Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã phỏng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1.1.Kế thừa tài liệu có sẵn. 2.1.1.1.Kế thừa tài liệu có sẵn.

Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nước và địa phương liên quan đến quy hoạch, tài liệu về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của xã.

2.4.1.2 Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn bán định hướng

Phương pháp này được tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng của người dân về đâu tư phát triển hệ thống hạ tầng, các cơng trình phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp….

- Dùng phương pháp cho điểm

- Phỏng vấn có sự tham gia của người dân, cụ thể chọn một số thôn để pháng vấn, mỗi thôn chọn 30 – 40 hộ dân, trong đó ta lấy 1/3 hộ khá giả 1/3 hộ trung bình 1/3 hộ nghèo để pháng vấn thu thập số liệu cần thiết và khách quan.

2.4.1.3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp được sử dụng thông qua trao đổi lấy ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn…

2.4.1.4 Phương pháp dự báo tiềm năng cho phát triển và nhu cầu thị trường

Dự báo dân số trong tương lai và dự báo về nhu cầu sử dụng đất dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển của các ngành và dự báo mức tăng dân số trong tương lai.

- Dự báo dân số

- Dự báo số hộ trong tương lai - Dự báo số lao động trong tương lai

2.4.2. Tổng hợp và xử lý số liệu 2.4.2.1 Phương pháp xây dựng bản đồ 2.4.2.1 Phương pháp xây dựng bản đồ

Xây dựng 2 loại bản đồ chính là:

- Bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật: trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.

- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc xây dựng trên cơ sở bản đồ hiện trạng tổng hợp xây dựng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.

Hai loại bản đồ trên được xây dựng theo phương thức số hóa trên phần mềm Microstation, Autocad.

2.4.2.2 Phương pháp phân tích tài chính, tính tốn hiệu quả kinh tế

Căn cứ vào bảng tạm tính suất đầu tư để khái tốn nhu cầu vốn xây dựng nông thôn mới cấp xã và phân bổ nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2012 - 2020.

+ Xác định các dự án ưu tiên và suất đầu tư: Xác định danh mục các dự án ưu tiên về các lĩnh vực giáo dục, thủy lợi, giao thơng, văn hóa xã hội ... và suất đầu tư cho các hạng mục đầu tư xây dựng)

+ Dự tính nhu cầu đầu tư:

- Nhu cầu đầu tư cho xây dựng ưu tiên trên địa bàn xã

- Tổng nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, cơng trình văn hố xã hội và mơi trường để hồn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã.

+ Dự kiến phương án huy động vốn: Ước tính các nguồn vốn huy động

2.4.2.3. Phương pháp dự báo

- Dùng các cơng thức tốn học để dự báo về dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

* Dự báo dân số: Dự báo tồn xã và từng thơn đến năm 2020 bằng công thức sau :

Nt = No (1 + 100

Pt

)t (2.1)

Trong đó: Nt: Dân số năm quy hoạch No: là dân số năm hiện trạng

Pt: là tỷ tăng dân số trung bình trong giai đoạn quy hoạch t: là số năm quy hoạch

* Dự báo số hộ: Dự báo số hộ của xã , thôn trong tương lai theo 2 phương pháp:

+ Đối với những xã có quy mơ hộ trung bình (khoảng dưới 5,8 khẩu/hộ) thì dự báo theo công thức sau :

Ht = Ho. Nt/No (2.2) Trong đó : Ht: là số hộ năm quy hoạch

Ho: là số hộ năm hiện trạng Nt: là dân số năm quy hoạch

No: là dân số năm hiện trạng

+ Đối với những xã có quy mơ hộ lớn (khoảng trên 5,8 khẩu/hộ) dùng phương pháp "Quy mô hộ giảm dần" và được xác định bằng công thức:

Trong đó:

Qt: là quy mơ hộ năm quy hoạch

* Tính tỷ lệ lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo =

Lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học

Tổng số lao động trong độ tuổi

x 100% (2.4)

* Tính tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

=

Số người có thẻ bảo hiểm y tế =

Tổng dân số của xã

x 100% (2.5)

2.4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel 2003.

+ Phương pháp tĩnh:

Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền.

Tổng lợi nhuận: P =TN - CP (TN là tổng thu nhập, Cp là tổng chi phí) + Phương pháp động:

Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền.

Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính tốn bằng các hàm: NPV, BCR, IRR trong chương trình Excel 2003.

Trong đó, các chỉ tiêu được tính tốn như sau:

- Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mơ hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

     n t t t i C B NPV 0 (1 ) (2.6)

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng).

Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng). i là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).

T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính chiết khấu.

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 thì i = IRR - Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR:

BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

CPV BPV i C i B BCR n t t t n t t t         1 1 ) 1 ( ) 1 ( (2.7)

Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng). BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng). CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Nếu mơ hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế.

BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh khơng có hiệu quả.

Hiệu quả tổng hợp của các loại hình canh tác có nghĩa là một loại hình canh tác có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ mơi trường sinh thái (hiệu quả sinh thái).

Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các loại hình canh tác (Ect) của W. Rola (1994):

                      n f f f f f f f f Ect n n 1 or ... or min max 1 min max 1 (2.8)

Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì loại hình canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Loại hình nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao.

F là các đại lượng tham gia vào tính tốn (NPV, CPV, IRR …) n là số đại lượng tham gia vào tính tốn.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Phổng Lái là xã vùng II của huyện Thuận Châu, cách trung tâm huyện Thuận Châu 15km (theo Quốc lộ 6 về hướng Bắc). Tổng diện tích tự nhiên của xã là 9.210 ha gồm 24 bản, có vị trí tiếp giáp với các xã như sau:

- Phía Đơng giáp xã: Chiềng Khoang huyện Quỳnh Nhai. - Phía Tây giáp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

- Phía Nam giáp xã: Mường É và xã Chiềng Pha.

- Phía Bắc giáp xã: Mường Giàng và xã Mường Sại huyện Quỳnh Nhai.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa thế

Xã Phổng Lái có độ cao trung bình khoảng 1.130 m so với mực nước biển, địa hình dốc dần từ Tây bắc xuống Đông nam, nằm xen kẽ giữa các dãy núi là phiêng bãi bằng nhưng khơng liên tục, địa hình của xã có 2 dạng chính sau:

- Địa hình đồi núi cao và dốc: Phân bố ở các bản Pha Lao, Phiêng Luông, Huổi Giếng, Nậm Giắt, Nà Ngụa, độ cao trung bình 1.150 m dạng địa hình này chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên của xã.

- Địa hình bằng phẳng: Tập trung ở khu vực trung tâm xã ở các bản Đông Quan, Kiến Xương, Tiên Hưng và bản Vũ Thư, độ cao trung bình 850 m so với mực nước biển và chiếm 15% diện tích tự nhiên toàn xã. Đây là khu vực tập trung đất sản xuất cây công nghiệp quan trọng của xã là chè và cà phê.

Nhìn chung địa hình của có sự chia cắt mạnh và có cấu tạo Kastor gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, như khả năng giữ nước kém. Nên việc sử dụng đất có hiệu quả khơng cao nhất là diện tích đất ruộng nước của xã và gây khó khăn đến việc đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu

- Mùa Đơng lạnh (hay cịn gọi là mùa khơ) ít mưa, mùa này bắt đầu từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau. Mùa này thịnh gió mùa đơng bắc và thường xuất hiện sương muối, ngoài ra từ cuối tháng 12 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau thường xen kẽ gió Tây nam (gió Lào) khơ nóng.

- Mùa Hè (hay còn gọi là mùa mưa) bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 9, mùa này thịnh gió mùa Đơng nam mưa nhiều, trung bình trong tháng đạt tới 210mm.

- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 220C

Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng hàng năm như: Lúa, ngô, khoai sắn...; Cây công nghiệp như: Chè, cà phê và các loại cây ăn quả như: Đào, mận, mơ, nhãn, xoài… sinh trưởng phát triển tốt.

3.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã ngoài hệ thống suối Lái Bay là suối chính, bắt nguồn từ bản Nà Ngụa chảy dọc theo các bản Lái Bay, Lái Cang, Lái Lè, Khau Lay… ngồi ra cịn có một số suối nhỏ khác tại các bản Huổi Giếng, Pha Lao và các hang nước ngầm dưới dạng Kastor, các mó nước phân bố rải rác. Tuy nhiên do lượng mưa tập trung theo mùa nên lưu lượng dịng chảy khơng ổn định. Vào mùa mưa thường gây ra lũ ống, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và phá huỷ các cơng trình xây dựng. Mùa khơ thường xảy ra tình trạng thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.5. Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê tại bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, trên địa bàn xã Phổng Lái gồm có các loại đất sau:

- Nhóm đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (FHqz) diện tích khoảng 7.002 ha chiếm 76,03% tổng diện tích tự nhiên của xã. Phân bố chủ yếu tại bản Chặp, Quỳnh Châu, Mường Chiên II...

- Nhóm đất Feralit mùn nâu đỏ (FHkx) trên đá mác ma trung tính bazơ diện tích khoảng 777 ha chiếm 8,44% DTTN của xã. Phân bố chủ yếu tại bản Khau Lay, Đông Quan, Kiến Xương....

- Nhóm đất vàng đỏ trên đá biến chất (Fjz) diện tích khoảng 1.414 ha chiếm 15,53 % tổng DTTN của xã. Phân bố chủ yếu tại bản Nà Ngụa, Lái Bay...

Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã phù hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, sắn, ngô... đặc biệt là cây công nghiệp như: chè, cà phê... có khả năng hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

3.1.6. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Nước mặt của xã chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong suối Lái Bay và hệ thống ao hồ, kênh mương, mặt ruộng,... Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về thời gian và không gian, nguồn nước dồi dào vào các tháng mùa mưa (tháng 6, 7, 8) và cạn kiệt về mùa khô.

Ngồi những nguồn nước nói trên một lượng khơng nhỏ phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình được lấy từ các mó nước tại các bản Thư Vũ, Nậm Giắt,… Các mó nước đều xa khu dân cư nên việc khai thác gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn nước ngầm: Chưa có một tài liệu cụ thể nào để xác định về nguồn nước ngầm trên địa bàn xã. Tuy nhiên qua tham dò khảo sát sơ bộ, nguồn nước ngầm trên địa bàn xã khai thác rất khó khăn.

3.1.7. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 6.382,17 ha chiếm 69,30 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên rừng khá phong phú, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Thực vật có nhiều lồi như: Nghiến, Chò chỉ, dổi, lát hoa, thông…; các loại cây dược liệu: Đẳng sâm, ý dĩ, cốt bổ tối.... Động vật có các lồi như: lợn rừng, sóc, trăn, rắn... tạo nên một quần thể sinh học khá đa dạng.

Trong những năm trước kia, do tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng trái phép đã làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng một cách đáng kể. Tuy nhiên, những năm gần đây rừng đang được bảo vệ tốt hơn. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã và đang được cấp chính quyền quan tâm nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng.

3.1.8. Hiện trạng sử dụng đất

Theo kết quả hiện trạng sử dụng đất đai xã Phổng Lái với tổng diện tích tự nhiên là 9.210 ha, các loại đất chính sử dụng của xã được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phổng Lái năm 2015

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 9.210 100,0

1 Đất nông nghiệp 8.606,22 93,44

2 Đất phi nông nghiệp 138,38 1,5

3 Đất chưa sử dụng 408,52 4,44

4 Đất khu dân cư nông thôn 56,88 0,62

(Nguồn tổng hợp số liệu UBND xã cung cấp)

- Đất nông nghiệp: 8.606,22 ha, chiếm 93,44 % diện tích đất tự nhiên - Đất Phi nơng nghiêp: 138,38 ha chiếm 1,5 % diện tích đất tự nhiên - Đất chưa sử dụng: 408,52 ha chiếm 4,44 % tổng diện tích đất tự nhiên - Đất khu dân cư nông thôn: 56,88 ha chiếm 0,62 % diện tích đất tự nhiên

Hình 3.1 Bản đồ mầu (phần phụ biểu) 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Kinh tế nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn xã đã có những bước phát triển khá mạnh trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Trồng trọt:

+ Cây cơng nghiệp: Tổng diện tích cây cơng nghiệp có 305,7 ha, trong đó: cây chè 254 ha (diện tích cho thu hoạch 219 ha) năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 1.533 tấn chè búp tươi; cây cà phê 51,7 ha (diện tích cho quả 38 ha, năng suất 80 tạ/ha,

sản lượng 304 tấn quả tươi).

+ Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt trên 490 ha (trong đó lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã phỏng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)