Thị phân loại kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 89 - 105)

Tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp đối chứng. Và tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp đối chứng (Bảng 3.6; Hình 3.2).

Như vậy, phương án tổ chức thực nghiệm đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá giỏi.

Điều đó cho thấy, việc vận dụng dạy học theo chủ đề đã có tác động tích cực tới việc nâng cao kết quả học tập môn Sinh học ở trường phổ thông.

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các nhóm thực nghiệm cao hơn các nhóm đối chứng.

3.6.2. Kết quả định tính

Ngoài việc phân tích định lượng từ kết quả bài kiểm tra, đánh giá, chúng tôi còn phân tích định tính thông qua sự so sánh về tinh thần thái độ học tập, không khí giờ học của các nhóm thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi có rút ra một số nhận xét sau:

+ Học sinh các lớp ĐC gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào hoàn cảnh mới.

+ Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, phát hiện và giải quyết vấn đề của HS nhóm TN nhanh hơn, chính xác hơn HS nhóm ĐC.

+ Khả năng tổng hợp kiến thức, tự học, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của học sinh lớp TN tốt hơn học sinh lớp ĐC. Biểu hiện, học sinh các lớp TN vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tế tốt hơn.

+ Năng lực tư duy của học sinh khối lớp TN cũng linh hoạt hơn, có khả năng nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác để có phương án giải quyết các tình huống trong học tập.

+ Năng lực thí nghiệm: thông qua sự hướng dẫn của GV, HS thực hiện thí nghiệm, thu thập số liệu và hình ảnh liên quan đến thí nghiệm. Từ đó, HS yêu thích và chủ động hơn trong việc học tập.

+ Khả năng hoạt động nhóm: HS nhóm lớp TN tích cực hơn trong các hoạt động nhóm, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nội dung học tập được giao.

3.6.3. Kết luận về kết quả thực nghiệm

Qua kết quả thu nhận được từ quá trình thực nghiệm, tôi rút ra nhận xét sau:

Đối với lớp thực nghiệm

Kết quả đánh giá điểm quá trình tham gia học tập và điểm bài kiểm tra cuối chương gần tương đồng nhau. Sự phân tán của điểm quá trình quanh điểm 7 và 8 còn điểm kiểm tra là 9. Như vậy, cách đánh giá học sinh trong quá trình học tập là tương đối chính xác.

Kiến thức mà học sinh thu thập được thể hiện trong quá trình các em tham gia vào học tập. Điểm quá trình đánh giá được toàn bộ hoạt động học tập của học sinh chứ không phải chỉ thiên về mặt kiến thức, đáp ứng được nhu cầu đánh giá toàn diện học sinh. Điều đó cũng phù hợp với tiêu chí đánh giá của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề, đó là đánh giá việc học của học sinh.

Đối với lớp thực nghiệm và đối chứng

Kết quả đánh giá về số lượng HS giải đúng các bài tập được giao của lớp ĐC và TN tôi thấy số lượng bài tập lớp TN làm được cao hơn hẳn lớp ĐC. Kết quả này có thể lí giải là do các em lớp TN làm việc theo nhóm nên có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau chứ không phải tự lực làm. Tuy nhiên, kết quả này cũng làm cho tôi băn khoăn liệu dựa vào số lượng bài tập mà học sinh làm được để đánh giá kết quả học tập có chính xác không?

Thực tế cho thấy rằng, các HS lớp TN cảm thấy hào hứng hơn trong giờ học vật lí, trong các buổi thảo luận trên lớp các em tỏ ra hăng hái phát biểu, xây dựng kiến thức bài học. Thông qua các nhóm học tập mà các em cảm thấy gắn bó với nhau hơn, tinh thần tương trợ và đoàn kết cũng được tăng lên. Trong khi đó, học sinh lớp ĐC không tích cực trong các giờ vật lí, chỉ có một số học sinh khá, giỏi là còn có hào hứng, các HS còn lại rất hời hợt.

Điểm số bài kiểm tra giữa hai lớp cũng lệch nhau đáng kể, điều này cũng cho thấy khả năng phân tích và hiểu kiến thức của học sinh lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC. Để lí giải điều này, tôi cho rằng do HS lớp TN được dạy các thao tác tư duy, các phép suy luận logic và cách trình bày ngôn ngữ một cách có chủ định. Vì thế, các em có sự phân tích và hiểu biết sâu sắc. Còn HS lớp ĐC được giảng dạy theo phương pháp truyền thống “thầy giảng, trò nghe” nên dẫn đến HS thụ động, kiến thức thu được không được HS ghi nhớ sâu sắc. Điều này cho thấy phương pháp dạy học dựa trên vấn đề rõ ràng hiệu quả hơn hẳn phương pháp truyền thống.

Xét về mặt vận dụng kiến thức thì cũng thấy rằng khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, chế tạo các dụng cụ đơn giản của lớp TN cũng cao hơn hẳn lớp ĐC. Đây là dấu hiệu đáng mừng để có thể áp dụng phương pháp này vào trường phổ thông.

Kết luận chương 3

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức theo dõi đánh giá quá trình thực hiện dự án của HS, dựa vào kết quả các bài kiểm tra và kết quá đánh giá năng lực của HS được hình thành chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường THPT Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, đồng thời đáp ứng được định hướng đổi mới phương pháp dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy: Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường THPT Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giúp HS hứng thú trong quá trình học tập, HS được trải nghiệm thực tế để lĩnh hội tri thức tạo một không khí học tập sôi nổi, qua đó HS chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

Luận văn hướng đến khẳng định lợi ích của việc Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường trung học phổ thông Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó triển khai mở rộng dạy học Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường trung học phổ thông Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ở các phần khác trong chương trình Sinh học 11, trong các khối lớp và ở các môn học khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trên cơ sở phân tích các vấn đề về lí luận dạy học theo chủ đề và phương pháp dạy học tích cực, bồi dưỡng năng lực sáng tạo, trong chương này tôi đã đề cập tới các luận điểm lí luận sau:

- Khái niệm về dạy học theo chủ đề.

- Đặc điểm và hình thức dạy học theo chủ đề.

- Nguyên tắc và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề

- Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” ở trường THPT.

- Thực tiễn dạy học theo chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

1.2. Dựa vào thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay cùng với việc vận dụng cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề, chúng tôi đã thiết kế, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn trong phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.

Từ trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại chương 1, chương 2 luận văn đã vận dụng quy trình xây dựng chủ đề và tổ chức dạy học theo chủ đề vào phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.

1.3. Kết quả quá trình thực nghiệm cho thấy: Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường trung học phổ thông Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã có tác động tích cực đến hiệu quả giảng dạy của GV, làm cho bài học trở nên sôi nổi, HS được làm việc nhiều hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Điều này, đã khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy học tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường trung học phổ thông Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

2. Khuyến nghị

Dựa vào kết quả thực nghiệm thu được, tôi có những kiến nghị sau:

- Dạy học theo chủ đề mặc dù đã được Bộ GĐ&ĐT triển khai thực hiện nhưng vẫn còn mới đối với nhiều GV, đặc biệt GV trẻ chưa có kinh nghiệm trong dạy học và chưa được tập huấn về dạy học theo chủ đề. Vì vậy, cần phải tổ chức các lớp tập huấn

cho GV về dạy học theo chủ đề để các GV có thể nắm vững và khai thác được thế mạnh của dạy học theo chủ đề.

- Dạy học theo chủ đề phải được đổi mới một cách toàn diện trong đó chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học.

- GV cần có sự đầu từ, tiếp tục tổ chức dạy học các chủ đề khác nhằm tiếp tục phát triển năng lực của HS.

- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. - Nhà trường cần tăng cường CSVC, phục vụ cho dạy học tích hợp như thư viên, thư viện điện tử, hệ thống máy chiếu, tranh ảnh, tài liệu....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Đinh Quang Báo và Nguyên Đức Thanh (2001), Lí luân dạy học sinh học - Phần đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) Lê Đình Tuấn (Chủ biên) - Nguyễn Như Khanh (2007), Sinh học 11, NXB Giáo dục.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB Giáo dục, 2012.

5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), Tích hợp trong dạy học Sinh học, NXB Đại học

Thái Nguyên.

6. Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Mai Thị Hằng, Đinh Thị Kim Nhung, Vương Trọng Hào (2011), Thực hành vi

sinh vật học, NXB Đại học Sư phạm.

8. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học sinh học, (Tài liệu BDTX chu kỳ 1993- 1996 cho giáo viên THPT), NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Bá Hoành (2008), "Dạy học tích hợp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Dạy học

tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Trần Bá Hoành và Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương về phương pháp dạy

học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. John. D. Mc Neil (1994), Nguyên tắc tích hợp chủ đề trong nội dung chương trình (Curriculum - A.Comprehensive Introduction).

12. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục.

13. Meier. B, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới (Tài liệu hội thảo -Tập huấn), Bộ Giáo dục và

Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT (Khoản vay số 1979 -VIE).

14. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB ĐHQGHN. 15. Nguyễn Minh Phương, Đào Thị Thặng (2002), "Quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình một số môn Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trên thế giới", Tạp chí Giáo dục, số 69, Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Phương, Đào Thị Thặng (2002), Xu thế tích hợp môn học trong

nhà trường, Tạp chí Giáo dục, số 22, Sách giáo khoa hiện hành

17. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Tài liệu tập huấn về phương pháp dạy học theo hương tích hợp, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

18. Tăng Thị Ngọc Thắm (2007), Dạy học theo chủ đề và việc vận dụng vào thiết kế

giảng dạy phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.1. Phiếu điều tra về thực trạng dạy học theo chủ đề trong môn Sinh học

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho cán bộ, giáo viên) Kính gửi Quý Thầy/Cô giáo!

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường THPT Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. Với mong muốn thu thập dữ liệu về thực trạng Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” cho học sinh ở trường THPT Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Để có được thông tin phục vụ đề tài, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quý Thầy/Cô

Trân trọng cảm ơn Quý Thầy/Cô.

1. Quý Thầy/Cô vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân:

1.1. Tên trường Thầy/Cô làm việc: ……… 1.2. Môn học Thầy/Cô đảm nhiệm dạy: ……….… 1.3. Thâm niên công tác: ………..………..năm (ghi tròn năm)

1. Quý Thầy/Cô vui lòng đánh dấu X vào ý kiến lựa chọn về mức độ sử dụng phương pháp dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”:

Stt Nội dung Thường

xuyên

Đôi khi

Không dùng

1 Trong quá trình dạy học môn Sinh học, Thầy/Cô có thường xuyên cho học sinh sử dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề có trong thực tiễn hay không? 2 Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng kiến thức từ các

môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Công nghệ trong quá trình dạy học môn Sinh học của mình?

3 Trong quá trình dạy học Sinh học, Thầy cô có thường xuyên giao nhiệm vụ hoạt động nhóm cho học sinh ? 4 Thầy/Cô có thường xuyên giao nhiệm vụ cho học

2. Nếu Thầy/Cô đánh giá về thực trạng hình thức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” - THPT

Stt Nội dung Lựa chọn

1 Chủ đề trong nội bộ môn học 2 Chủ đề đa môn

3 Chủ đề liên môn 4 Chủ đề xuyên môn

3. Theo Thầy/Cô vai trò, ý nghĩa tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” - THPT là gì?

STT Nội dung Lựa chọn

1 Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn

2 Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng 3 Kích thích hứng thú tìm tòi, yêu thích bộ môn

4 Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán 5 Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn

6 Rèn luyện kĩ năng suy luận logic

7 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng học hỏi lẫn nhau 8 Tăng cường khả năng vận dụng tri thức

9 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề 10 Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập tích cực

4. Thầy/Cô gặp những khó khăn gì khi Tổ chức dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”- THPT STT Nội dung Không khó khăn Bình thường Rất khó khăn

1 Mất nhiều thời gian đầu tư và xây dựng chủ đề 2 Khó chọn lọc nội dung chủ đề phù hợp với

nhóm bài

3 Không nhiều nguồn tư liệu để tham khảo

4 Khó xây dựng được nội dung cốt lõi khi dạy theo chủ đề

5 Nội dung kiến thức môn học hiện nay quá khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 89 - 105)