Tiêu chí đánh giá cho các mức điểm của bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 84)

Loại Điểm Yêu cầu

Giỏi 9, 10 - Giải quyết tốt các yêu cầu của bài kiểm tra. Cụ thể:

+ Nhận thức đúng đắn và đầy đủ các nhiệm vụ cần giải quyết. + Vận dụng và liên hệ các kiến thức đã học; các kiến thức lý luận và thực tiễn; các kiến thức của các khoa học cơ bản để giải quyết vấn đề.

+ Trình bày đầy đủ, chính xác các ý cơ bản.

Lập luận rõ ràng theo một logic chặt chẽ, thể hiện tính độc lập, sáng tạo, của cá nhân trong quá trình giải quyết vấn đề và lĩnh hội tri thức. Khá 7,8 - Giải quyết tương đối tốt các yêu cầu của bài kiểm tra. Cụ thể:

+ Hiểu nội dung bài học, trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản của bài.

+ Phát hiện tương đối tốt về vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết.

+ Vận dụng các kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách cơ bản.

+ Lập luận tương đối rõ ràng, thể hiện tính độc lập của cá nhân trong quá trình nhận thức.

Loại Điểm Yêu cầu

Trung bình

5,6 - Nắm được nội dung bài học nhưng trình bày ở mức độ hời hợt, không chắc chắn. Cụ thể:

+ Hiểu về vấn đề, yêu cầu cần giải quyết nhưng thực hiện các bước giải quyết vấn đề không đầy đủ, không chính xác, không thể hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu.

+ Lập luận thiếu chặt chẽ nặng về sao chép, tái hiện.

Yếu 0 → 4 - Trình bày thiếu ý cơ bản của nội dung, tỏ ra không nắm được nội dung bài học. Cụ thể:

+ Lập luận thiếu chặt chẽ, có nhiều sai sót.

+ Hình thức trình bày lộn xộn, câu văn lủng củng.

Từ kết quả kiểm tra của HS, bằng phương pháp thống kê xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm cho phép đánh giá chất lượng của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.

Phương pháp chọn trường, chọn lớp thực nghiệm và chọn giáo viên dạy thực nghiệm:

Thực nghiệm diễn ra tại trường THPT Ngân Sơn với học sinh lớp 11. Với đối tượng học sinh tích cực, nhiệt tình tha gia các hoạt động dạy học, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt.

Để chọn các lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành tìm hiểu qua Ban giám hiệu, tổ chuyên môn Tự nhiên và giáo viên chủ nhiệm về số lượng và chất lượng học sinh. Các lớp thực nghiệm phải đảm bảo tính đồng đều về học lực của học sinh. Qua kết quả điều tra, đặc biệt dựa vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm nhận thấy trình độ học tập của học sinh ở các lớp này là tương đương nhau. Giáo viên tham gia thực nghiệm là giáo viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và năng lực chuyên môn tốt.

Với lớp thực nghiệm, tiến hành dạy học theo chủ đề đã được xây dựng.

Với lớp đối chứng, tiến hành dạy học như bình thường, trong quá trình dạy có sử dụng các phương tiện trực quan như tranh vẽ, sơ đồ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật cho học sinh ở trường THPT ngân sơn, tỉnh bắc kạn​ (Trang 82 - 84)