Đăng ký kê khai, nộp thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN (Trang 30 - 31)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Nội dung quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

1.3.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế

* Đăng ký kê khai thuế

Theo quy định hiện hành, người nộp thuế có những trách nhiệm sau trong việc khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

- Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền cho toàn bộ số tiền thuế của tờ khai hải quan.

Để người nộp thuế hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan, công chức Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hải quan, cung cấp thông tin tài liệu, công khai các thủ tục hải quan, thủ tục thuế. Ngoài ra cơ quan Hải quan, công chức Hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27, Luật Hải quan; Điều 18, 19, Luật Quản lý thuế.

Căn cứ vào thủ tục khai báo hải quan của đối tượng nộp thuế tại tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính chính xác các nội dung tờ khai hải quan. Cụ thể: kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật, kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan,...

Trong quy trình quản lý rủi ro hiện nay, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng: xanh, vàng, đỏ. Mục đích của việc phân thành ba luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh chóng, đơn giản hoá

các thủ tục hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng cần quản lý qua đó khuyến khích ý thức chấp hành pháp luật hải quan của người nộp thuế.

Việc phân luồng do hệ thống quản lý rủi ro của hải quan thực hiện dựa trên các tiêu chí đo lường mức độ rủi ro của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế. Trong quá trình làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế của lô hàng và thông tin mới thu nhận được, lãnh đạo Cục Hải quan, Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro xác định và chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

*Thu nộp tiền thuế

Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: tự kê khai, tính và nộp thuế của đối tượng nộp thuế thì cơ quan Hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan, Thuế, Kho bạc, các Ngân hàng phải được tăng cường để thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn.

Thu, nộp tiền thuế là khâu sau của quy trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức thu, nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng thì có thể đánh giá hiệu quả của công việc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan.

Ngoài ra, cơ quan Hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; phát hiện các trường hợp vi phạm,... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)