Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triể nở động vật”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58 - 78)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4.2.Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triể nở động vật”

2.4. Xây dựng một số giáo án dạy học theo chủ đề phần “Sinh trưởng và phát

2.4.2.Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triể nở động vật”

I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên

- SGK, giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến bài 37, 38, 39 sinh học 11. - Phim về chu trình sinh trưởng và phát triển của con người từ khi hợp tử được hình thành đến lúc trưởng thành và sinh sản. Chu trình phát triển của muỗi; ếch.

- Hình ảnh minh họa:

Hình 2. Vòng đời của cá hồi

Hình 3. Các giai đoạn phát triển phôi cá lưỡng tiêm

Hình 4. Các giai đoạn phát triển hậu phôi ở sâu bọ và ếch

2. Học sinh

- Đọc trước bài 37, 38, 39 SGK sinh học 11. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. - Đặt câu hỏi, nêu thắc mắc khi đọc.

II. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung:

Chuỗi hoạt động được thiết kế dựa trên phương pháp dạy học nào?

Phương pháp dạy học

Để thực hiện dạy học GQVĐ và sáng tạo cần áp dụng hệ thống các phương pháp một cách sáng tạo và linh hoạt bao gồm các nhóm phương pháp chủ yếu:

- Nhóm phương pháp dạy học dựa trên quan điểm sư phạm tích hợp - Nhóm phương pháp trong dạy học nêu vấn đề (Hỏi - đáp nêu vấn đề) - Nhóm phương pháp dạy học dự án.

Các loại tình huống học tập

Tên tình huống Câu hỏi/vấn đề Trả lời của HS

Tình huống đột biến Tại sao có người cao tới 2,47m có người chỉ có 0,7m?

Tình huống bất ngờ Tại sao con sâu hóa thành con bướm? Tình huống không phù hợp Nếu ăn uống không phù hợp thì sao? Tình huống xung đột Tại sao có người lớn “khổng lồ” lại có

người bé “tí hon”

Tình huống lựa chọn Trong quá trình phát triển các loài ĐV có phát triển giống nhau không

Tình huống bác bỏ Các cá thể khác loài có giao phối được với nhau?

Tình huống giả định Giả sử con người không sinh ra người?

Ghi chú: Có thể phân loại tình huống theo cách khác (trong qui trình) tùy theo

nội dung và ý tưởng sáng tạo của giáo viên.

2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học

Hoạt động 1 (15 - 20 phút): Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng và phát triển ở

động vật

a) Mục tiêu hoạt động

- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật

b) Phương thức tổ chức hoạt động

- Xem một đoạn phim về chu trình sinh trưởng và phát triển của con người từ khi hợp tử được hình thành đến lúc trưởng thành và sinh sản. Xem chu trình phát triển của muỗi; ếch; hoặc ruồi,… Vẽ sơ đồ chu trình sống của các sinh vật đã được xem.

- Thảo luận và rút ra các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các sinh vật đó. Nghiên cứu mục I trang 140 sgk, thảo luận các câu hỏi sau đây:

+ Thế nào là sinh trưởng ở động vật? Sự phát triển ở ĐV bao gồm những quá trình nào? Sự sinh trưởng khác sự phát triển ở những điểm nào?

+ Sinh trưởng và phát triển ở ĐV có ảnh hưởng đến nhau như thế nào?

Gv phân tích thêm về đặc điểm sinh trưởng của động vật, yêu cầu HS hoàn thành bảng 1.

Bảng 1. Tìm hiểu về sinh trưởng, phát triển ở động vật

Sinh trưởng Bản chất

Hình thức biểu hiện

Phát triển Bản chất

Hình thức biểu hiện Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

c) Sản phẩm hoạt động 1. Khái niệm về sinh trưởng

- Định nghĩa: Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật.

- Đặc điểm: Tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể ĐV diễn ra không đều nhau (Ví dụ: ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi đạt 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì).

Hình 6. Tốc độ sinh trưởng không đều ở các giai đoạn khác nhau

Hình 7. Sinh trưởng ở một số loài động vật

- Sinh trưởng tối đa của cơ thể đạt ở tuổi trưởng thành và tuỳ thuộc vào mỗi loài động vật. Ví dụ: thạch sùng dài khoảng 10 cm; trăn dài tới 10 m; gà Ri đạt khối lượng 1,5 kg, còn gà Hồ có khối lượng tới 3 - 4 kg.

1. Khái niệm về phát triển

- Sự phát triển của ĐV bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan.

- Vi dụ: ở người, hợp tử qua 8 ngày phát triển thành phôi vì làm tổ trong tử cung nguời mẹ với các tế bào khác nhau. Sau đó phát triển thành phôi thần kinh với mầm các cơ quan và qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành cơ thể em bé với tất cả cơ quan khác nhau về cấu tạo và chức năng.

2. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, ví dụ nòng nọc phải lớn đạt kích thước nào đó mới biến thành ếch, cơ thể ếch phải đạt được kích thước nào đấy mới có thể phát dục sinh sản; ngược lại, cơ thể truớc tuổi phát dục lớn rất nhanh, đến tuổi sau phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại.

- Phát triển làm thay đổi tốc độ sinh trưởng, ví dụ: ở người, sinh trưởng nhanh nhất ở tuổi dậy thì.

- Sinh trưởng tối đa của cơ thể đạt được ở giai đoạn trưởng thành và tuỳ loài ĐV. Bảng 1. Tìm hiểu về sinh trưởng, phát triển ở động vật

Sinh trưởng

Bản chất Sự tăng về kích thước và khối lượng cơ thể Hình thức

biểu hiện

Do sự phân chia, lớn lên của TB, làm cho cơ thể lớn lên, đó là những thay đổi về lượng

Phát triển Bản chất Những biến đổi cơ thể theo từng giai đoạn của một cá thể sinh vật.

Hình thức biểu hiện

Biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, đan xen nhau và luôn liên quan đến môi trường sống. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Nếu không có sinh trưởng thì không có phát triển và ngược lại.

Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của động vật, phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái

a) Mục tiêu hoạt động

- Giải thích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ĐV (Giai đoạn

phôi và Giai đoạn hậu phôi).

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Lấy được các ví dụ về phát triển qua biến thái và không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

b) Phương thức tổ chức hoạt động:

GV: Người ta phân biệt 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn phôi và hậu phôi. Quan sát và thảo luận nhóm, nêu nhận xét về hình thái giữa các giai đoạn phát triển hậu phôi của bướm và châu chấu.

1. Quan sát quá trình sinh trưởng và phát triển hậu phôi của châu chấu. So sánh quá trình phát triển này với quá trình phát triển ở gà? Kiểu phát triển này là có biến thái hay không? Tại sao? (Châu chấu non có hình thái giống chấu chấu trưởng thành. Sâu non có hình thái khác hẳn với bướm trưởng thành)

2) Quan sát các hình ảnh sâu bướm, châu chấu non và trưởng thành kết hợp với xem hai đoạn băng về quá trình sinh trưởng và phát triển của gà và bướm. Thảo luận nhóm để so sánh hình thái con non và con trưởng thành ở mỗi loài?

GV: Mở rộng kiến thức về các tính trạng sinh dục thứ sinh ở ĐV phát triển không qua biến thái như ở người, đến tuổi dậy thì nam mọc râu, nữ phát triển vú; ở gà trống có mào to, lông đuôi dài... Đây không phải là sự biến thái.

c) Sản phẩm hoạt động

1. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG VẬT a) Giai đoạn phôi

- Giai đoạn phân cắt trứng (hợp tử phân chia tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau).

- Giai đoạn phôi nang: phôi gồm lớp tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm. - Giai đoan phôi vị: phôi gồm 2 - 3 lá phôi có nhiều tế bào khác nhau.

- Giai đoạn mầm cơ quan: phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm của các cơ quan.

b) Giai đoạn hậu phôi

- Phát triển không qua biến thái, con non mới nở đã giống con trưởng thành như ở gà và ĐV có vú.

- Phát triển qua biến thái: con non mới nở gọi là ấu trùng chưa giống con trưởng thành mà phải trải qua nhiều sự biến đổi về hình thái và sinh lí mới đạt được cơ thể trưởng thành (ĐV chân khớp và ếch nhái).

Tuỳ theo sự khác biệt trong quá trình phát triển con non thành con trưởng thành mà người ta phân biệt 2 kiểu phát triển không qua biến thái (con non mới sinh ra đã

có cấu tạo giống con trưởng thành) và phát triển qua biến thái (con non mới sinh ra có cấu tạo không giống con trưởng thành hoặc phải qua nhiều lần lột xác).

2. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

- Định nghĩa: Là quá trình phát triển trong đó con non mới sinh ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành. Ví dụ: cá, chim, bò sát, ĐV có vú, người.

Hình 8. Phát triển không qua biến thái ở người a) Giai đoạn phôi thai:

- Diễn ra trong tử cung mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi.

- Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi.

b) Giai đọan hậu phôi (sau khi sinh): Con non sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

3. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI a) Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Hình 9. Các pha biến đổi từ sâu thành bướm

- Là sự phát triển trải qua giai đoạn con non hoàn toàn khác với con trưởng thành. - Ví dụ: Phát triển của bọ cánh cứng, ruồi, muỗi, bướm, ếch, nhái…

- Giai đoạn phôi: Trứng TT--> hợp tử --> phôi -->Sâu bướm - Giai đoạn hậu phôi: Sâu bướm --> nhộng -->Bướm

Hình 10. Chu kì sống của ếch Rana sp. b) Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Là sự phát triển trong đó giai đoạn con non có hình thái giống với con trưởng thành, nhưng để trở thành con trưởng thành chúng phải trải qua nhiều lần lột xác.

- Ví dụ: Phát triển của tôm, cua, ve sầu, châu chấu,… - Giai đoạn phôi: Trứng TT--> hợp tử --> phôi --> ấu trùng

- Giai đoạn hậu phôi: Lột xác 4-5 lần Ấu trùng--> Con non --> Con trưởng thành

Hình 11. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở ve sầu

Phát triển của châu chấu:

a) Giai đoạn phôi. - Diễn ra trong trứng

- Hợp tử -> phôi -> ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng) b) Giai đoạn hậu phôi.

Ấu trùng -> lột xác nhiều lần -> châu chấu trưởng thành. Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.

Chuyển ý sang hoạt động 3: Ở các loài thân thuộc, mặc dù chúng được nuôi

dưỡng khá giống nhau nhưng kích thước lại chênh lệch nhau rất lớn (chẳng hạn như gà Ri và gà Hồ). Hay, ở cùng một loài, kích thước của các cá thể khác nhau cũng rất khác nhau. Sự khác nhau đó, do rất nhiều nhân tố tác động. Ta sẽ cùng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Hoạt động 3 (90 phút):

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

a) Mục tiêu hoạt động

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò của các nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Trình bày được vai trò của một số hoocmôn đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Kể tên và phân tích được tác động của một số nhân tố bên ngoài đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích hình ảnh.

- So sánh, khái quát hóa nội dung kiến thức. - Liên hệ thực tiễn.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

b) Phương thức tổ chức hoạt động

GV: Hãy xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. Cho ví dụ minh họa. Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.

HV: - Do hai hoocmôn chủ yếu là Ecđixơn và Juvenin. Ecđixơn gây lột xác kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Juvenin phối hợp với Ecđixơn gây lột xác, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

- Sâu lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn nhưng do ức chế của juvenin nên không thể biến thành nhộng và nhộng thành bướm. Khi juvenin giảm đến mức không ức chế được ecđixơn thì ecđixơn làm sâu biến thành nhộng sau đó là bướm.

c) Sản phẩm hoạt động

I. CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV gồm có

a. Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và

phát triển.

b. Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới

cái không giống nhau; trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Thường con cái lớn nhanh và sống lâu hơn con đực, ví dụ: mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gắp 10 lần so với mối đực.

c. Hoocmôn sinh trưởng phát triển

Điều hoà sự phát triển phôi và đặc biệt là hậu phôi có hàng loạt hoocmôn phối hợp tác động như các hoocmôn biến thái (ecđixơn, juvenin, tirôxin...), các hoocmôn kích dục điều hoà sự chín trứng và rụng trứng (FSH, LH), các hoocmôn sinh dục điều hoà sự dậy thì, sự động dục, sự mang thai (testostêrôn, ơstrôgen, prôgestêron...).

Hoocmôn điều hoà sinh trưởng: Các hoocmôn quan trọng nhất ở người là hoocmôn sinh trưởng (GH) và tirôxin.

Điều hoà sự biến thái: Sự phát triển biến thái ở sâu bọ thường được điều hoà bởi hai loại hoocmôn là ecđixơn và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực. Tuỳ theo mức độ tác động của hai loại hoocmôn này mà sâu bọ có kiểu biến thái hoàn toàn (bướm) hoặc không hoàn toàn (châu chấu).

Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh:

- Tính trạng sinh dục thứ sinh: những đặc điểm hình thái và sinh lí để phân biệt cá thể đực hoặc cá thể cái.

- Ví dụ: hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm; Râu quai nón ở đàn ông.

- Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hoà bởi hai loại hoocmôn sinh dục là ơstrôgen (hoocmôn sinh dục cái do buồng trúng tiết ra) và testostêrôn (hoocmôn sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra).

1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sự phát triển của ĐV có xương sống Bảng 1:

Tên hoocmon Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí

Hoocmon sinh

trưởng (GH) Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích phát triển xương.

Tiroxin Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. (Riêng ở lưỡng cư, tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành cóc, ếch, nhái...).

Ơstrogen Buồng trứng

Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:

+ Tăng phát triển xương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 58 - 78)