Bảng 3.1 : Hiện trạng sử dụng đất xã Phổng Lái năm 2015
4.4. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.
+ Cụ thể hố các chính sách của Nhà nước và của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của xã nhất là trong các lĩnh vực sắp xếp ổn định dân cư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp...
+ Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH, đồng thời chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi.
4.4.2. Giải pháp về kinh tế.
+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.
+ Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu
được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
+ Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua.
+ Các khoản viện trợ khơng hồn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
4.4.3. Giải pháp về khoa học - Công nghệ.
+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế đặc biệt trong lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường...
+ Lựa chọn dây chuyến sản xuất hiện đại phù hợp với thực tế, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.
+ Nâng cao chất lượng công tác tập huấn khoa học kỹ thuật, lựa chọn dây chuyền sản xuất phù hợp và chuyển giao công nghệ sản xuất đến người lao động.
4.4.4. Giải pháp thị trường tiêu thụ.
+ Song song với việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi cải tiến công nghệ chế biến, cần phối hợp với các cơ quan chức năng quảng bá sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng, đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ... Tránh trường hợp bán sản phẩm thô, đặc biệt đối với chè búp tươi.
+ Tăng cường mối liên kết của bốn nhà (nhà nước, kỹ thuật, doanh nghiệp, nhà nông) trong việc hoạch định chính sách, hướng dẫn kỹ thuật, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
4.4.5. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và môi trường.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học trong các tầng lớp nhân dân.
+ Đẩy nhanh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng...để nâng cao độ che phủ của rừng chống xói mịn rửa trơi đất và ô nhiễm nguồn nước bề mặt.
+ Tiếp tục áp dụng một số biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc vào sản xuất nông nghiệp như: Nông lâm kết hợp, làm nương tiểu bậc thang, trồng băng cây xanh và che phủ thảm thực vật...
+ Xây dựng hệ thống rãnh thoát nước, thu gom nước thải, rác thải và có biện pháp xử lý phù hợp trước khi thải ra môi trường.
+ Triển khai kịp thời hệ thống cây xanh hai bên đường giao thơng, các trường học, trạm, trại...góp phần ngăn chặn và làm giảm lượng ơ nhiễm khói bụi trong khơng khí.
+ Bố trí các cơ sở sản xuất hợp lý như: gị, hàn xì, sửa chữa, sản xuất vật liệu xây dựng ... nhằm hạn chế tiến ồn và ơ nhiễm khói bụi trong khu dân cư.
+ Thường xuyên thanh kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.
4.4.6. Giải pháp tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia. Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mơ hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mơ hình này;
+ Đầu tư có trọng điểm và kịp thời cho các lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội-an ninh quốc phịng, trong đó ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp. Tập trung đầu tư thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất gắn với kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Tận dụng khơng gian xây dựng, khai thác nhóm đất chưa sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, rừng, tài nguyên nước và môi trường.
+ Thường xuyên bám sát địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý việc sử dụng đất đai không đúng quy hoạch nông thôn mới đã phê duyệt.