Thị đường lũy tích của nhóm lớp TN và ĐC bài kiểm tra lần 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 85 - 87)

Khi so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến (hình 3.4) ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.

Để khẳng định điều này tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC"và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.10. Kiểm định X điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 2 của nhóm lớp TN và ĐC

z-Test: Two Sample for Means

ĐC TN

Mean 7.086124402 8.004785

Known Variance 2.104921 1.396787

Observations 209 209

Hypothesized Mean Difference 0

Z=U -7.09721761

z Critical one-tail 1.644853627

z Critical two-tail 1.959963985

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.10 cho thấy: TN > ĐC , ( TN = 8.00, ĐC = 7.08), phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy, điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 7.09 > 1,96

(trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần VSV bằng mô hình dạy học trải nghiệm của David-Kolb và các biện pháp khác tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”và đối thuyết Ha “Dạy học phần VSV bằng mô hình dạy học trải nghiệm của David-Kolb và các biện pháp khác tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”, kết quả thể hiệnở bảng dưới đây:

Bảng 3.11. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 2 của nhóm lớp TN và của nhóm lớp ĐC

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

ĐC 209 1481 7.086124402 2.117546927

TN 209 1673 8.004784689 1.254784689

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 88.19139 1 88.19138756 52.30291538 2.3E-12 3.863909

Within Groups 701.445 416 1.686165808

Total 789.6364 417

Trong bảng 3.11, phần tổng hợp (Summary) đã cho chúng tôi thấy: Số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 52.30291538> F-crit (tiêu chuẩn) = 3.863909 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HếT.

3.4.1.3. Thực nghiệm lần 3

Tiếp tục rút kinh nghiệm kết quả TN sư phạm lần 2, chúng tôi đã tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV về phương pháp dạy TN và nội dung cũng như sự phù hợp với trình độ HS ở các trường, hướng HS vào các kĩ năng giải quyết các bài tập trải nghiệm, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp trong TN lần 3. Kết quả chúng tôi thu được như ở bảng dưới đây:

Bảng 3.12. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra lần 3 của nhóm lớp TN và ĐC Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 209 0 0 1 31 52 38 47 32 8 TN 209 0 0 0 7 7 48 69 56 22

Bảng 3.13. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 3 của nhóm lớp TN và ĐC

Lớp Số bài Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 209 0 0 0.47 14.8 24.8 18.1 22.4 15.3 3.82 TN 209 0 0 0 3.34 3.34 22.9 33 26.7 10.5

Từ số liệu ở bảng 3.13, lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra lần 3 (hình 3.5):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)