Một vài điểm khác biệt giữa hành trình thỉnh kinh trong “Tây Du Ký”

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

3. Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

3.3. Một vài điểm so sánh hành trình thỉnh kinh “Tây Du Ký” với hành

3.3.2. Một vài điểm khác biệt giữa hành trình thỉnh kinh trong “Tây Du Ký”

hành trình tâm linh của con người Cơ Đốc giáo trên nền tảng so sánh

Dựa trên nền tảng tôn giáo khác nhau, thời điểm ra đời, nền văn học, động lực sáng tác,… cũng khác nhau, nên cố nhiên có thể nhìn ra nhiều nét khác biệt có tính tương

quan giữa hai cuộc hành trình này. Khơng kể những bất đồng về mặt hồn cảnh ra đời, bám vào nội dung hành trình, có thể chỉ ra một số điểm khác nhau sau:

Đầu tiên là về quãng thời gian thực hiện hành trình. Đối với thầy trò Đường Tăng, thỉnh kinh là hành trình chỉ kéo dài mười bốn năm (theo tiểu thuyết) hoặc mười bảy năm (theo lịch sử). Đó là là một hành trình hữu hạn, chỉ là một đoạn thời gian trong cuộc đời họ, dẫu cho, trừ Đường Tăng là phàm nhân, các đồ đệ của ông đều là những nhân vật trường sinh. Mười bốn năm cũng chiếm một quãng trong tuổi thọ người phàm. Trong khi đó, hành trình Cơ Đốc là một hành trình cả đời. Giáo đồ Cơ Đốc dùng hết một đời sống của mình để lao động, chuộc lỗi và thờ phụng Thiên Chúa. Hành trình bắt đầu từ lúc họ vừa sinh ra và chỉ kết thúc khi họ chết đi, sau đó nhận phán xét của Thiên Chúa về cuộc đời họ, cân nhắc xem họ có thể bước lên Thiên Đường cùng với Đức Chúa hay khơng.

Sự khác biệt này có thể lý giải trên ngun tắc chứng ngộ của hai tôn giáo khác nhau. Trong Phật giáo, sự kiện đắc đạo của một vị tăng-già là việc người đó hiểu được nguyên tắc đời sống dựa trên Tứ Diệu Đế của nhà Phật. Q trình tu tập của họ khơng phải là một sự chuẩn bị cho đời sống sau cái chết mà là một q trình có thể đạt Đạo ngay trong đời sống hiện tại. Còn trong Cơ Đốc giáo, dù một người có là Đức Giáo Hồng đi chăng nữa, thì người đó cũng chỉ thực sự được xem là “đắc Đạo”, tức được Thượng Đế chấp nhận, sau khi chết. Mọi hành động của người đó trong đời sống này chỉ là sự chuẩn bị cho đời sống sau bên cạnh Chúa ở Thiên Đường. Bởi vậy, có thể lý giải vì sao hành trình thỉnh kinh Phật trong Tây Du Ký chỉ là một khoảng thời gian, dù dài, nhưng không cần tốn cả một đời; ngược lại, Cơ Đốc nhân cần phải chuộc tội tổ tông bằng cả cuộc sống nơi trần thế của mình.

Một điểm khác biệt nữa đó là về những loại người có thể thực hiện cuộc hành trình. Tây Du Ký miêu tả hành trình thỉnh kinh của bốn thầy trò (và một con long mã). Đường Tăng vốn là đệ tử thứ hai Kim Thiền Tử của Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển thế; Tơn Ngộ Không là một giống lồi đặc biệt trong vũ trụ, có nhiều phép, dũng mãnh, ngang tàng, từng đại náo Thiên Cung, Thuỷ Tinh Cung, Âm Phủ; Trư Bát Giới vốn là Nguyên sối Thuỷ qn Thiên đình; Sa Hồ Thượng lại là Quyển Liêm Đại Tướng của nhà Trời. Tất cả bọn họ dường như đều là “người được chọn” để thực hiện sứ mạng đem kinh Phật

về Đại Đường. Hồi thứ 100, Như Lai cịn nói: “Kinh khơng phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được”. Cho nên, Phật pháp khơng phải ai cũng có thể lĩnh ngộ, ai cũng có thể “thỉnh kinh”. Có một điểm thú vị ở đây là: hành trình thỉnh kinh lại là đi lấy kinh Đại Thừa – loại kinh truyền ra cho chúng sinh, để ai cũng có cơ hội giác ngộ. Tuy nhiên, giác ngộ là tự thân, và không phải hễ đọc được tụng được kinh là trở thành chính quả tắp lự.

Lại nói sang hành trình tâm linh của tín đồ Cơ Đốc: nó là một hành trình dành cho mọi người. Theo quan niệm Cơ Đốc, mỗi chúng ta đều là những sản phẩm của Chúa, và tất cả mọi người, dù có theo đạo Cơ Đốc hay không đều đã mang những tội lỗi trong người. Có đức tin vào Chúa hay khơng, đó là một quyền tự do lựa chọn của con người, nhưng chỉ khi có đạo thì người ta mới có thể chạm được tới Thiên Đường. Dù là người có đạo từ khi mới sinh ra, hay chỉ bắt đầu tin tưởng vào Chúa Trời ở quãng giữa, thậm chí quãng cuối cuộc đời, nhưng tất cả đều có khả năng trở về cõi thiêng sau khi chết. Bởi vì cái nguyên tắc đó, cho nên giáo hội La Mã mới gọi là giáo hội Công giáo, nghĩa là tôn giáo chung cho cả nhân loại.

Hình thức cơ bản của hành trình cũng tạo ra sự khác biệt. Thầy trị Đường Tăng thực hiện một cuộc hành trình “thực” theo nghĩa đen của từ “hành trình”, tức họ có sự thay đổi về khơng gian và thời gian trước và sau khi xong hành trình (dù rằng dưới góc độ văn học, hành trình này mang nhiều ý nghĩa biểu trưng hơn là nghĩa thực). Chính trong lịch sử, pháp sư Tam Tạng cũng đã đi một chuyến từ Trung Quốc sang Ấn Độ để học tập kinh Phật. Về phía hành trình tâm linh của Cơ Đốc nhân, sự khác biệt này có thể trở nên vơ nghĩa bởi “hành trình” cũng chỉ là danh từ chúng tơi gán cho đời sống tơn giáo của họ. Tuy nhiên, như đã giải thích ở trên, đời sống của một con người theo quan niệm Cơ Đốc có thể xem như một hành trình chuộc tội và trở về thánh địa của Chúa. Do vậy, nhìn theo góc độ này, cuộc đời của con người Cơ Đốc là một hành trình mang tính tinh thần, tâm linh, khơng có nghĩa là sự chuyển dịch từ vị trí địa lý này đến vị trí địa lý khác. Họ có thể đi đến rất nhiều nơi, tiến hành những cuộc hành hương thực sự đến Jerusalem, hay thậm chí cầu nguyện trong Tồ Thánh Vatican,… Sau rốt, hành trình chuộc lỗi của họ vẫn là nằm trong chính tâm thức và đức tin tự thân, và hành trình chỉ kết thúc khi họ kết thúc đời sống trần thế.

3.3.3. Tiểu kết

Nhìn chung, dường như trên tồn thế giới, bất kì một tơn giáo thực thụ nào cũng có một cuộc hành hương vĩ đại như thế để đặt chân đến vùng đất thánh. “Dù định nghĩa có khác nhau giữa các nhà nghiên cứu tơn giáo, nhưng có một sự đồng thuận phổ biến, rằng tất cả những cuộc hành hương tôn giáo đúng nghĩa chia sẻ chung những tính chất cơ bản nhất định”, đó là: “ý niệm về thánh địa, cách thức tham gia, và những đặc ân được ban cho việc ấy.”28 Như đã phân tích ở trên, cả cuộc hành trình về phương Tây lấy kinh trong Tây Du Ký lẫn cuộc hành trình đời sống của Cơ Đốc nhân đều có những cái chung phổ biến kia. Điều này dẫn đến một ý nghĩa chung phổ quát cho tất cả các cuộc hành hương tơn giáo: Đó là một hành trình dưới sự kêu gọi, thơi thúc của đức tin, vượt qua gian nan thử thách để đến vùng đất linh thiêng của tôn giáo ấy, để tự thực chứng đức tin và diện kiến đấng trí tuệ tối cao của tơn giáo. Tóm lại, trên cơ sở so sánh với Cơ Đốc giáo, hành trình Tây Du mang một ý nghĩa thiêng liêng của cuộc hành hương đến Tây phương tịnh độ (hay tĩnh thổ), chiến thắng những rào cản hịng lung lạc niềm tin tơn giáo, và cuối cùng gặp được Phật, được ban cho kinh điển và được phong Phật.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 39 - 42)

w