đó, việc thiếu đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành làm cho hoạt động QLT trở lên phức tạp, kém hiệu quả. Quá trình số hóa của nền kinh tế ngày càng nhanh đã bộc lộ rõ độ chễ của thể chế QLT đối với các vấn đề mới như chống xói mòn cơ sở tính thuế, mô hình kinh doanh mới xuất hiện từ quá trình hình thành và phát triển trong nền kinh tế chia sẻ, trong thị trường số. Mọi hoạt động quản lý hiện nay muốn hiệu quả đều dựa trên nền tảng thông tin. Luật QLT năm 2019 (Điều 26) đã qui định về kết nối thông tin với các cơ quan nhà nước, nhưng các luật chuyên ngành như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Tài nguyên và Môi trường, Luật Xây dựng… chưa hoàn thiện đồng bộ dẫn đến thiếu khả
thi khi áp dụng, gây tâm lý cho cộng đồng các DNKVTN về tính minh bạch, an toàn bảo mật thông tin. Một số hoạt động chức năng như: điều tra thuế chưa được thể chế
hóa do Quốc hội lo chồng chéo, lạm quyền trong hoạt động tố tụng; mô hình quản lý thu thuế kết hợp với quản lý thu các khoản an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) chưa được xây dựng trong khi nguồn thu này là khoảng 30,4% so với tổng thu nội địa (393,4 nghìn tỷ/1.209,7 nghìn tỷ)(Bộ Tài chính, 2020; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2020). Nghịđịnh quản lý đối với đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế chưa được ban hành làm chậm tiến trình xã hội hóa dịch vụ công về thuế. Thiếu qui định pháp lý về phối hợp giữa CQT với các sở ngành tại địa phương (Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Công an, Kế hoạch và Đầu tư) trong vấn đề xử lý các DNKVTN nợ tiền thuế tài nguyên đất, khoáng sản…, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xử lý đối với các doanh nghiệp cố ý chây ỳ, dây dưa nợđọng thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thứ hai, ý thức tuân thủ thuế của các DNKVTN chưa cao.
Những nỗ lực để giảm chi phí tuân thủ cho các DNKVTN (bao gồm giảm tần xuất kê khai, đơn giản thủ tục hành chính…) còn nhiều hạn chếđược phản ảnh qua chỉ
số đo thời gian và chi phí cho việc lưu giữ chứng từ sổ sách cũng như nội dung khai báo hồ sơ thuế, bảo hiểm còn rất cao. Theo “Báo cáo môi trường kinh doanh các năm từ 2016 - 19”của Ngân hàng Thế giới (2016 - 2020), thời gian nộp thuế của Việt Nam
đến năm 2020 là 384 giờ (trong đó bảo hiểm bắt buộc 147 giờ) với số lần khai, nộp thuế là 6 lần. Theo số liệu công bố, “gần 40% số giờ doanh nghiệp sử dụng cho 1 lần khai, nộp bảo hiểm, và không giảm liên tục trong 3 năm từ 2017- 2019; về thời gian khai, nộp thuế, với 99% doanh nghiệp sử dụng phương thức khai, nộp thuếđiện tử nên họ mất khoảng 17 giờ/năm (khoảng 1,42 giờ/tháng), nhưng thời gian để tính toán số