Một vài nét tương đồng giữa hành trình thỉnh kinh trong “Tây Du

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

3. Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

3.3. Một vài điểm so sánh hành trình thỉnh kinh “Tây Du Ký” với hành

3.3.1. Một vài nét tương đồng giữa hành trình thỉnh kinh trong “Tây Du

hành trình tâm linh của con người Cơ Đốc giáo

Trước hết, nếu xét về tận nguồn gốc của cả hai hành trình, ta nhận ra chúng đều có một kiểu bắt đầu chung: đều bị phạm tội ở thánh địa, bị đuổi khỏi và đày xuống trần gian. Ở Tây Du Ký, cả ba huynh đệ Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã đều bị tội với Thiên Đình rồi bị đày xuống trần, nhờ có Quan Âm báo tin mà đợi người đi thỉnh kinh, phị trợ người đó để miễn tội. Cịn Đường Tăng vốn là đồ đệ Kim Thiền Tử của Như Lai, ngủ gật trong lúc Như Lai giảng kinh, cho nên mắc tội với cõi Phật, bị đẩy đi đầu thai ở trần gian. Còn trong quan niệm Cơ Đốc, sách Sáng Thế Ký có ghi chép về hai người đầu tiên của nhân loại – Adam và Eva – vì trái lời Chúa Trời, ăn phải trái cấm, nên từ cuộc sống tươi đẹp ở Địa Đàng (tức Thiên Đường trên mặt đất), bị đuổi khỏi và sống cuộc đời khổ cực nơi trần gian. Điều thú vị ở đây là, ba huynh đệ họ Tôn, họ Trư, và họ Sa đều phải tội liên quan tới hội bàn đào; cịn Adam, Eva thì ăn trái cấm mà được tội – đều dính dáng tới một loại trái cây thánh.

Đào tiên có nhiều loại. Loại hoa nhỏ, quả nhỏ, 3.000 năm mới chín thì: “người được ăn đào sẽ thành tiên, thân thể được khoẻ mạnh, nhẹ nhàng”. Loại 6.000 năm mới chín thì: “người ăn vào có thể bay bổng lên mây, sống lâu khơng già”. Cịn loại 9.000 năm mới chín thì: “người ăn vào thọ bằng trời đất, tuổi ngang mặt trời mặt trăng”.26

Trái cấm (mà lâu nay người ta vẫn lầm tưởng là trái táo) cũng là một loại trái cây có phép lạ, khi hai con người đầu tiên của thế gian ăn trái đó thì “mở mắt ra”, “giống Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (Sáng thế ký 3:5).

Việc các nhân vật trong Tây Du Ký phạm tội liên quan đến hội bàn đào và hai vị tổ phụ tổ mẫu Cơ Đốc ăn trái cấm đều là những vi phạm trái “”thiên quy”, luật trời. Nhìn dưới góc độ tín ngưỡng và tơn giáo, đó là sự chống đối lại ý của thánh thần – tồn tại cao nhất trong vũ trụ – nên phải chịu trừng phạt, đuổi khỏi đất linh, xuống trần gian chịu tội.

Tiếp đến, có thể dễ dàng nhận ra, cả hai hành trình nói đến ở đây cùng là một kiểu hành trình chuộc tội để trở về thánh địa, với điều kiện là phải có một niềm tin tơn giáo thống nhất. Thầy trị Đường Tăng đều tham gia hành trình thỉnh kinh để chuộc tội của mình ở kiếp trước hoặc thời gian trước. Đường Huyền Trang phải chịu kiếp nạn để trở

về bên cạnh Phật Tổ Như Lai; mấy huynh đệ Tôn Ngộ Khơng hộ tống Đường Tăng để tích cơng đức, thốt khỏi trạng thái đày ải khi trước, ai nấy đều trở thành Thần, Phật sau hành trình thỉnh kinh. Ở đây, ngoại trừ Tam Tạng luôn là đệ tử Phật môn, những nhân vật chính cịn lại đều cải từ Đạo giáo sang Phật giáo, nguyện quy y cửa Phật, phò trợ Tam Tạng lấy kinh. Đối với Cơ Đốc nhân, theo giáo lý Cơ Đốc, từ khi sinh ra, họ đã gánh chịu “tội tổ tơng”, hay cịn gọi là “nguyên tội” (original sin). Giáo lý Hội

thánh Cơng giáo có viết:

“Bởi tội lỗi của mình, Adam – con người đầu tiên – đã đánh mất sự thánh thiện và cơng chính ban sơ được nhận từ Chúa Trời, khơng chỉ đối với mình mà cịn đối với tồn thể nhân loại. Adam và Eva đã truyền lại cho hậu duệ họ cái bản-tính-người mang tội lỗi đầu tiên của họ, và do đó bị tước sự thánh thiện và cơng chính ban sơ; sự tước đoạt này được gọi là “nguyên tội”.”27 (Part 1, Section 2, Chapter 1, Paragraph 7, 416-

417)

Ngay trong kinh Cựu Ước, sách Sáng thế ký có đề cập lời phán xét của Đức Chúa Trời:

“Vì con đã nghe theo lời vợ, ăn trái cây mà Ta đã ra lệnh cấm ăn, nên đất đai sẽ vì con mà bị nguyền rủa; con phải khổ nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. […] Con phải làm đổ mồ hơi trán mới có miếng ăn cho đến ngày con trở về đất, là nơi con từ đó mà ra. Vì con là cát bụi, con sẽ trở về với cát bụi.” (Sáng thế ký 3:17-19)

Con người từ khi sinh ra đã có tội truyền từ Adam và Eva, họ phải lao động cực nhọc suốt cả đời để có thể chuộc lại cái tội ban sơ mà tổ phụ tổ mẫu của họ đã mắc phải với Chúa. Do đó, hành trình tâm thức tơn giáo của họ vốn dĩ là một hành trình sửa chữa lỗi lầm. Cuộc đời của Cơ Đốc nhân là hành trình mang vác ngun tội và chuộc lỗi thứ tội đó. Và với niềm tin Cơ Đốc họ dành cho mình, khi đã lao động cả đời, với tình yêu đối với vị chúa tể kia, khi chết đi, họ được hứa hẹn sẽ trở về trên vương quốc Thiên Đường, bên cạnh Đức Chúa Trời.

Hai hành trình chuộc tội này ngoại trừ cứu cánh là để trở lại thánh địa, được thánh hố bản thân, thì cịn là những hành trình tu thân, sửa trị đức tính, phẩm cách cá nhân hầu được rửa tội, chạm được đến nơi linh thiêng. Trải qua 81 kiếp nạn là trải qua những

27 Toà Thánh Vatican. (2019). Catechism of the Catholic Church, 2nd Edition. Washington: US Conference of Catholic Bishops. Trang 105.

đợt phản tư, đấu tranh chống cái xấu, cái ác của các nhân vật. Sự biến chuyển rõ ràng nhất là của Tôn Ngộ Không: từ một con thạch hầu ngang tàng, làm việc ít suy nghĩ thấu đáo, vi phạm giáo lý Phật môn, đã trở thành một người hộ tống mẫn tiệp, trí tuệ, và cuối cùng được phong Đấu Chiến Thắng Phật. Đường Tăng nhờ lòng kiên tâm hướng Phật cũng được phong thành Phật. Trư Bát Giới dù cịn nhiều tính xấu cũng được thành chánh quả. Cần mẫn, chăm chỉ chỉ như Sa hoà thượng cùng Tiểu Bạch Long cũng có Phật hiệu, tất cả đều trở về thánh địa, trở thành thánh nhân.

Hành trình đời sống Cơ Đốc của tín đồ tơn giáo này cũng có nhiều khó khăn liên quan tới đức tin và tu sửa bản thân theo giáo lý. Trong cuộc đời mỗi người, hẳn là ai cũng đã có nhiều lúc tuyệt vọng, chán nản, muốn vứt bỏ niềm tin tôn giáo (mà lắm lúc lại muốn vứt bỏ tất cả mọi lý lẽ, niềm tin). Chỉ những ai có đủ đức tin và tình u Thiên Chúa mới có thể vượt qua được gian nan, tiếp tục thờ phượng Chúa cho đến hết đời thì mới có được đời sống vĩnh viễn bên nước Chúa. Ngay cả con của Đức Chúa Cha là Jesus, trong cuộc hành trình cứu rỗi nhân loại của mình, cũng đã gặp vơ vàn khó khăn, thử thách, thậm chí cả thử thách của cái chết. Nhưng sau cùng, Ngài sống lại, đem tin mừng đi báo khắp chốn về phép màu và cơng nghiệp cứu chuộc của mình, rồi Ngài trở về bên Đức Chúa Cha.

Như vậy, có thể điểm qua một vài điểm giống nhau giữa hành trình thỉnh kinh của thầy trị Đường Tăng với hành trình đời sống con người Cơ Đốc giáo, mà những đặc điểm tương đồng này dường như thích hợp với hầu hết các tơn giáo, tín ngưỡng trên thế giới. Hành trình thỉnh kinh Phật chẳng qua cũng chính là hành trình một người tu hành Phật pháp sửa mình, giữ giới luật, gạt bỏ hồng trần; lấy được kinh Phật tức là hiểu được sự màu nhiệm thâm sâu của kinh điển và chứng ngộ thành Phật. Mọi tơn giáo có lẽ đều quy chung về một mối, một Đại Đạo to lớn, thâm sâu, đều yêu cầu con người vượt qua một hành trình khổ hạnh để đắc Đạo.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w