Đạo giáo: Hành trình chân truyền nội đơn, tự thân đắc đạo

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 36)

3. Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

3.2. Ý nghĩa hành trình “Tây Du Ký” dưới góc nhìn Tam giáo

3.2.4. Đạo giáo: Hành trình chân truyền nội đơn, tự thân đắc đạo

Sinh ra trong thời đại loạn lạc, kẻ lãnh đạo quốc gia thì trầm luân vào những phép thuật trường sinh ảo tưởng của bọn Đạo sĩ, Ngô Thừa Ân chắc hẳn rất căm giận cái phái Đạo giáo thần tiên đã bóp méo nguyên thuỷ đạo lý cao thâm của tư tưởng Lão - Trang. Nhiều ý kiến cho rằng Ngô Thừa Ân “tôn Phật bài Đạo”, bằng chứng là yêu ma quỷ quái trên đường đi phần nhiều là Đạo sĩ, có tu luyện phép trường sinh, thuật biến hoá; trên trời lại là nơi cai trị của các vị thần tiên đều thuộc về vũ trụ quan Đạo giáo thần tiên nhưng bị Tôn Ngộ Không quậy tưng bừng, phải nhờ đến Đức Thế Tơn nhà Phật kìm hãm Tơn lại. Chúng tơi khơng đồng tình với ý kiến ấy. Sở dĩ Ngơ Thừa Ân đưa những truyện như thế vào, theo chúng tôi, là để thể hiện tinh thần chống đối cái Đạo giáo đã bị biến chất, cái Đạo giáo thần tiên dựa vào một vài câu mơ hồ trong Đạo

Đức kinh của Lão Tử mà xuyên tạc, thần thánh hoá, ma thuật hoá chúng lên thành

tiên, mê tín. Chương 33 Đạo Đức kinh viết: “Tử nhi bất vong giả thọ”, nghĩa đen là

chết mà không mất đi tức là sống lâu vậy. Câu này nên hiểu là chết đi mà khơng mất đi cái Đạo của mình, thì tức là trường tồn với Đạo. Nhiều người học Đạo về sau lại hiểu lầm câu này, thành thử họ truy tìm một con đường bất tử, trường sinh. Thực tế, tác giả

Tây Du Ký rất hiểu về Đạo giáo nguyên thuỷ, bài trừ Đạo giáo thần tiên: “Ngô Thừa

Ân thực ra rất tôn trọng và hiểu đúng chân truyền nội đơn (tịnh hay thiền) của Lão giáo”16. Cho nên, nếu nhìn Tây Du Ký dưới góc nhìn triết lý Đạo gia, đây là một hành trình chân truyền nội đơn, tự thân đắc đạo của Tôn Ngộ Không cũng như những nhân vật khác trong đoàn thỉnh kinh. Xuyên suốt Tây Du Ký, tác giả khéo léo lồng vào những kiến giải của mình về tư tưởng Lão - Trang, nhắc nhở rằng con đường duy nhất để đạt Đạo là từ bên trong, tự thẩm thấu Đạo, chứ không phải dựa vào những ngoại lực như bùa phép, đan dược.

Chương 51, Lão Tử viết trong Đạo Đức kinh rằng: “Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, vật chất khiến cho mỗi vật hình thành, hoàn cảnh hoàn thành mỗi vật […] đạo và đức không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật tự nhiên phát triển.”17 Tôn Ngộ Không vốn từ đá sinh ra, không cha không mẹ, không phải được tạo nên từ con người, cho nên Tôn Ngộ Không là thuộc về tự nhiên. Rõ ràng trong suốt một quãng thời gian khi mới ra đời cho đến khi tìm thầy học đạo, Tơn Ngộ Khơng khơng có người dạy dỗ. Mọi thứ y biết đều là “tự nhiên” mà có. Tơn chính là hiện hữu về tự nhiên rõ rệt nhất trong Tây Du Ký, mà vì thế cho nên Tơn được sinh ra để thi hành Đạo – một loại đạo tự nhiên, khơng cưỡng cầu, tự chính bên trong mà phát triển. Điều này liên kết với tư tưởng chủ đạo mà cũng là quan trọng nhất trong học thuyết của Lão Tử: “vô vi”. Chương 37 Đạo Đức kinh đề cập:

“Đạo thường vô vi nhi bất vô vi”, tức nghĩa “Đạo vĩnh cữu thì khơng làm gì (vơ vi – vì là tự nhiên) mà khơng gì khơng làm (vơ bất vi – vì vạn vật nhờ nó mà sinh, mà lớn).”18

“Vơ vi” khơng phải là khơng làm gì, tụ thủ bàng quan, mà là làm những gì thuận theo tự nhiên, khơng gây trái khốy, ngược với tự nhiên, để cho vạn vật tự phát triển

16 Lê Anh Dũng. (2000). Giải mã truyện Tây Du. TP.HCM: NXB Trẻ. Trang 158.

17 Nguyễn Hiến Lê. (2017). Lão Tử Đạo Đức kinh. TP.HCM: NXB Văn hoá - Văn nghệ. Trang 239.

(tức “vô bất vi”). Ở hồi 1, Tơn Ngộ Khơng trên đường đi tìm thầy học phép trường sinh, gặp được người kiếm củi, xin người ấy dẫn đường đến nơi của Bồ Đề Tổ Sư, nhưng người ấy chỉ nói phương hướng chứ khơng chịu dắt Tơn đi. Con đường tu Đạo của ai, người đó phải tự mình mà tìm lấy, bởi thế Tơn mới một mình vượt rừng vượt núi đến tìm thầy. Rồi khi Tổ Sư giảng ra rất nhiều con đường đã định trước, hỏi Ngộ Khơng muốn học theo đường nào thì y khơng chịu cái nào cả, Tổ Sư mới tức giận, “gõ vào đầu Ngộ Không ba cái, quay lưng giơ tay đi thẳng vào trong, đóng cửa giữa lại, bỏ mọi người ở ngồi”19 (Hồi 2). Tổ Sư khơng nói tiếng nào, chỉ dùng hành động, nếu Ngộ Không không tự hiểu được thâm ý của thầy, có lẽ sẽ chẳng có một con khỉ đá canh ba lén vào phòng thầy đợi thầy dạy Đạo, và cũng chẳng có Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung cho chúng ta trầm trồ và tốn giấy mực về hắn.

Ở hồi 68-69, khi đi qua nước Chu Tử, Ngộ Không dùng tài chữa bệnh cho vua nước ấy, nhưng điều kiện dùng thuốc là phải uống với loại nước khơng có nguồn, ấy là nước mưa trên trời vậy. Ngộ Khơng có thể dễ dàng lấy nước mưa như thế và đem thẳng đến cho vị vua, nhưng y không làm vậy. Y đến nhờ Đông Hải Long Vương ban mưa xuống như một hiện tượng tự nhiên bình thường, khơng cho ai biết nước mưa đó là từ bàn tay của y mới có. Như thế, Tơn Ngộ Khơng xem như “vơ vi” – khơng làm gì, nhưng y đã tạo ra mọi thứ giúp vua chữa bệnh – “vô bất vi”. Điều này khác với việc y đem nước đến cho vua dùng thuốc trực tiếp; như thế khơng khác gì bọn Đạo sĩ dị đoan cả. Bọn Đạo sĩ hoàn toàn dùng ngoại lực, tức những tác động bên ngoài, nhân tạo, phản tự nhiên để tạo nên “phép thuật”, còn hành động của Tơn lại có ý nghĩa phải dựa vào tự nhiên, thuận theo Đạo mới có thể có phép màu. Đây chính là cái ý nghĩa “chân truyền nội đơn” – truyền đạo từ bên trong, dựa vào nội lực, nỗ lực của bản thân, thuận theo tự nhiên – mà đại được đại Đạo vậy.

Chi tiết vô tự kinh thư, tức kinh sách khơng chữ mà Ca Diếp Tơn Giả giao cho thầy trị Đường Tăng cũng là một chi tiết đa nghĩa nếu nhìn dưới nhiều góc độ. Phật giáo nói về cái vơ thì Đạo giáo cũng nói về cái vơ, hơn nữa sự tương quan vô - hữu trong Đạo giáo rất độc đáo, mới mẻ. Trọn chương 11 Đạo Đức kinh, Lão Tử viết:

“Ba mươi tay hoa cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống khơng trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống khơng đó mà nhà mới dùng được.

Vậy ta tưởng cái “có” [bầu, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái “khơng” mới làm cho cái “có” hữu dụng.”20

Lão Tử khơng chỉ đề cao cái “vô” mà cho rằng “hữu vô tương thành”, hai thứ này tạo thành lẫn nhau: có cái hữu rồi người ta mới dựa vào đó mà xét cái vơ; để tạo ra cái vơ thì cần có cái hữu giữ cái vơ đó. Bởi thế, vơ tự thư khơng phải là kinh vơ dụng, mà chính cái “vơ tự” đó lại làm cho kinh sách hữu dụng. Ngơ Thừa Ân cùng dùng lời Đức Thế Tôn để dạy: “Kinh không phải ai cũng cho, mà cũng không thể lấy không được [...]. Những bản giấy trắng đó là chân kinh khơng có chữ, cùng là một thứ tốt.”21

Đấy chính là “thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo”, tức nghĩa “thánh nhân xử sự theo thái độ “vơ vi”, dùng thuật “khơng nói” mà dạy dỗ”22. “Bất ngơn chi giáo” mới là phương pháp dạy dỗ tốt nhất: để người học tự hiểu đặng cái Đạo, tự đốn ngộ. Điểm này rất giống với chữ “ngộ” trong phái Thiền của Phật giáo.

Rất nhiều kiếp nạn trong Tây Du Ký dựng nên bởi những yêu quái có nguồn gốc Đạo giáo, dùng những phương pháp phản tự nhiên mà tác oai tác oái, hoặc khiến cho vua chúa mù quáng tin theo, bỏ bê việc nước mà đắm chìm vào những dị đoan, tà pháp. “Trong Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân nếu có bài bác, chính là bài bác cạnh khía mê tín dị đoan, câu chấp hình danh sắc tướng của các đạo sĩ.”23 Việc huynh đệ Tôn Ngộ Không tiêu diệt bọn yêu quái đó thể hiện một tinh thần bài trừ Đạo giáo biến chất, mê hoặc người khác đi theo con đường phản tự nhiên, phản đại Đạo chân thật.

Nhìn chung, hành trình thỉnh kinh trong Tây Du Ký mà một hành trình “phản phác quy chân”, tìm kiếm đạo từ bên trong, trên tinh thần Đạo giáo nguyên thuỷ, đã phá những biến tưởng sai lệch tư tưởng Lão - Trang.

20 Nguyễn Hiến Lê. (2017). Sđd. Trang 180.

21 Ngô Thừa Ân. (2020). Tây Du Ký, tập 3. Hà Nội: NXB Văn học. Trang 472-473.

22 Nguyễn Hiến Lê. (2017). Sđd. Trang 165.

3.2.5. Tiểu kết

“Quả thực bao hàm trong Tây Du Ký là dòng tư tưởng Tam giáo đồng tông hay đồng nguyên. Ngô Thừa Ân và Tây Du Ký bất hủ là do nhiều yếu tố, những thiết tưởng phần lớn cũng vì tác giả truyện Tây Du đã có tư tưởng rất trong sáng, đã siêu vượt lên mọi xu hướng độc tôn về triết giáo.”24 Thực vậy, đọc Tây Du Ký, dù nhìn dưới nhãn quan triết lý nào trong Tam giáo ta đều có thể đi đến một kết luận gần như là chung cho tất cả mọi tơn giáo trên thế gian: Đó là một hành trình rèn luyện, tu dưỡng, khiến cho con người và xã hội trở nên tốt hơn. Trong truyện, Như Lai nói: “Tuy là giới luật của cửa ta, nhưng cũng là nguồn dòng của Tam giáo.”25

Cố nhiên vẫn có thể nhận những nét mâu thuẫn trong tư tưởng tác giả, như khơng hồn tồn tin tưởng vào giải pháp nhà Phật, chống đối sự hủ bại của nhà Nho chưa triệt để, nghi ngờ những phép thuật ảo tưởng của bọn Đạo sĩ,… nhưng tất cả tạo nên một chỉnh thể Tây Du Ký hoàn thiện, cũng là thể hiện rõ cái tâm trạng bí bách, cùng quẫn, uất hận nhưng chưa thể tìm được một lối đi hồn tồn tươi sáng của tác giả khi ơng sống trong một thời đại phong kiến ly loạn như thế.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 36)

w