Một số vấn đề lý luận về đàotạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy thực hành nghề lái xe ô tô ở trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về đàotạo nghề

1.3.1. Mục tiêu đào tạo nghề

Luật giáo dục (Năm 2005, điều 33, trang 25) qui định về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp

tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” [11, Tr.25]. Điều này có

nghĩa là, giáo dục nghề nghiệp trong đó có đào tạo nghề phải lấy mục tiêu đào tạo ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội là chính, đồng thời với khả năng phát triển tồn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội, phù hợp với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời của đất nƣớc ta trong thời kỳ CNH - HĐH.

1.3.2. Nội dung đào tạo nghề

Tại Điều 34, Khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 qui định yêu cầu về nội dung giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải

tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo” [11, Tr.25]. Điều này có nghĩa là, nội

dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đòi hỏi ngƣời học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để ngƣời học bƣớc vào cuộc sống và lao động. Để thực hiện đƣợc mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật; nội dung dạy học phải đảm bảo tính tồn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành; kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và tồn diện giữa các mặt: thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức.

- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.

- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ ngƣời học:

kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

+ Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp.

+ Phù hợp với trình độ ngƣời học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của học viên.

+ Tính hiện đại: Nội dung dạy học phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả về lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nƣớc đồng thời cũng tính đến đặc điểm từng vùng miền.

+ Nội dung dạy học phải đảm bảo tính liên thơng và tính hệ thống giữa các môn học và liên thông giữa các cấp học.

1.3.3. Phương pháp đào tạo nghề

Tại Điều 34, Khoản 2 của Luật giáo dục năm 2005 qui định, yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Phương pháp giáo dục nghề

nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc” [11, Tr.25].

Phƣơng pháp dạy học gồm 4 nhóm: Nhóm phƣơng pháp dạy học dùng lời, nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan, nhóm phƣơng pháp thực hành và nhóm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học viên. Nhƣ vậy, mỗi phƣơng pháp có một phạm vi nhất định, nó qui định trình tự kế tiếp của các bƣớc riêng rẽ của tƣ duy và hành động. Toàn bộ các phƣơng pháp dạy học khơng những có ý nghĩa đối với cơng tác giáo dƣỡng, mà cịn phải góp phần vào việc giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho học viên học nghề.

Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trị nhằm thực hiện tối ƣu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng cho nên để lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phƣơng pháp dạy học, cần căn cứ vào mục

đích yêu cầu, nội dung và đặc trƣng từng môn học; căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi ngƣời học, điều kiện cơ sở vật chất,… Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, học viên tự tổ chức điều khiển hoạt động học để thực nhiện tốt mục tiêu dạy học.

1.3.4. Hình thức đào tạo nghề

- Các hình thức đào tạo gồm có: Đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên sâu, đào tạo nghề nghiệp, đào tạo từ xa, đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn và đào tạo văn bằng.

- Các hình thức dạy nghề gồm:

+ Dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề: là nhằm trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các cơng việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Thời gian học nghề trình độ trung cấp nghề đƣợc thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với ngƣời có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

+ Dạy nghề trình độ sơ cấp: là nhằm trang bị cho ngƣời học nghề năng

lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Thời gian học nghề thực hiện từ ba tháng đến dƣới một năm, tƣơng đƣơng 200 giờ trở lên, đối với ngƣời có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.

+ Hình thức dạy nghề thƣờng xuyên dƣới 3 tháng: là những khóa học mang tính linh hoạt về nội dung, thời gian và địa điểm theo nhu cầu của ngƣời học và thị trƣờng lao động; chƣa hội đủ các tiêu chí nhƣ chƣơng trình dạy nghề sơ cấp; bao gồm: Chƣơng trình bồi dƣỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ

năng; Chƣơng trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề; Chƣơng trình chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy thực hành nghề lái xe ô tô ở trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)