Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của cư dân đô thị tại tp hồ chí minh (Trang 25 - 28)

mua rau an toàn nước ngoài

2.3.2.1 Nghiên cứu của Dickieson và cộng sự (2009)

Nghiên cứu này đo lường sự ảnh hưởng của một số nhân tố lên hành vi mua các sản phẩm thực phẩm của người tiêu dùng tại Anh. Kết quả khảo sát cho rằng hành vi của

Niềm tin

Nhận thức về giá

Hình thức

Các biến nhân khẩu học: 1) Giới tính

2) Thu nhập Ý ĐỊNH

cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm an toàn. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế là không đáng kể lên hành vi. Nhìn chung, với sự quan ngại về vấn đề an toàn và chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các sản phẩm thực phẩm an toàn để thay thế cho các sản phẩm truyền thống. Mặc dù vậy, nhận thức của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng không được chứng minh bằng chứng cứ khoa học.

Hình 2.5 Nghiên cứu của Dickieson và cộng sự (2009)

(Nguồn: Dickieson và cộng sự, 2009)

Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi trong việc mua thực phẩm an toàn tại thị trường Anh. Dựa trên 204 quan sát được tiến hành vào năm 2009, các nhân tố sau có ảnh hưởng tích cực tới hành vi như: ý thức về sức khỏe, chất lượng cảm nhận, mối quan tâm về an toàn sức khỏe và tin tưởng vào nhãn an toàn. Nhân tố giá cao được cho là làm ngăn cản ý định mua. Báo cáo cũng đưa ra sự quan trọng về tình trạng (doanh số bán hàng giảm do suy thoái

Lợi ích Giá trị Chi phí Sức khoẻ Tình trạng An toàn Chất lượng Niềm tin Giá Ý định hành vi Niềm tin kinh tế Sự nỗ lực

thống kê tới hành vi. Các biến thử nghiệm trong nghiên cứu này được xem như là một xem xét mở rộng trong tài liệu hiện hành về thực phẩm an toàn và hành vi của người tiêu dùng. Niềm tin tiêu dùng đã được bổ sung thêm vào để xác định tác động của bất ổn kinh tế về ý định mua thực phẩm an toàn.

2.3.2.2 Nghiên cứu của Shaharudin và cộng sự (2010)

Nghiên cứu này khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn tại Malaysia. Theo đó, xu hướng người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới việc tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố về sự quan tâm tới sức khoẻ, giá trị cảm nhận, sự quan tâm về thực phẩm an toàn và nhân tố tôn giáo có ảnh hưởng tới ý định mua của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố giá trị cảm nhận và sự quan tâm tới sức khoẻ ảnh hưởng tới ý định mua của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố về sự quan tâm thực phẩm an toàn và tôn giáo ít tác động tới ý định mua của người tiêu dùng.

Hình 2.6 Nghiên cứu của Shaharudinvà cộng sự (2010)

(Nguồn: Shaharudin và cộng sự, 2010)

Sự quan tâm tới sức khoẻ

Giá trị cảm nhận

Sự quan tâm tới thực phẩm an toàn

Tôn giáo

Ý ĐỊNH MUA HÀNG

2.3.2.3 Nghiên cứu của Alamsyah và Angliawati (2015)

Nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia trên 366 quan sát thực hiện tại các siêu thị bán lẻ. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hành vi mua của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ trên hai nhân tố nhận thức về chất lượng và nhận thức rủi ro lên quyết định mua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch giữa nhận thức về chất lượng và nhận thức về rủi ro. Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng nhận thức về chất lượng và nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Các dịch vụ bán lẻ phải tăng cường nhận thức về chất lượng và giảm thiểu nhận thức về rủi ro cho người tiêu dùng để người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ với các sản phẩm thực phẩm an toàn. Nghiên cứu này rất hữu dụng làm tăng sự hiểu biết về dịch vụ bán lẻ và người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hình 2.7 Nghiên cứu của Alamsyah và Angliawati (2015)

(Nguồn: Alamsyah và Angliawati, 2015)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua rau an toàn của cư dân đô thị tại tp hồ chí minh (Trang 25 - 28)