Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone vsmart của sinh viên tại TPHCM (Trang 82 - 83)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.4 Hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai:

Mặc dù bài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu nhất định nhưng bài nghiên cứu của tác giả vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu áp dụng chọn mẫu thuận tiện để giảm chi phí, dễ dàng thu nhập số liệu tuy nhiên nhược điểm của loại mẫu này là độ chính xác chưa cao.

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế vì tác giả chỉ thực hiện khảo sát sinh viên ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Form.

Thứ ba, mẫu nghiên cứu chỉ dừng lại ở 190 mẫu khảo sát, tuy đủ điều kiện để đưa vào nghiên cứu nhưng tính đại diện cho tổng thể vẫn chưa thực sự tốt so với số lượng sinh viên lớn tại các trường trung cấp, cao đẳng , đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 72 Thứ tư, nghiên cứu chỉ làm rõ 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone Vsmart của sinh viên tại TPHCM nhưng trên thực tế thì vẫn còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone Vsmart của sinh viên tại TPHCM mà tác giả chưa có cơ hội để nghiên cứu và làm rõ.

Cuối cùng, bài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản, dễ thực hiện nhưng độ tin cậy không cao bằng các phương pháp phân tích hiện đại ngày nay như phân tích cấu trúc tuyến tính SEM với độ phức tạp cao hơn rất nhiều. Do đó, những nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành phân tích theo phương pháp SEM để làm tăng thêm độ tin cậy cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone vsmart của sinh viên tại TPHCM (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)