Phật giáo: Hành trình tu sửa tâm tính, phổ độ chúng sinh, đạt thành

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

3. Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

3.2. Ý nghĩa hành trình “Tây Du Ký” dưới góc nhìn Tam giáo

3.2.2. Phật giáo: Hành trình tu sửa tâm tính, phổ độ chúng sinh, đạt thành

chính quả.

Từ góc nhìn Phật giáo, hành trình đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng trước hết là cuộc hành trình tu tâm sửa tính. Mỗi nhân vật khi trải qua cuộc hành

10 Lỗ Tấn. (2002). Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm dịch. Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội. Trang 173-174.

11 Phan Ngọc. (2000). Đạo Giáo. Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 3-2000. Trang 15.

12 Vũ Hồng Vận. (2017). Đạo giáo và những biểu hiện trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hà Nội: NXB CTQG Sự Thật. Trang 63-64.

trình ấy đều có những thay đổi riêng so với những ngày đầu. Đầu tiên là Đường Tăng, nhân vật thể hiện tư tưởng đạo đức, lễ giáo phong kiến một cách nặng nề và khắt khe nhất. Tuy là kẻ kiên trì trên con đường hướng Phật nhưng sự thành tín một cách cực đoan cũng khơng ít lần đẩy Đường Tăng vào thế hiểm. Đường Tăng nhiều lần không phân biệt được chính tà, khơng biết đâu là thực hư, chẳng tìm ra sự khác nhau giữa người tốt và bọn yêu tinh. Biết bao lần vì giữ giới luật một cách khắt khe mà, hành thiện một cách mù quáng mà Đường Tăng đã đuổi Tôn Ngộ Không đi để rồi tự sa chân vào cạm bẫy của lũ yêu ma, quỷ quái. Có thể nói, Đường Tăng mang tiếng nói của sự từ bi nhưng lại thiếu đi vài phần thơng tuệ của một khối óc lý tính. Chính vì thế mà Ngơ Thừa Ân cho Tơn Ngộ Khơng xuất hiện, cũng nhờ có Tơn Ngộ Khơng mà về sau lịng thiện lương của Đường Tăng cũng đỡ u mê hơn.

Tôn Ngộ Không là một nhân vật đại diện cho sự minh mẫn, sáng suốt. Hỏa nhãn sáng rực của Tơn Ngộ Khơng có thể nhìn thấu hết mọi mưu chước của bọn quỷ yêu thay cho đôi mắt trần tục của Đường Tăng. Tôn Ngộ không là sự bổ khuyết cho Đường Tăng nhưng đồng thời Đường Tăng cũng đã thay đổi Tôn Ngộ Không khá nhiều. Hành Giả không cịn là kẻ nổi nóng như những ngày đầu lên đường thỉnh kinh nữa. Đến hồi thứ 62, 63, nạn gặp yêu quái Cửu Đầu Trùng, Tôn Ngộ Không đã tha cho bà cụ trong cung điện, chỉ bắt ở lại canh giữ sơng chứ khơng đánh chết. Dưới sự giáo hóa của Đường Tăng, càng ngày tâm thiện trong Tôn Ngộ Không càng chế ngự được ngọn lửa của sự sân si, bốc đồng. Càng về sau Tơn Ngộ Khơng khơng cịn gặp đâu giết đó nữa mà có xu hướng thu phục yêu quái.

Khác với những tính chất mang hơi hướng anh hùng kiểu mẫu của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới lại là nhân vật sở hữu nhiều tính xấu của con người nhất nhưng đồng thời cũng là nhân vật thân thuộc, đậm tính “người” nhất so với các nhân vật mang tầm vóc lớn lao khác. Trư Bát Giới khơng có lịng mộ đạo như Đường Tăng, cũng chẳng anh dũng như Tôn Ngộ Không hay bền bỉ như Sa Tăng. Trư Ngộ Năng xuất hiện là kẻ ham ăn, ham ngủ, nhác làm. Tuy vậy, Ngơ Thừa Ân hồn tồn khơng có ý định xây dựng Trư là một nhân vật phản diện. Trên đoạn đường thỉnh kinh dài, Trư Bát Giới cũng đã có những thay đổi tích cực, chẳng hạn như trong hồi 90, khi các hoàng tử nước Châu Ngọc Hoa thiết yến, lấy vàng bạc châu báu ra báo đáp ơn dạy dỗ của ba huynh đệ Tơn Ngộ Khơng, Bát Giới đã nói: “Vàng bạc chúng tơi khơng dám nhận, bộ quần áo của tôi

bị con sư tử tinh đó kéo rách mất rồi, xin đổi y phục mới cho chúng tôi là đủ rồi, xin cám ơn…”13 So với Trư Bát Giới những ngày đầu cuộc hành trình, đây quả là chuyển biến đáng ghi nhận.

Hành trình thỉnh kinh của bốn thầy trị Đường Tăng trên hết là hành trình đi tìm chân kinh, phổ độ chúng sinh. Sự kiện đại náo thiên cung là sự phản kháng

của Tôn Ngộ Không vậy phải chăng sự thất bại trong tay Phật Tổ, bị đè dưới Ngũ Hành Sơn năm trăm năm rồi cuối cùng phải đi theo Đường Tăng với chiếc vịng kim cơ kìm kẹp là sự đầu hàng của chí khí anh hùng này? Theo chúng tôi là không. Sự đấu tranh ở giai đoạn hành trình thỉnh kinh là một hình thức, một phương pháp đấu tranh mới thay thế cho sự phản kháng tự phát và thiếu tổ chức ban đầu. Từ đầu đến cuối mục đích cao nhất của chí khí anh hùng nổi loạn là giúp nhân dân thoát khỏi bể khổ của thời cuộc thế nên việc tìm tới tơn giáo nhằm giải phóng về mặt tư tưởng cho nhân dân có vẻ là một giải pháp thay thế hợp lý cho lối phản kháng tự phát ban đầu. Với một khao khát giải thốt chúng sinh khỏi bể khổ thì cuộc hành trình đi tìm kinh Đại thừa của Đường Huyền Trang rất phù hợp.

Khác với Phật giáo Tiểu thừa chú trọng vào vấn đề tự mình tu tập, tìm ra con đường giác ngộ và tự đắc đạo thì Phật giáo Đại thừa cho rằng phải tu tập để cứu chúng sinh thoát khỏi bể khổ. Sự khác biệt này thể hiện rất rõ nét trong những hồi cuối khi thầy trò Đường Tăng đã đến được Tây Thiên lĩnh kinh. Ban đầu vì khơng đưa lễ vật nên A Nan và Ca Diếp chỉ đưa cho Đường Tăng tồn kinh vơ tự, sau đó thầy trị Đường Tăng phải đổi cái bát vàng vua Đường ngự phong mới có thể lấy được kinh hữu tự mang về. Chi tiết kinh vô tự, kinh hữu tự này cũng là một điểm đáng lưu tâm.

Năm xưa, Phật Thích Ca đi tu cũng khơng có kinh kệ, cũng chẳng có người truyền thụ gì. Ngài chỉ giác ngộ bằng chân tâm của mình. Đến sau này, khi đi giảng bài thuyết pháp đầu tiên của mình trước đơng đảo các đệ tử Ngài cũng chỉ im lặng. Đấy chính là kinh trắng, kinh vô tự, giác ngộ tự trong tâm kẻ tu hành giống như trong lời truyền dạy bất hủ của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma như sau:

Bất lập văn tự,

Giáo ngoại biệt truyền,

Trực chỉ nhân tâm,

Kiến Tánh thành

Phật.

Chính Phật tổ trong truyện cũng có nói “quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay”. Nhưng đáng tiếc nếu để nguyên kinh vơ tự thì chẳng thể nào truyền thụ được tới biết bao nhiêu là bách tính. Tuy kinh hữu tự hữu vi hóa tâm pháp nhà Phật nhưng vẫn có thể giúp cho con người ta sáng suốt, thơng tuệ hơn trước cuộc sống. Tuy khơng thể giúp bách tính giác ngộ thành Phật nhưng phần nào cũng đã cứu họ ra khỏi bể khổ. Ấy cũng là thành tựu của hành trình thỉnh kinh.

Hành trình đến Tây thiên khơng chỉ là chặng đường tu tập, vượt qua khổ ải của thầy trò Đường Tăng mà các nạn tiêu biểu cũng khái quát lên hành trình tu tập chung để đạt cõi Niết Bàn. Trong kiếp nạn gặp phải sáu tên cướp, bọn cướp đã tự

xưng như sau: “Ngươi chưa biết đấy để ta nói cho mà nghe: “Chúng ta, một người gọi là mắt thấy mừng, một người gọi là tai nghe giận, một người gọi là mũi ngửi thính, một người gọi là lưỡi nếm nghĩ, một người gọi là ý thấy muốn, một người gọi là thân vốn lo”.14 Sáu tên cướp này chính là lục căn của con người: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bụi trần thông qua lục căn mà đảo điên tâm kẻ tu hành rồi sinh ra lục tặc. Muốn tu hành thì phải diệt được lục tặc này. Chi tiết Tôn Ngộ Không đánh chết sáu tên cướp là muốn trừ đi chướng ngại trên con đường tu hành. Hành Giả nói: “ Thưa sư phụ, đệ tử khơng đánh chết nó, thì nó sẽ đánh chết sư phụ mất”15. Nếu không trừ được lục tặc này thì mãi mãi cũng khơng thể tới Tây thiên, mãi mãi cũng không thể đắc đạo.

Tôn Ngộ Không không chỉ diệt sáu tên cướp kia mà còn giết bảy con yêu tinh nhền nhện ở động Bàn Ty. Bảy con yêu này giống như thất tình của con người: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục, kết hợp với sáu tên cướp kia, đại diện cho thất tình lục dục - mối loạn cần trừ trên chặng đường tu tập của người tu hành.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w