.4 Tóm lược bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone vsmart của sinh viên tại TPHCM (Trang 52 - 61)

STT Nhân tố Số biến

quan sát

Thang đo

Phần 1: Câu hỏi sàn lọc 1 Danh nghĩa

Phần 2: Câu hỏi khảo sát 22

Likert 5 mức độ 1 Sự thuận tiện 3 2 Ảnh hưởng xã hội 4 3 Tính năng sản phẩm 4 4 Thương hiệu 4 5 Giá 4 6 Quyết định mua 3

Phần 3: Thông tin cá nhân 4 Danh nghĩa, thức

bậc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 42

3.4 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu trong quá trình nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp chọn mẫu phi xác suất nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và chi phí đo điều kiện thực hiện nghiên cứu này là có hạn.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng từ 4 đến 5 lần số biến quan sát. Theo các nghiên cứu khác, để tiến hành phân tích hồi quy một cách chính xác nhất, đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu tối thiểu phải đảm bảo theo công thức:

n ≥ 𝟓*x

(Trong đó: n là cỡ mẫu; x là tổng biến quan sát)

Theo mô hình, có 6 nhân tố với 23 biến quan sát là cơ sở để quyết định số lượng bảng khảo sát, như vậy số phiếu khảo sát cần thu thập là:

n ≥ 5*23 = 115 phiếu khảo sát

3.5 Phương pháp khảo sát

Tác giả thực hiện khảo sát qua 2 cách:

Khảo sát bằng bảng câu hỏi giấy cho 90 sinh viên tại TP.HCM đang theo học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Sau khảo sát thu hồi được 90 bảng nhưng chỉ có 80 bảng là hợp lệ.

Khảo sát trên các kênh trực tuyến thông qua việc sử dụng biểu mẫu khảo sát Google Form, biểu mẫu được gửi tới 200 người và nhận được 110 phản hồi hợp lệ. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 3/2021 đến cuối tháng 4/2021. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp nên phương pháp khảo sát trực tuyến thông qua Google Form được tác giả sử dụng là chủ yếu.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 43

3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập số lượng bảng khảo sát phù hợp, dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi sẽ được tiến hành loại bỏ các câu trả lời khảo sát không đạt yêu cầu và số bảng khảo sát hợp lệ còn lại là 190 bảng. Các dữ liệu sau đó sẽ được tiến hành xử lý, phân tích và tổng hợp qua phần mềm SPSS 20 với các phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Crobanch’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA (Explored Factor Analysis), phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính.

3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi đã sàng lọc ra được những bảng khảo sát đạt yêu cầu, 190 bảng khảo sát hoàn chỉnh và phù hợp sẽ được đưa vào thực hiện thống kê mô tả đơn giản. Các vấn đề được mô tả đó là giới tính, độ tuổi, hiện đang là sinh viên năm mấy và thu nhập.

Thống kê mô tả được thể hiện trực quan bằng các số liệu cũng như bảng biểu cụ thể giúp cho việc so sánh, đánh giá trở nên dễ dàng hơn.

3.6.2 Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo với Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Chúng ta phải kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến không phù hợp (biến xấu) vì những biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hair et al. (2010) đưa ra quy tắc đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha như sau:

𝛼 < 0.6: thang đo nhân tố là không phù hợp.

0.6 ≤ 𝛼 < 0.7: thang đo nhân tố được chấp nhận với các nghiên cứu mới. 0.7 ≤ 𝛼 < 0.8: thang đo nhân tố chấp nhận được.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 44

0.8 ≤ 𝛼 < 0.9: thang đo nhân tố rất tốt.

𝛼 ≥ 0.95: thang đo chấp nhận được nhưng không tốt.

3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (được gọi là nhân tố) ít hơn để có ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo chứa đựng đầy đủ nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2010).

Khi phân tích nhân tố khám phá, hai tiêu chuẩn quan tâm là:

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): Dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận trong đó các thành phần có hệ số tương quan giữa các biến bằng không và hệ số tương quan với chính nó bằng 1. Nếu kiểm định Bartlett có Sig ≤ 0.05 thì từ chối giả thiết 𝐻0 nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): Là hệ số dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố, nếu 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì việc phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với thực tế.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Là hệ số đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA.

Factor Loading > 0.3 đạt mức tối thiểu.

Factor Loading > 0.4 được xem là quan trọng. Factor Loading > 0.5 có ý nghĩa thực tiễn.

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained): Tổng này phải đạt từ 50% trở lên và tiêu chí Eigenvalue có giá trị > 1 thì nhóm nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 45

3.6.4 Phân tích tương quan Pearson

Hệ số tương quan Pearson (r) dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và phát hiện ra hiện tượng đa cộng tuyến sớm. Giá trị của r giao động từ -1 đến 1 và chỉ có ý nghĩa khi Sig. < 0.05. Theo Hair et al. (2010):

|𝑟| > 0.8: Tương quan tuyến tính rất mạnh. |𝑟| = 0.6 − 0.8: Tương quan tuyến tính mạnh. |𝑟| = 0.2 − 0.4 Tương quan tuyến tính yếu.

|𝑟| < 0.2: Tương quan tuyến tính rất yếu hoặc không có.

3.6.5 Phân tích hồi quy tuyến tính

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định tính phù hợp. Phương trình 1: Phương trình hồi quy chuẩn hoá

𝑌𝑖 = 𝛽𝑜+ 𝛽1𝑋1𝑖 + 𝛽2𝑋2𝑖+ ⋯ + 𝛽𝜌𝑋𝜌𝑖+ 𝑒𝑖 Phương trình 2: Phương trình hồi quy chưa chuẩn hoá

𝑌𝑖 = 𝛽𝑜 + 𝛽1𝑋1𝑖 + 𝑒𝑖 Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc.

𝛽𝜌𝑋𝜌𝑖: Biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p. 𝛽𝜌: Hệ số hồi quy riêng phần.

𝛽𝑜: Hằng số.

𝑒𝑖: Thường được gọi là sai số, được coi là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai 𝑠2 .

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 46

Các chỉ số cần sử dụng:

Adjusted R Square (𝑅2 hiệu chỉnh): Giá trị phản ánh mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. 𝑅2 > 50% thì nghiên cứu được đánh giá tốt.

Hệ số Durbin – Watson: Dùng để kiểm định sự tương quan của sai số kề nhau có giá trị biến thiên trong khoảng 0 đến 4.

Nếu 1 < d < 3: mô hình không có sự tương quan. Nếu 0 < d < 1: mô hình có sự tương quan dương. Nếu 3 < d < 4: mô hình có sự tương quan âm.

3.7 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp nghiên cứu

3.7.1 Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng với số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gần đây. Việc sử dụng các công cụ từ internet đặc biệt là Google Form đã giúp tác giả thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau. Điều đó thể hiện tính khách quan và tính kịp thời của đề tài nghiên cứu.

3.7.2 Hạn chế của phương pháp nghiên cứu

Do khảo sát bằng hình thức trực tuyến là chủ yếu và khảo sát trực tiếp không nhiều nên tác giả không đủ điều kiện để hướng dẫn các đối tượng khảo sát và cũng chưa có nhiều thời gian nói rõ bản chất công việc nghiên cứu vì thế trong quá trình khảo sát còn gặp nhiều sai sót với nhiều phiếu khảo sát trực tiếp bị loại bỏ do không đạt yêu cầu.

Ngoài ra với số lượng bảng khảo sát phát ra là 280 tuy nhiên chỉ có 190 bảng khảo sát là sử dụng được. Do đó nhận thấy tính bất cập của việc khảo sát trực tuyến và trực tiếp còn hạn chế do người nhận bảng khảo sát không thật sự giành nhiều thời gian để đọc khảo sát nên phần lớn lựa chọn các câu trả lời theo quán tính.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 47

3.8 Tóm tắt chương 3

Chương này chủ yếu trình bày ngắn gọn về quy trình và phương pháp thực hiện nghiên cứu. Có 2 phương pháp nghiên cứu được thực hiện đó chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, ngoài ra còn xác định số mẫu bằng khảo sát, cách thức lấy mẫu và cách xử lý dữ liệu nghiên cứu.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 48

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp

4.1.1 Thc trng ngành công nghip smartphone ti Vit Nam trong năm 2020.

Thị trường smartphone Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây đã có một bước phát triển vượt bậc, cực kì nhanh chóng với sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu smartphone đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau trên toàn thế giới. Việc liên tục ra mắt các sản phẩm mới đến từ các thương hiệu cũng như mức giá đưa ra là phù hợp đã khiến cho khả năng tiếp cận với smartphone của người tiêu dùng ngày càng được gia tăng kể cả đối với nhóm khách hàng có thu nhập thấp hay ở các vùng nông thôn có điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Sở dĩ sự gia tăng về số lượng Smartphone hiện nay ngoài yếu tố đến từ nhu cầu sử dụng hiện tại của người tiêu dùng Việt còn có các yếu tố chính đến từ thị trường trong nước điển hình, theo báo cáo từ đội ngũ phân tích thị trường của Appota, năm 2020 Việt Nam có gần 150 triệu thiết bị smartphone chiếm gần 70% dân số. Ngoài ra tỉ lệ sử dụng Smartphone của người Việt đứng thứ 15 thế giới với gần 50 triệu người. Song song với đó việc phát triển hạ tầng viễn thông cũng đã khiến Việt Nam trở thành thị trường mobile-first và được nhiều nhà sản xuất smartphone lớn trên toàn cầu chú ý. Tuy nhiên, năm 2020 cũng là một năm đầy biến động đối với các nhà sản xuất smartphone bởi tác động lớn của dịch bệnh Covid 19. Theo thống kê của TrendForce, trong năm 2020 vừa qua, doanh số smartphone trên toàn thế giới chỉ đạt mức 1,25 tỷ chiếc, giảm 11% so với năm 2019. Bên cạnh đó thị trường smartphone trong nước cũng không mấy khả quan khi chỉ trong quý IV/2020 2 nhà sản xuất smartphone lớn là Samsung và Oppo đều có mức tăng trưởng giảm lần lượt là 19% và 28% so với cùng kì năm 2019. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng thị trường smartphone Việt cũng có không ít những dấu hiệu đáng mừng đó chính là sự gia nhập thị trường của Vsmart (một thương hiệu đến từ Việt Nam). Vsmart đã cho chúng ta thấy được tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình với các số liệu từ GfK, tính đến tháng 1/2020, Vsmart đã chiếm tới 7,7%

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 49

thị phần smartphone tại Việt Nam. Vào tháng 2/2020, Vsmart tiếp tục tăng trưởng hơn gấp đôi, chiếm 11,2% thị phần. Theo sau VSmart là Vivo với 7% thị phần và Apple với 6,8% . Kể từ thời gian này thị trường smartphone tại Việt Nam đã dần cân bằng hơn và sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn ngày càng khốc liệt.

4.1.2 Thc trng smartphone Vsmart ti Vit Nam

Với mức thu nhập bình quân tại Việt Nam chưa cao, tầng lớp thu nhập cao còn rất ít nên việc Vsmart tiếp cận thị trường là điều dễ dàng hơn bao giờ hết. Sự ra đời của Vsmart khiến cho không ít các thương hiệu smartphone ngoại phải dè chừng, với phân khúc tầm trung và giá rẻ. Vsmart đem lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn ngay từ khi mới bắt đầu gia nhập thị trường bằng các sản phẩm có mức giá cực cạnh tranh như Vsmart Joy 1 hay Vsmart Joy 1 Plus. Sau khoảng thời gian ấy Vsmart bước đầu đã gặt hái được những thành tựu nhất định, bằng chứng cho sự thành công đó chính là doanh số hơn 1,2 triệu điện thoại Vsmart sau 17 tháng gia nhập thị trường. Và chỉ sau vài tháng Vsmart đã chiếm tới 11.2% thị phần smartphone tại Việt Nam. Riêng chỉ trong 9 tháng từ tháng 2/2020 -11/2020 Vsmart đã trở thành 1 trong 5 thương hiệu smartphone chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam với 15,2%, tiếp sau đó là Vivo 9,6% và Realme chiếm 7,2% và chỉ chịu thua Samsung với 31% và Oppo với 18,6%. Với sự bứt tốc nhanh chóng của Vsmart trong năm 2020 đã cho chúng ta thấy được khả năng cạnh tranh sòng phẳng của Vsmart đối với các thương hiệu ngoại từ đó xóa đi “mặc cảm” tồn tại hàng chục năm nay về chuyện Việt Nam ta không đủ sức làm nên những sản phẩm smartphone cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài ngay trên sân nhà. Ngoài việc tung ra các sản phẩm giá rẻ để chiếm trọn thị phần Vsmart còn tập trung vào các chiến dịch vì cộng đồng như việc phổ cập smartphone Việt với sản phẩm 4G Vsmart Bee giá 600.000 đồng. Từ đó khiến thương hiệu Vsmart càng được phần đông người tiêu dùng Việt lựa chọn và ủng hộ. Chưa dừng lại ở đó Vsmart còn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Việt khi mới đây vào tháng 1/2021. Vsmart đã được vinh danh trở thành Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020 từ đó khiến thị trường smartphone tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

SVTH: ĐÀO XUÂN KHÁNH 50

4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp (bảng khảo sát)

4.2.1 Thng kê mô t

Thống kê mô tả nhân khẩu học

Bảng 4.1 Thống kê mô tả Biến quan sát Tần số Phần trăm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua smartphone vsmart của sinh viên tại TPHCM (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)