Nho giáo: Hành trình tái thiết trật tự xã hội Nho giáo

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

3. Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG

3.2. Ý nghĩa hành trình “Tây Du Ký” dưới góc nhìn Tam giáo

3.2.3. Nho giáo: Hành trình tái thiết trật tự xã hội Nho giáo

Một trong những tư tưởng quan trọng chi phối nhiều tư tưởng khác trong Nho giáo là tư tưởng chính danh. Tư tưởng này chi phối cả một xã hội Nho giáo. Nó xếp con người ta theo những vai xã hội nhất định, cha cho ra cha, con cho ra con, vua cho ra vua,

14 Ngô Thừa Ân. (2020). Sđd. (Tập 1). Hà Nội: NXB.Văn học. Trang 216.

tơi cho ra tơi. Chính vì thế nó tạo ra một xã hội với những tơn ti trật tự, những lề thói nhất định. Trong Tây Du Ký, tuy Ngô Thừa Ân mang tư tưởng chống lại những nhiễu nhương, bất công trong cái xã hội nặng nề đẳng cấp nhưng nhìn chung sự phản kháng này lại khơng triệt để. Ngô Thừa Ân chống lại những điều chưa hợp lẽ trong xã hội chứ ơng khơng có vẻ gì là muốn chống lại nhà nước phong kiến với hệ thống đẳng cấp, tôn ti ngặt nghèo. Trong trường hợp của quốc vương nước Xa Trì nghe lời đạo sĩ hành hạ hòa thượng hay quốc vương nước Tỳ Kheo dùng tim một nghìn trẻ em để chế thuốc thì đối tượng đả kích trực tiếp khơng phải là các hơn qn vơ minh mà là bè lũ đạo sĩ gian trá một tay che trời, lừa gạt vua. Ngơ Thừa Ân có xu hướng chỉ trích bọn đạo sĩ hơn là phê phán các ông vua dẫn đến các chuyện “bài Đạo” nhan nhản trong tác phẩm.

Qua cách xây dựng hình tượng nhân vật Tơng Ngộ Khơng có thể nhận ra khao khát thay đổi xã hội của nhà văn. Trong thế giới nghệ thuật của mình, ơng khao khát xây dựng một xã hội mới khác với xã hội mục ruỗng đương thời nhưng chính nhân sinh quan Nho giáo đã khiến cho mong muốn tái thiết xã hội của Ngô Thừa Ân vẫn quanh quẩn trong một vòng tròn. Tuy là một nhân vật anh hùng nhưng đến cuối cuộc hành trình, Tơn Ngộ Khơng đã tham gia và trở thành một phần trong hệ thống đẳng cấp. Có thể thấy Ngơ Thừa Ân tuy có thiết lập lại một trật tự mới nhưng vẫn chỉ là một trật tự được vận hành dưới bàn tay điều khiển của Nho giáo mà thôi.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w