Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu sẽ thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau:
1) Nguồn thông tin thứ cấp: những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế. Các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tác giả cũng sẽ tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu về rau an toàn, ý định mua và ý định mua rau an toàn để xây dựng lên mô hình nghiên cứu ban đầu và các khái niệm được được sử dụng trong luận văn.
2) Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập đầu tiên bằng phỏng vấn nhóm. Kết quả của phỏng vấn nhóm sẽ được sử dụng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, thông tin sơ cấp được thu thập bằng khảo sát: tác giả sẽ sử dụng bảng câu hỏi để điều tra nhằm tìm ra các nhân tố tác động và đặc điểm của sự tác động của các nhân tố này tới ý định mua rau an toàn của cư dân đô thị TP.HCM. Bảng câu hỏi và dàn bài phỏng vấn sau khi được thiết kế sẽ xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng câu hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo
Quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Nghiên cứu định tính, phỏng vấn nhóm trên quy mô hẹp
Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng câu hỏi trên quy mô hẹp
Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng câu hỏi trên quy mô rộng Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước
đây Mô hình và thang đo
Kiểm tra mô hình và thang đo
Thu thập dữ liệu định tính và định lượng sơ bộ
Kiểm định giá trị các biến và đánh giá độ tin cậy của
thang đo chính thức
Thu thập dữ liệu chính thức
Phân tích hồi quy bội Kiểm định mô hình và giả
3.1.1 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là người tiêu dùng nên quy mô phải đủ lớn để đảm báo tính đại diện. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu tiện lợi.
3.1.1.1 Tổng thể nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu của luận văn là những cư dân sinh sống tại TP.HCM. Họ là những người ra quyết định chọn và mua rau an toàn hoặc có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chọn và mua rau an toàn.
3.1.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có giới hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ cố gắng lựa chọn các đơn vị mẫu người tiêu dùng cư trú trên các địa bàn khác nhau của khu vực nội thành TP.HCM khi tiến hành khảo sát.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), xác định kích thước mẫu dựa theo công thức: 𝑛 ≥ 50 + 8p
Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu, p là số lượng biến độc lập trong mô hình. Công thức này tương đối phù hợp với p < 7. Đề tài của tác giả đưa ra mô hình 6 biến độc lập nên thoả điều kiện áp dụng công thức trên. Số lượng mẫu tối thiểu cần có là 98 (50 + 8x6 = 98) quan sát.
Tuy nhiên, phương pháp phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này của tác giả là phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên đòi hỏi một khích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov và Widaman, 1995 được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Hiện nay, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì chưa được xác định rõ ràng. Hoelter (1983) được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200.
Theo Hair và cộng sự (2009), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp năm lần tổng số biến quan sát trong các thang đo. Đề tài này của tác giá có 31 biến quan sát nên cần số mẫu là 155 (31x5 = 155) quan sát. Cũng theo Hair và cộng sự (2009) nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 đến 350 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu nhỏ hơn 100 thì factor loading phải > 0,75.
Dựa vào các công thức trên, tác giả chọn kích thước mẫu tối thiểu n = 350. Do đề tài này sử dụng hai phương pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy cho nên kích thước mẫu tối thiểu 350 là đủ để đảm bảo phân tích EFA (5x31 = 155) và cả phân tích hồi quy đa biến (50 + 8x6 = 98) cũng như đảm bảo sử dụng được tiêu chuẩn factor loading > 0,3.