Một số ảnh hưởng của “Tây Du Ký” trong văn học viết Việt Nam

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 56)

4 .3Trong văn hóa vật chất dân gian

4.4. Một số ảnh hưởng của “Tây Du Ký” trong văn học viết Việt Nam

4.4.1. Mở ra một “trào lưu” dịch thuật tiểu thuyết Tây Du Ký.

Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ XX đã phần nào chịu sự ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh nói chung và Tây Du Ký nói riêng mà cụ thể là ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi mới. Tác động mạnh mẽ của việc dịch thuật từ chữ Hán sang chữ Nôm, chữ Quốc ngữ từ những bộ tiểu thuyết đồ sộ đã tạo tiền đề cho sự phát triển của ngôn ngữ văn xuôi mới trong văn học viết. Từ đó mà những tác phẩm truyện văn xi của nhà văn Việt Nam cũng phần nào mang nét tương đồng với tác phẩm của nhà văn Trung Quốc, ví như sự tương đồng với Tây Du Ký về nội dung dã sử, hình tượng nhân vật, motif tiểu thuyết chí quái rất được người dân yêu thích. Điểm qua một vài bản dịch Tây Du Ký đã xuất hiện ở Việt Nam37:

TÊN HÁN TÊN VIỆT TÁC GIẢ XUẤT BẢN

Tây Du Ký Tây Du Ký Trần Phong Sắc Sài Gòn, bản khắc

gỗ, 1914

Tây Du Ký Tây Du Ký Lạc Khổ Hà Nội, 1933 - 35

Tây Du Ký Tây Du Ký Nguyễn Công Kiêu Sài Gòn, 1917

Tây Du Diễn Nghĩa Tây Du Diễn Nghĩa Hoàng Minh Tư Bến Tre, 1935

Tây Du Diễn Nghĩa Tây Du Diễn Nghĩa Tơ Chẫn Sài Gịn, 1951 - 52

Tây Du Ký Tây Du Ký Thụy Đình dịch

Chu Thiên hiệu đính

Hà Nội: NXB Phổ thơng Hà Nội,1960. Hà Nội: NXB Văn Học tái bản, 1997.

Tây du ký Tây du ký Như Sơn

Mai Xuân Hải Phương Oanh

Hà Nội: NXB Văn Học, 1982 - 88 (Tái bản năm 2007)

37 Nhan Bảo (10/05/2018). Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam. Truy cập 05/03/2021 từ http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoc-nuoc-ngoai-va-van-hoc-so-

4.4.2. Bản Nôm “Tây Du Truyện”

Tây Du Truyện là bản dịch theo thể thơ truyền thống – thơ lục bát, và được dịch

theo lối dịch phóng tác từ nội dung gốc của tiểu thuyết Tây Du Ký nổi danh trong nền văn học trung đại Trung Hoa. Theo Nhan Bảo thì bản dịch phóng tác bằng chữ Nơm này ra đời vào thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có sự thống nhất cụ thể về tác giả cũng như thời điểm ra đời của tác phẩm.

Sau đây là trích tám câu thơ đầu trong Tây Du Truyện lấy tử bản Tây Du Truyện

(mã AB.81) từ thư viện điện tử của Đại học Yale (Hoa Kỳ):

“Quyển Tây du truyện lược bầy Thuở đời Đường quốc khiến thầy cầu kinh

Đường tăng thầy tớ bộ hành Khâm sai sắc chỉ lấy kinh trợ nàn Thẳng rong ngựa tếch gác

yên

Thênh thênh chân bước khoan khoan thượng trình Đường trường rậm liễu cảnh thanh Cỏ hoa đưa đón ngàn sương một mầu.”38

Về phần nội dung, do tác phẩm theo thể dịch phóng tác nên bên cạnh những điểm tương đồng với tác phẩm gốc Tây Du Ký thì Tây Du Truyện lại có những điểm vơ cùng sáng tạo. Ba thầy trò Đường Tăng, Bát Giới, Ngộ Tĩnh và Bạch Long Mã đi đến một sơn trang nọ, Bát Giới với Sa Tăng kiên quyết đi vào bên trong mặc dù Đường Tăng đã cố gắng can ngăn và vì vậy khiến ba thầy trị đều bị bắt. Tam Tạng niệm chú gọi Ngộ Không cứu nhưng không kịp, kết quả ông bị Sơn quân phanh thây ăn thịt. Ngộ Không đã dùng “Mỹ nhân kế” tráo được bảo bối của Sơn quân sau đó cứu sống Đường Tăng rồi tiễn ba thầy trị họ lên đường, cịn bản thân thì đánh sập động u qi và quay về Hoa Quả Sơn. Sơn qn khi biết mình bị Tơn Ngộ Khơng lừa liền mượn binh lính từ cha (Ngọc Hoàng) và chú (Long Vương) đánh đến Hoa Quả Sơn nhưng thất bại dưới trướng Tơn Ngộ Khơng. Ngay sau đó Ngộ Khơng cũng đánh lên Thiên đình, đại náo cả Thiên cung vì tức giận Ngọc Hoàng dung túng bao che cho Sơn quân. Cuối cùng Phật

38 Khuyết danh. (1893). Tây Du Truyện (AB.81). Hà Nội: NXB Đồng Văn Đường, in vào năm Thành Thái thứ 5. Tư liệu lấy từ: https://findit.library.yale.edu/catalog/digcoll:8531

tổ phải đứng ra hòa giải cho đôi bên, phong cho Ngộ Không là Tề Thiên Đại Thánh và khôi phục tàn cuộc của cuộc hỗn chiến đã xảy ra.

Có thể thấy bản Nơm Tây Du Truyện đã mượn chất liệu từ Tây Du Ký mà cụ thể là những nhân vật chính được nhắc đến. Ở bản Nơm của Việt Nam vẫn có Đường Tam Tạng, Tơn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã, Ngọc Hồng, Long Vương, chư vị thần tiên, … Bên cạnh đó là tương đồng về chủ đề vượt qua kiếp nạn trong cuộc hành trình thỉnh kinh đến Thiên Trúc. Nhưng sự sáng tạo ở Tây Du Truyện là đột phá về nội dung cũng như cách xây dựng cốt truyện khi tác phẩm chỉ là một lát cắt, một ải trong 81 ải phải vượt qua.

Điểm quan trọng đầu tiên cần phải nhắc đến chính là vai trị của Tơn Ngộ Khơng. Nếu bản gốc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân xây dựng một hình ảnh Tơn Ngộ Khơng lúc nào cũng sát cánh bên sư phụ và sư huynh đệ, luôn là người tiên phong trong suốt hành trình thì ở bản Tây Du Truyện hình tượng Ngộ Khơng lại được xây dựng tách rời khỏi sư phụ và huynh đệ. Ngộ Không ở lại núi Hoa Quả Sơn và chỉ khi Tam Tạng gặp nguy, niệm chú gọi đến cứu thì Ngộ Không mới xuất hiện. Điểm sáng tạo thứ hai của tác phẩm là sự đảo ngược về tình tiết Tơn Ngộ Khơng đại náo thiên cung và danh xưng Tề Thiên Đại Thánh. Nguyên tác thì hai tình tiết đó đều xuất hiện ở những hồi đầu tiên của tiểu thuyết, trước khi Ngộ Không gặp và bái Đường Tăng làm sư phụ. Nhưng sự đảo ngược trong bản Tây Du Truyện đã đặt phần nội dung đó xuống cuối. Khi mà lúc này Ngộ Không đã là đồ đệ của Đường Tăng và cũng trở thành Đại sư huynh của Bát Giới, Sa Tăng. Những điểm khác biệt rất rõ nét này chính là sự sáng tạo của tác giả, thổi một làn gió mới vào tác phẩm, tạo sự kích thích cũng như đặc sắc cho độc giả trên nền chất liệu và nội dung đã quá quen thuộc.

Về phần giá trị lưu giữ thì hiện nay Tây Du Truyện còn được lưu giữ ba bản bao gồm một bản chép tay và hai bản khắc in. Bản chép tay được đặt tại thư viện trường đại học Yale, Mỹ. Còn đối với hai bản khắc in, một bản đang được lưu trữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Và bản còn lại hiện giờ đang ở thư viện Quốc gia Việt Nam. Mặc dù chỉ cịn lại ba bản, trong đó một bản lưu giữ tại Mỹ nhưng cũng đủ là tài liệu quý cho các học giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Tây Du Ký đối với văn học viết Việt Nam. Hơn hết Tây Du Truyện ra đời cho thấy hiện tượng phóng tác của Việt Nam từ tiểu

thuyết nổi danh của Trung Quốc, thể hiện sự tiếp nhận và giao lưu học hỏi những giá trị văn học nói chung và trong văn học viết nói riêng.

Một phần của tài liệu HÀNH TRÌNH THỈNH KINH TRONG “TÂY DU KÝ” CỦA NGÔ THỪA ÂN Ý NGHĨA HÀNH TRÌNH ẢNH HƯỞNG “TÂY DU KÝ” Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w