THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 82)

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng học tập của HS và năng lực của HS thông qua vận dụng tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường THPT Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Khảo sát, điều tra cơ bản để lựa chọn các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chuẩn bị các thông tin và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm.

- Liên hệ, trao đổi để thống nhất phương án thực nghiệm với các BGH, GV tham gia thực nghiệm.

- Chuẩn bị tài liệu, đề kiểm tra, các phương tiện cần thiết để thực hiện. Hoàn thiện, điều chỉnh, bổ sung tiến trình kiểm tra đã soạn thảo.

- Đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực. Tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống và tích cực của lớp thực nghiệm và dạy học đối chứng.

- Phân tích kết quả thực nghiệm.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Thực nghiệm phù hợp với quy trình tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường trung học phổ thông Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Chúng tôi đã soạn các chủ đề và tổ chức các hoạt động dạy và học theo chủ đề, trong đó sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực đặc biệt HS được trải nghiệm thực tiễn để lĩnh hội tri thức. Sau mỗi chủ đề chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội tri thức và khả năng vận dụng kiến thức của HS. Nội dung của các đề kiểm tra được xây dựng theo mức độ nhận thức của người học bao gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

Thu thập thông tin để kiểm tra, đánh giá:

+ Quan sát HS có tích cực, chủ động, sáng tạo không.

+ Quan sát không khí lớp học có sôi động không, hoạt động nhóm có tốt không. + Quan sát GV tổ chức các hoạt động có theo đúng giáo án không, có giúp HS sáng tạo được không, phân bố thời gian hợp lí chưa.

+ Quan sát GV tổ chức, thiết kế, bố trí lớp học có khoa học, có giúp HS sáng tạo được không, phân bố thời gian hợp lí chưa, sử dụng những phương pháp dạy học tích cực nào, phương pháp dạy học có phù hợp với kiến thức của bài, độ tuổi, lớp, chất lượng học sinh.

Căn cứ tình hình thực tế, với nguồn lực hiện có, để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả, quá trình thực nghiệm áp dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, có nhóm đối chứng, có phân bố ngẫu nhiên. Quy trình thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm cụ thể như sau:

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi khái quát một số bước như sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm:

+ Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm.

+ Bước 2: Xác định nội dung và phạm vi thực nghiệm. + Bước 3: Biên soạn tài liệu thực nghiệm.

+ Bước 4: Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm. + Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm.

- Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm:

+ Bước 1: Phỏng vấn giáo viên về phương pháp dạy học hiện tại, cảm quan ban đầu của giáo viên đối với phương pháp hiện tại.

+ Bước 2: Xây dựng đề kiểm tra + Bước 3: Tiến hành thực nghiệm

Giai đoạn 3: Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm:

+ Bước 1: Mô tả kết quả học tập của học sinh thông qua việc xử lý và phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm.

+ Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau thực nghiệm thông qua việc xử lý, phân tích kết quả đánh giá sau thực nghiệm.

+ Bước 3: Kết luận về tính khả thi của thực nghiệm qua phân tích, so sánh trước và sau thực nghiệm; so sánh tính bền vững của phương pháp dạy học tích cực.

Cụ thể từng giai đoạn thực hiện như sau: Bước 1: Xây dựng giả thuyết thực nghiệm.

Bước 2: Dự kiến hệ thống chuẩn đánh giá, xác định phương tiện và cách thức đánh giá nhằm so sánh sự biến đổi kết quả trước và sau thực nghiệm sư phạm.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng thực nghiệm theo những yêu cầu nhất định để các kết luận rút ra sau thực nghiệm có thể vận dụng trong quá trình tổ chức giáo dục thể chất ở phạm vi rộng lớn, bảo đảm tính phù hợp và có thể có sai số nhỏ.

+ Đảm bảo tính đại diện và tiêu biểu.

+ Khống chế các tác động không thực nghiệm, nếu chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trong một lớp học.

+ Khống chế ảnh hưởng thứ tự các tác động.

Bước 4: Chuẩn bị cho GV và HS

- Về phía giáo viên: Phối hợp với giáo viên soạn bài theo hình thức dạy học tích hợp bằng cách:

Thứ nhất: Thiết kế cho giáo viên các phương pháp dạy học tích hợp cho bài dạy Thứ hai: Giới thiệu đến giáo viên một số một số phương pháp dạy học tích cực - Về phía học sinh: Học như thường ngày

Bước 5: Thu thập, phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm * Những lưu ý trong thực nghiệm:

- Các nhóm thực nghiệm phải như nhau về lứa tuổi, trình độ thể lực trình độ kĩ thuật, giới tính và một số trình độ khác.

- Thực nghiệm trên số lượng người đủ lớn, để số liệu nhận được có độ tin cậy cao. - Để kết quả nghiên cứu khách quan, trước khi nghiên cứu nên kiểm tra, xác định trình độ ban đầu của các nhóm. Cuối thực nghiệm, đánh giá và ghi nhận kết quả cuối cùng.

Trong các tiết học, giáo viên cần thực hiện các bước sau: Đưa ra vấn đề học tập xảy ra trong thực tế.

Nhóm và cá nhân tự tìm hiểu, thực hiện các nhiệm vụ được giao trước khi thảo luận chung giữa các nhóm trên lớp.

Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm với các nhiệm vụ được cụ thể hoá thông qua các giải pháp của mỗi nhóm đưa ra.

Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm để kịp thời hỗ trợ và chấn chỉnh nội dung và hướng giải quyết vấn đề cho phù hợp.

Các nhóm trao đổi các giải pháp của nhóm mình, cùng tranh luận để cùng đưa ra giải pháp, kiến thức hợp lí nhất.

Giáo viên nhận xét về kết quả thảo luận của các nhóm.

Đánh giá kết quả học tập: Đánh giá cả quá trình học tập của học sinh, cụ thể: Học sinh tự đánh giá: Nhóm trưởng đánh giá quá trình tham gia học tập của các bạn sau khi đã thống nhất trong nhóm.

Đánh giá chéo giữa các nhóm.

Giáo viên đánh giá dựa vào quan sát biểu hiện cụ thể của từng học sinh trong quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Kiểm tra đánh giá sau mỗi buổi thảo luận giữa các nhóm trên lớp.

Hoạt động học tập ở nhóm đối chứng: Giáo viên dạy bình thường bằng các phương pháp dạy học truyền thống.

Bài kiểm tra và bài tập vận dụng để so sánh kết quả đạt được giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Cả lớp đối chứng và thực nghiệm đều thực hiện nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp cũng như vận dụng kiến thức của học sinh. Kết quả kiểm tra của học sinh được lấy làm kết quả đánh giá, so sánh và rút ra kết luận của đề tài, đồng thời điểm được lấy làm điểm kiểm tra 15 phút trong quá trình học tập của học sinh. Đối với lớp thực nghiệm, tất cả các điểm sẽ được đưa về một điểm duy nhất theo thang điểm 10.

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp trao đổi, phỏng vấn với các cán bộ quản lí, GV và HS của các trường. Dùng phiếu trắc nghiệm, thăm quan cơ sở vật chất của trường học… Trên cơ sở đó, lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp lớp đối chứng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đồng thời chuẩn bị những thông tin, điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thực nghiệm sư phạm.

Về mặt định tính: Bên cạnh đánh giá, phân tích về định lượng, chúng tôi sử dụng quan sát, phỏng vấn sâu và phân tích sản phẩm sư phạm để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu.

Để đánh giá về mặt định tính kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

- Số HS Chú ý tích cực xây dựng bài, hứng thú nghe giảng, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra và số lần HS phát biểu xây dựng bài.

- Số HS hiểu bài và trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học.

- Số HS trả lời đúng các câu hỏi tìm tòi, vận dụng.

Về mặt định lượng

- Công cụ đo: Bài kiểm tra.

- Thang đo: Chúng tôi áp dụng thang đo các trường phổ thông đang sử dụng

(thang điểm 10). Phân chia kết quả kiểm tra thành 5 mức độ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 78 - 82)