Sử dụng phương pháp dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triể nở động vật”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 56)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Tổ chức dạy học cụ thể

2.3.3. Sử dụng phương pháp dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triể nở động vật”

Phương pháp dạy học nhóm:

Học sinh sẽ làm việc theo nhóm. Chia lớp học ra thành 4 nhóm (khoảng 12 học sinh/ 1 nhóm). Mỗi nhóm sẽ bầu ra một thành viên làm nhóm trưởng để điều khiển các buổi thảo luận (nên chọn những người tháo vát và có học lực khá, giỏi) và thư kí để ghi biên bản các buổi thảo luận.

Từ vấn đề đưa ra, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận. Các ý kiến thảo luận được tôn trọng như nhau và sau đó đem ra phân tích để đã thống nhất vấn đề cần nghiên cứu. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được phân công nghiên cứu cá nhân và báo cáo kết quả, tham gia thảo luận khi họp nhóm.

Sau mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ có phần bài tập để đánh giá kiến thức mà học sinh cũng như nhóm đã tìm hiểu, xây dựng được. Nhận xét về mặt tích cực và mặt tiêu cực mà mỗi nhóm đạt được.

Các bước thực hiện (thực hiện theo tiến trình 7 bước)

Bước 1: Giải thích các diễn đạt, câu chữ, khái niệm trong vấn đề

+ Làm sáng tỏ các từ ngữ có liên quan (từ khóa) như: quan sát bảng, mắt, đổi chỗ… Mỗi cá nhân có nhiệm vụ tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ liên quan.

Bước 2: Xác định vấn đề thảo luận

Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng cho học sinh.

Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên nhận định vấn đề cần giải quyết trong tình huống đã nêu. Sau khi mỗi thành viên tìm hiểu vấn đề họ sẽ phát biểu quan điểm của họ, lúc này nhóm trưởng có nhiệm vụ lắng nghe các ý kiến và điểu khiển buổi thảo luận của nhóm để cả nhóm đi đến quyết định thống nhất vấn đề cần tìm hiểu. Đó là tìm hiểu về các khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật; phân tích được tác động của các nhân tố chính như thức ăn, nhiệt độ... đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật…

Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

Trong bước này các học sinh cần động não, suy nghĩ vấn đề, đưa ra ý kiến, các giải pháp khả dĩ để thảo luận. Khi đi tìm hiểu về việc quan sát bảng không rõ của ba bạn HS trên, HS sẽ phải phân tích các nguyên nhân gây ra việc này, tìm hiểu và phân tích hết các nghi vấn đặt ra và phải biết các loại trừ để rút ra nghi vấn chính xác nhất.

Sự phân tích vấn đề và cách giải thích của mỗi cá nhân sẽ được viết ra giấy và được tôn trọng như nhau. GV có thể hướng dẫn và gợi ý cho HS một số bước đi cần thiết để hướng HS đến vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 4: Xây dựng một bảng liệt kê có hệ thống các giải pháp

Sau khi thực hiện bước ba, các thành viên cũng như nhóm trưởng sẽ phải nhận ra vấn đề then chốt của buổi thảo luận.

Nhóm trưởng tổng hợp lại danh sách về những gì đã biết, đã được làm sáng tỏ và những gì còn mập mờ, cái gì cần phải được điều tra để làm sáng tỏ?

Sau bước này nhóm sẽ có được các có được sự liên kết, xâu chuỗi các vấn đề khả thi nhất.

Bước 5: Xác định các bài tập cá nhân tự học

Sau khi xác định những nhiệm vụ, những vấn đề cần được làm sáng tỏ các nhóm sẽ tiếp tục đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu. HS có thể đi tìm hiểu trong SGK, tự tìm hiểu trên mạng để biết về kiến thức và kỹ năng của phần sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, có thể sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần tìm hiểu. Ví dụ: sự biến đổi từ trứng gà thành con gà; từ trẻ sơ sinh đến trẻ em…

Bước 6: Thực hành các bài tập cá nhân (Thực hiện việc nghiên cứu của từng thành viên trong nhóm).

Các thành viên sẽ được phân công để tự nghiên cứu

Trong giai đoạn này mỗi HS sẽ viết một bài báo cáo về quá trình tự nghiên cứu của mình và nộp lại cho GV để làm cơ sở đánh giá sau này.

Bước 7: Nhóm thảo luận và báo cáo kết quả nghiên cứu cá nhân và đánh giá Sau quá tình tự nghiên cứu, các thành viên sẽ tập hợp để thống nhất quan điểm chung của nhóm. Đưa ra giải pháp giúp GVCN giải quyết vấn đề. Nhóm cũng có thể làm những sản phẩm thể hiện sự hiểu biết của mình về vấn đề đã được giải quyết thông qua các giải thích, phân tích các hiện tượng ngoài thực tiễn…

GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của nhóm. Sau buổi thảo luận sẽ có bài kiểm tra kiến thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 56)