Quy trình học trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 52 - 81)

- Bước 1: Phân tích mục tiêu dạy học

Từ cấu trúc mục tiêu dạy học đã được xác định giáo viên phân tích để xác định các chuẩn đầu ra cụ thể cho từng mục tiêu, từ đó, lựa chọn nội dung học tập và xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp.

Ví dụ: Ví dụ xác định mục tiêu dạy học thể hiện ở mục I của giáo án 1,2 và 3 thể hiện ở mục 2.5 trong luận văn này.

- Bước 2: Trải nghiệm/Hướng nghiệp

Thông qua việc giới thiệu sản phẩm ứng dụng của nội dung học tập hoặc trình bày kết quả học tập dự kiến, giáo viên tạo ra sự cảm nhận ban đầu về nội dung học tập và hình thành động cơ học tập tích cực cho học sinh. Từ đó, hướng sự tập trung của họ vào mục tiêu dạy học để sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

Ví dụ: ở các hoạt động 1,2,3 của giáo án 1,2 và 3 thể hiện ở mục 2.5 trong luận văn này.

Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau, GV hỗ trợ HS tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập đã được giới thiệu ở bước 2. Thông qua đó, HS tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành. Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo mô hình học trải nghiệm của David A. Kolb.

Ví dụ: ở các hoạt động 1,2,3 của giáo án 1,2 và 3 thể hiện ở mục 2.5 trong luận văn này.

- Bước 4: Phát triển kĩ năng và ứng dụng

Từ những hiểu biết về kiến thức liên quan, những khái niệm mới đã được làm sáng tỏ và quy trình thực hành đã được xây dựng ở bước 3, HS tiến hành luyện tập chủ động dưới sự hướng dẫn của GV. Kết quả của quá trình luyện tập thực hành là sản phẩm ứng dụng như minh họa ban đầu ở bước 2. Kết thúc quá trình luyện tập, HS củng cố được kiến thức và phát triển kĩ năng mới, qua đó, hình thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo.

Ví dụ: ở các hoạt động 1,2,3 của giáo án 1,2 và 3 thể hiện ở mục 2.5 và phần phụ lục 8 trong luận văn này.

- Bước 5: Đánh giá

Để xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học, mức độ tích lũy kinh nghiệm mới của người học. Dựa vào các tiêu chí trong công cụ đánh giá đã được xây dựng ở bước 1, GV tiến hành đánh giá kết quả thực hiện quy trình, sản phẩm thực hành do HS thực hiện trong quá trình luyện tập và những hiểu biết của các em về nội dung học tập.

Ví dụ đánh giá bằng phiếu đánh giá (phụ lục 4,5) và ghi chép của giáo viên (trong phụ lục 8).

2.5. Một số ví dụ vận dụng mô hình học trải nghiệm của David A. Kolb trong dạy học phần “Sinh học VSV"(SH 10 - THPT) dạy học phần “Sinh học VSV"(SH 10 - THPT)

Giáo án 1: Tiết 22-Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của VSV.

- Phân biệt được các môi trường nuôi cấy VSV và các kiểu dinh dưỡng ở VSV.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu thông tin SGK, tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin từ các nguồn khác SGK.

- Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, phân tích và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.

- Kiểm tra và phát triển kĩ năng nghe, nhớ thông tin, tốc độ phản xạ của các nhóm học sinh.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm trên lớp, rèn kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

- Phát hiện và phát triển tiềm năng (năng khiếu) của mỗi học sinh và nhóm học sinh, phát triển kĩ năng trình bày vấn đề trước tập thể.

3. Thái độ

- Củng cố quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống.

- Củng cố lòng yêu thích môn học, yêu mái trường và thầy cô giáo, củng cố tình đoàn kết, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm học sinh và trong tập thể lớp.

- Có điều kiện thể hiện thế mạnh của mình trước tập thể và củng cố niềm tin, tự tin cho mỗi học sinh.

4. Năng lực:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. 2. Chuẩn bị của HS

- Sản phẩm dự án về kiểu dinh dưỡng của VSV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tô chức lớp, đặt vấn đề: GV: thông báo

- Bài đầu chương mới, không kiểm tra bài cũ.

- Hình thức học: thông qua trò chơi đường lên đỉnh olimpia.

- Chia lớp thành 3 đội chơi, cử đội trưởng. - Đội trưởng phát phiếu ghi bài.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm VSV (15 phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung

Vòng thi 1: KHỞI ĐỘNG (Phụ lục 1) - Luật chơi:

+ Có 1 phút đọc thông tin mục I (SGK- trang 88)

+ Gồm 4 câu hỏi suy nghĩ trong 10s + Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10đ + Trả lời sai không bị trừ điểm

+ Hết giờ đội trưởng chấm chéo kết quả giữa các đội chơi theo thứ tự 1-2-3-1  GV kiểm tra được kiến thức bài mới, kiến thức thực tế, kiến thức cũ của học sinh, khả năng phối hợp giữa các thành viên  GV rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, ghi nhớ thông tin, phản ứng nhanh, chính xác

- GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 1.

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

- Khái niệm: VSV là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi

- Đại diện: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh, địa y, virut

- Đặc điểm chung:

+ Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, có thể là tập hợp đơn bào

+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh

+ Sinh trưởng, sinh sản nhanh + Phân bố rộng

Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại môi trường cơ bản (7 phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung

Vòng thi 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

(Phụ lục 2) - Luật chơi:

+ Có 2 phút đọc thông tin mục 1 trong phần II (SGK- trang 88)

+ Có chướng ngại vật suy nghĩ trong 30s + Trả lời đúng được 20 điểm

+ Trả lời sai đội khác được quyền trả lời  GV rèn cho học sinh kĩ năng nghiên cứu tài liệu, xử lí tình huống

- GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 2. Cung cấp thông tin bổ sung: Môi trường nuôi cấy có thể ở dạng thạch (đặc) hoặc lỏng. Để nuôi cấy trên môi trường đặc, thêm vào 1,5-2% thạch (agar) chiết rút từ tảo đỏ ở biển (không bị VSV phân giải, nóng chảy ở 1000C, đông lại khi để nguội 40-420C)

II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG

1. Các loại môi trường cơ bản

Có 3 loại môi trường:

+ Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên + Môi trường tổng hợp: gồm các chất hóa học đã biết về thành phần và số lượng + Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và chất hóa học

Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng (10phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung

Vòng thi 3: TĂNG TỐC

Luật chơi:

+ Mỗi đội trình bày sản phẩm dự án về 1- 2 kiểu dinh dưỡng ở VSV

+ Thời gian trình bày: 2- 3 phút. Quá thời gian qui định trừ 10 điểm

+ Tiêu chí chấm:

- Nội dung: chính xác, đầy đủ, có thông tin mới (20điểm)

- Trình bày: sáng tạo, sâu sắc, tự tin (20 điểm) - Hiệu quả nhóm: tham gia đầy đủ, nhiệt tình, phối hợp tốt (20 điểm)

- Bình chọn khán giả (GV và đội chơi khác): giơ tay bình chọn (20 điểm)

- GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 3

2. Các kiểu dinh dưỡng

- Tiêu chí phân biệt: nguồn năng lượng và nguồn thức ăn (cacbon chủ yếu)

- Gồm 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV: + Quang tự dưỡng + Hóa tự dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa dị dưỡng 3. Củng cố (10 phút) Vòng thi 4: VỀ ĐÍCH - Luật chơi:

* Chọn gói câu hỏi: Có 5s trả lời

+ Mỗi đội có 1 lượt lựa chọn gói câu hỏi với số điểm: 10, 20,30,40 điểm theo thứ tự khó tăng dần

+ Trả lời sai hoặc thiếu đội khác được quyền trả lời Trả lời đúng được điểm của câu hỏi đó từ đội trả lời trước + Trả lời sai 2 đội không bị trừ điểm

* Đặt ngôi sao hy vọng:

+ Mỗi đội được đặt 1 lần khi lựa chọn gói câu hỏi + Trả lời đúng được gấp đôi số điểm

+ Trả lời sai bị trừ đi số điểm của câu hỏi * Ô mạo hiểm: Chỉ tồn tại trong 10s + Trả lời đúng được 100đ

+ Trả lời sai mất nửa số điểm hiện tại

- Gói câu hỏi:

+ Câu hỏi 10 điểm:

1. Căn cứ vào nguồn năng lượng chia VSV ra thành những loại nào? 2. Căn cứ vào nguồn thức ăn chia VSV ra thành những loại nào? 3. VSV quang tự dưỡng khác VSV hóa dị dưỡng ở những điểm nào? + Câu hỏi 20 điểm:

1. Những VSV phân giải xác chết thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Giải thích? 2. Tảo có gây bệnh cho người không? Giải thích?

3. Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào? +Câu hỏi 30 điểm:

1. Một vi khuẩn chỉ cần axit amin Met như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và

sống trong các hang động không có ánh sáng. Cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này? Giải thích

2.Khi có ánh sáng và giàu CO

2, một loại VSV có thể phát triển trên môi trường với thành phần các chất (g/l) như sau:

(NH 4) 3PO 4 - 1,5; KH 2PO 4- 1,0; MgSO 4 - 0,2 ; CaCl 2- 0,1; NaCl - 5,0

Cho biết môi trường trên là loại môi trường gì và kiểu dinh dưỡng của VSV đó?

3. H2S là chất độc đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Người ta sử dụng vi khuẩn quang hợp tía và lục để xử lí nước nhằm làm giảm lượng H2S trong ao nuôi. Quá trình quang hợp diễn ra theo phương trình sau: H2S + CO2 --> (CH2O) + S + H2O.

(trong môi trường ánh sáng có khuẩn diệp lục) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn nói trên?

+ Câu hỏi 40 điểm:

1. Câu nói sau đúng hay sai, giải thích:

Quang tự dưỡng tiến hóa hơn hóa tự dưỡng

2. Câu nói sau đúng hay sai, giải thích:

VSV là một nhóm phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới

Trong phòng thí nghiệm chỉ có thể nuôi cấy VSV trên môi trường lỏng.

- Ô mạo hiểm:

+ Dựa vào những hiểu biết của mình, theo em VSV là "bạn"hay “thù”? Làm thế nào để “tăng bạn, bớt thù”.

Đánh giá (1 phút)

- GV nhận xét, đánh giá chung kết quả của từng nhóm.

- Khen thưởng nhóm có điểm cao nhất và động viên nhóm khác.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2 phút)

- Kẻ bảng các kiểu dinh dưỡng vào phiếu ghi bài. - Hoàn thành câu hỏi và bài tập (SGK- trang 91). - Bài tập trải nghiệm: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài.

PHỤ LỤC 1

Vòng thi: KHỞI ĐỘNG Câu 1: Những sinh vật nào dưới đây là vi sinh vật?

A. Vi khuẩn lactic (0,5 – 1µm) B. Nấm men rượu (5 – 14µm C. Vi tảo chlorella (5 – 10µm D. Rau cải (50- 60cm)

Đáp án: A, B, C

Câu 2: Vi sinh vật gồm những sinh vật ở giới nào?

A. Giới khởi sinh B. Giới nguyên sinh C. Giới thực vật D. Giới nấm E. Giới động vật

Đáp án: A, B, D

Câu 3: Những đặc điểm nào dưới đây không phải của vi sinh vật?

A. Chủ yếu là cơ thể đơn bào hoặc tập hợp đơn bào; nhân sơ hoặc nhân thực B. Hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh

C. Tốc độ sinh trưởng , sinh sản chậm D. Phân bố hẹp

Đáp án: C, D

Câu 4: Những thực phẩm được tạo ra nhờ sự chuyển hóa của vi sinh vật?

A. Thịt luộc B. Bia

C. Rau muống luộc D. Nem chua

Đáp án: B, D

PHỤ LỤC 2

Vòng thi: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT Câu 1: Chọn nội dung thích hợp điền vào bảng

Môi trường Ví dụ Đặc điểm

Tự nhiên (1) Tổng hợp (2) Bán tổng hợp (3)

A.Gồm các chất hóa học đã biết thành phần, khối lượng B. Glucozo 10g/l

C. Dịch chiết cà chua

D. Gồm các chất tự nhiên không xác định được thành phần, khối lượng E. Glucozo 15g/ l + KH 2PO 4 1,0g/l + 10g bột gạo F. Gồm các chất hóa học và tự nhiên Đáp án: (1): C,D (2): B, A (3): E, F

Câu 2: Sắp xếp các mẫu vật sau vào môi trường nuôi cấy thích hợp? Giải thích

(1): 100ml nước luộc thịt (2): 100ml dung dịch cà chua (3): 50ml khoai tây và 10g glucozo (4): 50ml dd (NH4)

3PO

4 1,5g/l và NaCl 5g/l

Đáp án: Môi trường tự nhiên: (1) và (2) Môi trường tổng hợp: (4) Môi trường bán tổng hợp: (3) Câu 3: Đây là gì?

Được chế biến từ nguyên liệu tảo đỏ

Ở Việt Nam rau câu là nguyên liệu sản xuất chủ yếu Được sản xuất ở dạng sợi hoặc dạng bột

Dùng để nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm

Có vị thanh mát dễ chịu, có tác dụng giải khát, rất có lợi cho sức khỏe

Giáo án 2: Tiết 26 - Bài 27

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học song bài này, HS phải đạt được:

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số chất hoá học và các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.

2. Kỹ năng

Tiếp tục rèn luyện:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự học, tự tìm kiếm và xử lí thông tin khi cho HS quan sát hình vẽ và đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng thực hành, trải nghiệm thực tiễn.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học và có niềm tin vào khoa học.

- Có ý thức ứng dụng kiến thức bài học vào trong cuộc sống.

- Có ý thức tự học, tự nghiên cứu khi thực hiện các nhiệm vụ trải nghiệm.

4. Năng lực

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin; năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thực hành, thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK. - Máy chiếu.

- Phiếu học tập: Tìm hiểu các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của VSV.

2. Học sinh:

- Bảng phụ, soạn và học bài trước khi đến lớp. - Làm thí nghiệm do GV giao về nhà.

Nhóm 1: Muối dưa ở 2 điều kiện:

+ 1 lọ muối bằng nước sôi để nguội + 1 lọ muối bằng nước nóng 100 độ C.

- Để sau 3 ngày hãy nhận xét về màu sắc, độ chua? Giải thích

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV? Nêu ứng dụng?

Nhóm 2: Quan sát 2 hiện tượng

+ Khi cơm nguội để nơi ẩm ướt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 52 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)