Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy thực hành nghề lái xe ô tô ở trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thiệu về Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.1.1. Thông tin chung về Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đƣợc thành lập theo Quyết định số 228/QĐ-LĐTBXH ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ. Trụ sở chính của trƣờng đặt tại xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển nhà trƣờng đã trải qua một số giai đoạn phát triển sau:

- Giai đoạn 1974 -1995: Tên gọi là Trƣờng CNKT khu giấy sợi. Trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nghề rừng phục vụ công trình nhà máy Giấy Bãi Bằng, đào tạo các nghề: Kỹ thuật lâm sinh, khai thác gỗ và vận tải thuỷ, sửa chữa ô tô và bồi dƣỡng nghề trong sản xuất. Cơ bản đảm bảo nguồn nhân lực cho vùng nguyên liệu giấy, cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy, đƣợc Bộ Lâm nghiệp (cũ) và công trình Nhà máy giấy Bãi Bằng đánh giá cao.

- Giai đoạn 1996 đến 2007: Trƣờng có tên gọi là Trƣờng CNKT Lâm nghiệp TW4 với nhiệm vụ: Đào tạo lao động nghề cho các thành phần kinh tế 8

tỉnh miền núi phía Bắc: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu. Qui mô, ngành nghề đào tạo liên tục đƣợc tăng lên. Phạm vi đào tạo rộng hơn không chỉ đào tạo nhân lực làm nghề rừng nguyên liệu giấy mà cả phủ xanh đất trống đồi trọc và công nghiệp nông thôn.

- Giai đoạn từ 2007 đến nay: Sau khi Luật dạy nghề có hiệu lực, ngày 12/4/2007 Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số: 1033/QĐ/BNN-TCCB về việc thành lập trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ trên cơ sở trƣờng CNKT Lâm nghiệp TW4. Trƣờng đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ đào tạo nghề theo 2 cấp trình độ trung cấp và sơ cấp cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật các lĩnh vực điện, cơ khí, nông, lâm nghiệp cho các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ; bồi dƣỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho ngƣời lao động theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh và của ngƣời lao động; tham gia phổ cập nghề cho ngƣời lao động, tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Liên kết hợp tác với các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc 34.831 học viên. Trong đó: 592 trung cấp nghề, 16.107 công nhân kỹ thuật dài hạn, 18.132 lƣợt học viên ngắn hạn và bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Liên kết đào tạo 3.827 trung cấp kỹ thuật và đại học. Số học sinh đƣợc đào tạo đã trở thành những công nhân, cán bộ kỹ thuật, một số là những nhà quản lý, chủ trang trại của nhiều cơ sở sản xuất tại các địa phƣơng, góp phần cung cấp có hiệu quả nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ.

Để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, năm 2008 nhà trƣờng đã xây dựng "Chiến lƣợc phát triển trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ

giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn đến 2020" và đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt theo Quyết định số 495/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2009.

Chiến lƣợc phát triển trƣờng là bản kế hoạch tổng thể để phát triển trƣờng một cách toàn diện trong giai đoạn mới, trên cơ sở khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của vùng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức, chiến lƣợc tập trung xây dựng các kế hoạch phát triển trƣờng về các lĩnh vực: đào tạo, tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất, nghiên cứu dịch vụ xã hội, ngƣời học, tài chính tiền lƣơng, công nghệ thông tin, kiểm định chất lƣợng và hợp tác quốc tế. Một trong những mục tiêu quan trọng là nâng cấp trƣờng thành trƣờng Cao đẳng nghề để thực hiện sứ mệnh: "Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế đáp ứng yêu cầu của ngành Nông nghiệp và PTNT và các ngành kinh tế khác, trong đó lấy đào tạo nhân lực các lĩnh vực cơ khí, điện, nông, lâm nghiệp làm trọng điểm". Thực hiện mục tiêu trên, năm 2009 đƣợc sự đồng ý của các bộ, ngành nhà trƣờng đã xây dựng Đề án thành lập trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, trên cơ sở nâng cấp trƣờng Trung cấp nghề Cơ điện và Nông lâm Phú Thọ trình các Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, và chính thức đƣợc nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng nghề theo Quyết định số 228/QĐ-LĐTBXH ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng BLĐTBXH. Năm học 2010 - 2011, là năm đầu tiên nhà trƣờng tiến hành đào tạo ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề với 4 nghề trình độ cao đẳng, 9 nghề trình độ trung cấp và 9 nghề sơ cấp; qui mô đào tạo là 2000 học sinh, sinh viên. Trong đào tạo nhà trƣờng đã bám sát chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề, Luật giáo dục, Luật dạy nghề và các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành, Trung ƣơng và địa phƣơng, nắm bắt đƣợc nhu cầu học nghề của xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực lao động

của nhà sử dụng lao động… nhà trƣờng đã làm tốt từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá trên tất cả các lĩnh vực hoạt động quản lý đào tạo, quản lý tuyển sinh, quản lý tài chính, quản lý chất lƣợng, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, quản lý cán bộ và giáo viên, quản lý đầu ra đối với học sinh tốt nghiệp [19].

2.1.1.2 . Nhiệm vụ của nhà trường

- Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho ngƣời học năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện chƣơng trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với các ngành nghề Trƣờng đƣợc phép đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ LĐTBXH.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trƣờng đủ về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật công nghệ liên quan đến nội dung đào tạo của trƣờng; thực hiện sản xuất, dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cho ngƣời học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. - Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngƣời học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho GV, cán bộ, nhân viên và ngƣời học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, các hoạt động tài chính và nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề.

- Đƣa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nƣớc mà ngƣời lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chƣơng trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo quy định của Bộ LĐTBXH.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường

Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo Quyết định số 792/QĐ-BNN-TCCB ngày 31/3/2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT gồm có:

- Hội đồng trường;

- Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; - Các hội đồng tư vấn;

+ Phòng Đào tạo;

+ Phòng Hành chính - Tổ chức; + Phòng Tài chính - Kế toán;

+ Phòng Công tác học sinh - sinh viên; + Phòng Quản trị - Đời sống;

+ Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo;

- 05 khoa chuyên ngành:

+ Khoa khoa học cơ bản; + Khoa Nông lâm;

+ Khoa Điện - Điện tử; + Khoa Cơ khí - Động lực; + Khoa Kinh tế;

- 01bộ môn trực thuộc giám hiệu: + Bộ môn Chế biến gỗ.

- 04 đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề:

+ Trung tâm tƣ vấn học nghề và việc làm; + Trung tâm đào tạo Phát triển nông thôn; + Trung tâm đào tạo lái xe ô tô;

+ Trung tâm thực nghiệm Lâm sinh.

- Tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội, gồm:

+ Đảng bộ trƣờng; + Công đoàn trƣờng;

+ Hội sinh viên trƣờng; + Hội cựu chiến binh.

Sơđồ 2.1. Bộmáy tổchức TrƣờngCĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ HỘI ĐỒNG TRƢỜNG

BAN GIÁM HIỆU

CÁC HỘI ĐỒNG CÁC ÐOÀN THỂ CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA BỘ MÔN ÐÀO TẠO HÀNH CHÍNH - TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CÔNG TÁC HSSV QUẢN TRỊ ĐỜI SỐNG KHOA HỌC CƠ BẢN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ NÔNG LÂM KINH TẾ BM CHẾ BIẾN GỖ TRUNG TÂM TƢ VẤN HN & VL ĐẢNG UỶ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PTNT TRUNG TÂM THỰC NGHIỆM LÂM SINH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC

KHẢO THÍ VÀ ĐBCL

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

2.1.2. Thực trạng Trung tâm đào tạo lái xe ô tô của trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

2.1.2.1. Quátrìnhxâydựng vàpháttriển

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô là đơn vị trực thuộc Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Khoa Xe-máy tại Quyết định số: 368 QĐ- CNNLPT-TCHC, 10/12/2014 của Hiệu trƣởng. Trung tâm đào tạo lái xe ô tô đóng tại cơ sở 2 - Khu 10, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô có quá trình đào tạo nghề lái xe, lái máy lâm nghiệp từ năm 1982 phục vụ vận chuyển lâm sản cho khu Giấy sợi nhà máy Giấy Bãi Bằng. Đào tạo lái xe ô tô nhà trƣờng đƣợc thực hiện chính thức từ năm 1992. Hiện nay Trung tâm đào tạo lái xe ô tô của nhà trƣờng đang đƣợc phép đào tạo lái xe ô tô các hạng B, C, D và nâng hạng GPLX từ B2 lên C, D theo Giấy phép số 36/TCĐBVN – QLPT&NL do Tổng cục đƣờng bộ Việt Nam cấp ngày 26/4/2011, lƣu lƣợng đào tạo là 300 học viên.

Với nhiệm vụ đào tạo sơ cấp nghề lái xe ô tô, trong những năm qua kết quả đào tạo của Trung tâm đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành giao thông vận tải nói chung và thành tích của Nhà trƣờng nói riêng.

2.1.2.2. Cơcấu tổchức vàquảnlý

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo lái xe ô tô gồm Ban Giám đốc, 4 phòng chức năng, 4 tổ chuyên môn và đƣợc trình bày dƣới Sơ đồ 2.2.

Sơđồ 2.2.Cơcấu tổchứccủaTrung tâmđào tạo lái xe

2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề lái xe ô tô

Phòng học chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định:có 6 phòng, gồm: - Phòng học luật GTĐB: 02 phòng, diện tích 85m2/phòng, trong đó: 01 phòng đƣợc bố trí học lý thuyết, 01 phòng bố trí học trên máy vi tính với tổng số: 26 máy, mỗi máy có cài đặt phần mềm cho học viên học môn Pháp luật GTĐB Việt Nam để thi hết môn và thi tốt nghiệp. Diện tích các phòng học đủ rộng, có thiết bị tin học, có hệ thống biển báo hiệu GTĐB, đèn chiếu sáng để học sa hình, sa bàn và máy chiếu đa năng.

- Phòng học cấu tạo ô tô: 02 phòng diện tích 50 m2/phòng, có đủ hình vẽ và có mô hình động cơ tổng thành, máy, gầm, điện các cụm chi tiết ô tô các loại điển hình và tủ đồ nghề để phục vụ sửa chữa.

CHI BỘ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNGHC -TC PHÒNGKẾ TOÁN PHÒNGKH - ĐT PHÒNGĐIỀU HÀNH TỔ HẠNG B TỔ HẠNG C,D TỔ KỸ THUẬT TỔ PHỤC VỤ CÔNG ĐOÀN TT

- Phòng học kỹ thuật lái xe: 01 phòng diện tích 65 m2

,có ca bin, các thiết bị và đồ dùng dạy học để giảng dạy các động tác lái xe cơ bản nhƣ: ô tô tập số nguội, số nóng; có thiết bị, phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ mô hình, băng đĩa hình, đèn chiếu phục vụ giảng dạy.

- Phòng học nghiệp vụ vận tải: 01 phòng diện tích 50 m2

, có đủ bảng biểu, hình vẽ phục vụ giảng dạy các nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách.

- Xưởng thực hành sửa chữa bảo dưỡng: 01 xƣởng diện tích 200 m2, đƣợc trang bị đầy đủ dụng cụ đồ nghề, thiết bị cho học sinh thực hành thực tập.

Sân tập lái xe:

Trung tâm đào tạo lái xe ô tô hiện có 01 sân tập lái xe, diện tích 14.000 m2, bãi tập liên hoàn có đủ các tình huống theo quy định tại Thông tƣ 46/2012 của Bộ GTVT nhƣ: Biển báo hiệu các loại, cầu hẹp, đèn tín hiệu, có vạch xuất phát, điểm dừng xe cho ngƣời đi bộ, dừng xe và khởi hành ngang dốc, qua vệt bánh xe và đƣờng hẹp vuông góc, qua ngã tƣ có tín hiệu giao thông, bài tập liên hoàn chuẩn theo quy định.

Tuyến đƣờng tập lái:

- Đƣờng quốc lộ 2 : Tuyến Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang và Tuyên Quang. - Đƣờng quốc 70 : Tuyến Yên Bái, Lào Cai.

- Quốc lộ : 32A, 32B.

- Tỉnh lộ : 315A, 315B, 317A, 317B,…

Xe tập lái:

- Số lƣợng xe tập lái hiện có: 39 chiếc - Chủng loại:

+ Số xe đời mới: 26 chiếc (bằng 66%). + Số xe đời cũ: 13 chiếc (bằng 34%).

- Tình trạng kỹ thuật của xe đảm bảo đủ điều kiện lƣu hành, có đủ biển số, biển tập lái đƣợc kiểm định theo định kỳ và cấp giấy phép lƣu hành.

- Mỗi xe có đủ hệ thống phanh phụ, mui xe, ghế ngồi cho học viên. - Mỗi xe đều có giấy phép xe tập lái do Sở GTVT Phú Thọ cấp.

2.1.2.4. Độingũ giáoviên

Số lƣợng, trình độ và thâm niên của CB, GV dạy nghề lái xe đƣợc trình bày trong Biểu đồ 2.1.

Biểuđồ2.1.Sốliệutổngkếtvề số lƣợng, trìnhđộ vàthâm niêngiảng

dạy nghề láixe củaCB, GVtính đếnhết năm2014

Nhậnxét:

Đội ngũ CB, GV làm công tác đào tạo lái xe tính đến tháng 12 năm 2014 là 53 ngƣời và đều đạt chuẩn theo quy định.

- GV dạy thực hành có 53 ngƣời, trong đó có 8 giáo viên dạy lý thuyết kiêm cả dạy thực hành lái xe có.

- Trình độ: trên Đại học 5 ngƣời; đại học, cao đẳng 32 ngƣời; dƣới cao đẳng 16 ngƣời.

- Thâm niên dạy thực hành lái xe: 5 năm 22 ngƣời, 10 năm 16 ngƣời, 15 năm 5 ngƣời, 20 năm 4 ngƣời, 25 năm 3 ngƣời, 30 năm 3 ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy thực hành nghề lái xe ô tô ở trường cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm phú thọ theo tiếp cận năng lực thực hiện​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)