Thị biểu diễn tần suất điểm kiểm tra lần 3 trong thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 87 - 92)

So sánh tần suất điểm của nhóm lớp ĐC và nhóm lớp TN (Hình 3.5), chúng tôi nhận thấy: Giá trị MOD của lớp ĐC (6) thấp hơn so với lớp TN (7). So sánh với lần kiểm tra thứ hai, sau khi được điều chỉnh cách dạy TN thì giá trị MOD lần kiểm tra thứ 3 là (7) nhưng tần suất điểm ở dưới điểm MOD của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngược lại, tần suất điểm số trên giá trị MOD của lớp TN lại cao hơn các lớp ĐC. Điều này cho thấy rằng: Kết quả các bài kiểm tra ở các lớp TN cao hơn kết quả của các lớp ĐC. Tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến và vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của lớp TN và ĐC, chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 3.14 và hình 3.6. ở dưới đây:

Bảng 3.14. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 của nhóm lớp TN và của nhóm lớp ĐC. Lớp Điểm số (Xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 100.00 100.00 99.53 84.73 59.93 41.83 19.43 4.13 0.31 TN 100.00 100.00 100.00 96.66 93.32 70.42 37.42 10.72 0.22

Hình 3.6. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra thực nghiệm lần 3 của nhóm lớp TN và của nhóm lớp ĐC

Khi so sánh đường đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần thứ 3, chúng tôi thấy: Đường biểu diễn của nhóm TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường biểu diễn của nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả TN tốt hơn ĐC.

Để khẳng định điều này, tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC"và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.15. dưới đây:

Bảng 3.15. Kiểm định X điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 của nhóm lớp TN và ĐC

z-Test: Two Sample for Means

ĐC TN

Mean 7.086124402 8.086124

Known Variance 2.104921 1.396787

Observations 209 209

Hypothesized Mean Difference 0

Z=U -7.725617086

z Critical one-tail 1.644853627

z Critical two-tail 1.959963985

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.15 cho thấy: TN > ĐC ( TN = 7,08, ĐC = 8.08), với cách phân tích tương tự như lần TN 1 và TN 2, ở lần TN 3 cũng cho kết quả tương tự như vậy. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Phân tích phương sai với giả thuyết đặt ra tương tự ở lần TN 1 và TN 2. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.16. dưới đây:

Kết quả ở bảng 3.16, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA = 60.97914038 > F-crit (tiêu chuẩn) = 3.863909 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.

Bảng 3.16. Phân tích phương sai điểm kiểm tra trong thực nghiệm lần 3 của nhóm lớp TN và của nhóm lớp ĐC.

Anova: Single Factor SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

ĐC 209 1481 7.086124402 2.069470004

TN 209 1690 8.086124402 1.357931542

ANOVA

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 104.5 1 104.5 60.97914038 4.74E-14 3.863909 Within Groups 712.8995 416 1.713700773

Total 817.3995 417

3.4.2. Đánh giá kết quả phát triển NLTH của học sinh

3.4.2.1. NLTH của học sinh trước thực nghiệm

Nhằm đánh giá NLTH của HS trước thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng phiếu quan sát (phụ lục 4) kết quả thu được ở bảng dưới đây:

Bảng 3.17. Đánh giá NLTH của HS trước thực nghiệm

Biểu hiệnNLTH Điểm Lớp ĐC (105) Lớp TN (104)

X S2

X S2

Lập kế hoạch 1 - 15 điểm 10.95 4.084 11.05 5.017

Sáng tạo 1 - 15 điểm 10.12 2.628 11.45 4.929

Tự điều chỉnh 1 - 15 điểm 10.35 2.759 10.60 2.949

Kĩ năng giao tiếp xã hội 1 - 15 điểm 8.98 3.883 11.67 4.432 Kĩ năng giải quyết vấn đề 1 - 15 điểm 10.2 3.065 9.68 6.665

Kĩ năng thực hành 1- 15 điểm 11.08 4.943 11.46 7.380

Đánh giá 1 - 15 điểm 11.50 4.670 11.57 4.834

Lớp ĐC và lớp TN có sự khác nhau về các giá trị trung bình ở 7 nội dung khảo sát. Cả lớp ĐC và lớp TN không có nội dung nào đạt điểm tối đa, sự chênh lệch về điểm trung bình là không lớn. Như vậy, có thể kết luận NLTH của HS trước thực nghiệm là tương đương nhau.

3.4.2.2. NLTH của học sinh sau thực nghiệm

Theo nguyên tắc thực nghiệm, ở lớp ĐC, GV dạy theo PPDH truyền thống và lớp TN, GV dạy theo mô hình học trải nghiệm. Trong quá trình triển khai, chúng tôi sử dụng hồ sơ dạy học để đánh giá tiến trình học tập của HS. Các bài kiểm tra đều

được thực hiện sau khi kết thúc bài học để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi để khảo sát đặc điểm NLTH của HS.

(1). Đánh giá kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo của HS thông qua bài kiểm tra.

Chúng tôi đã sử dụng đề kiểm tra (Phụ lục 7) để đánh giá các mức độ đạt được, các câu hỏi này yêu cầu HS thể hiện khả năng ghi nhớ khái niệm, biết kết nối các khái niệm thành phần để trình bày vấn đề logic và có ý tưởng sáng tạo.

Thực hiện chấm riêng kết quả của các câu hỏi này theo thang điểm 10 dựa trên các tiêu chí đánh giá (phiếu đánh giá ở Bảng 3.18.), sau đó, căn cứ vào điểm số đạt được của HS để xếp loại mức độ đạt được kĩ năng này thành các mức độ (MĐ): MĐ 1 (1 - 4 điểm), MĐ 2 (5 - 6 điểm), MĐ 3 (7 - 8 điểm), MĐ 4 (9 - 10 điểm).

Bảng 3.18. Bảng tiêu chí đánh giá mức độ đạt được kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng GQVĐ, khả năng sáng tạo của HS sau thực nghiệm

Mức độ (điểm)

Xếp

loại Biểu hiện

MĐ 1

(1- 4 điểm) Yếu

- Không nêu được đầy đủ các dấu hiệu của khái niệm hoặc nêu được nhưng không chính xác.

- Chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản theo một logic nhất định.

- Không đề xuất được ý tưởng sáng tạo

MĐ 2 (5 - 6 điểm)

Trung bình

- Nhắc lại được các khái niệm cốt lõi nhưng số lượng khái niệm thành phần còn quá sơ sài

- - Trình bày được một vài quan hệ giữa khái niệm cốt lõi và khái niệm thành phần theo một logic nhất định

- - Có đưa ra ý tưởng sáng tạo nhưng không thực tế.

MĐ 3

(7- 8 điểm) Khá

- - Tìm được các khái niệm chủ chốt và khá đầy đủ các khái niệm thành phần

- - Trình bày được phần lớn mối quan hệ giữa khái niệm cốt lõi với khái niệm thành phần theo logic nhất quán, tuy nhiên một số đặc điểm chưa tường minh

- - Có nêu được ý tưởng sáng tạo nhưng chưa triệt để

MĐ 4 (9 - 10 điểm)

Giỏi

- - Tìm được các khái niệm chủ chốt và đầy đủ các khái niệm thành phần

- - Trình bày đầy đủ mối quan hệ giữa khái niệm cốt lõi với khái niệm thành phần theo logic nhất quán.

Số lượng HS đạt điểm Xi của các bài kiểm tra thể hiện ở Bảng 3.19. dưới đây:

Bảng 3.19. Bảng số lượng HS đạt điểm Xi của các bài kiểm tra

Điểm Xi Bài kiểm tra số 1 Bài kiểm tra số 2 ĐC (105) TN (104) ĐC (105) TN (104) 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 5 3 3 1 4 7 3 5 2 5 10 4 14 4 6 18 12 15 8 7 29 25 32 28 8 27 33 26 33 9 8 15 9 16 10 1 9 1 12

Từ số liệu trên đây, chúng tôi lập biểu đồ phân phối điểm Xi của bài kiểm tra, kết quả hiển thị ở hình dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb trong dạy học phần sinh học vi sinh vật (SH 10 THPT) để phát triển năng lực tự học cho học sinh​ (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)