Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 77)

Việt Nam đến năm 2030

3.1.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh chung

Theo Nghị quyết liên tịch số 5960/NQLT-BIDV ngày 27/08/2015 về việc Định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV từ nay đến năm 2030 như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, nhất là các khách hàng doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đã thiết lập quan hệ tín dụng truyền thống, tập trung vào lĩnh vực ngành nghề đang là thế mạnh của nền kinh tế địa phương, từ đó tạo ra lợi thế trong cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và tiện ích ngân hàng.

Thứ hai, tập trung phát triển khách hàng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả trên cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng. Tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…), đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh.”

Thứ ba, tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, đẩy mạnh các chương trình cho vay ưu đãi, cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ… nhằm gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ trong tổng thu nhập ròng, đồng thời phát triển nền khách hàng, đa dạng hóa danh mục ngành nghề cấp tín dụng.”

Thứ tư, đẩy mạnh việc tham gia đồng tài trợ đối với các dự án đầu tư của các khách hàng ngoài địa bàn có hiệu quả, đặc biệt là các dự án được đầu tư bởi các khách hàng có năng lực tài chính tốt, có uy tín trên thị trường và dựa vào dự án đó Chi nhánh có thể tăng cường bán chéo toàn diện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.”

lượng thẩm định các khoản vay và khách hàng vay vốn, kết hợp với việc đẩy mạnh quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu nhằm mục tiêu giảm nợ xấu. Thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng, phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro. Cơ cấu lại nền khách hàng tín dụng, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao.”

Thứ sáu, đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, đặc biệt giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Đổi mới công tác đánh giá hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, tập thể. Xây dựng cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ công nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống, đặc biệt đối với các cán bộ thu hồi được nợ xấu đã tồn đọng từ nhiều năm.”

Thứ bảy, chủ động nắm bắt diễn biến lãi suất thị trường trong nước, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, có chính sách lãi suất ưu đãi phù hợp đối với các khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho BIDV.

3.1.2. Định hƣớng công tác quản lý rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp… Do đó việc xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, cân bằng lợi nhuận – rủi ro, đảm bảo tăng trưởng kinh doanh bền vững, hướng đến chuẩn mực quốc tế.”

Nhận thức rõ sự cần thiết của công tác quản lý rủi ro tín dụng, BIDV đã thúc đẩy triển khai thống nhất trong toàn hệ thống bao gồm:

Thứ nhất, về mô hình tổ chức: BIDV xây dựng mô hình 3 vòng kiểm soát về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc, trong đó: (i) Vòng 1 là Chi nhánh và các đơn vị trụ sở chính quản lý theo nghiệp vụ, (ii) Vòng 2 là các đơn vị thuộc khối quản lý rủi

ro và (iii) Vòng 3 là kiểm toán/kiểm tra nội bộ đã được triển khai ứng dụng và bước đầu phát huy hiệu quả. Ngoài ra, BIDV cũng triển khai công tác kiểm tra theo trục dọc, tăng cường công tác phối kết hợp giữa kiểm toán/kiểm tra nội bộ và các đơn vị Vòng 1, Vòng 2 tận dụng tối đa nguồn lực. Việc ứng dụng mô hình 3 vòng kiểm soát góp phần giảm sự chồng chéo trong công việc, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị, đồng thời tăng hiệu quả QTRRTD và năng suất hoạt động thông qua sự kết nối tại các đầu mối.

Thứ hai, về văn bản chính sách: Trong bối cảnh nhiều quy định của pháp luật cũng như của cơ quan quản lý có tính hiệu lực tức thời, thậm chí là chồng chéo và mâu thuẫn tác động đến hoạt động ngân hàng. BIDV luôn bám sát, nghiên cứu, đánh giá tác động và kịp thời ban hành, điều chỉnh các quy định, quy trình, sản phẩm, các văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống, xử lý tác nghiệp. Các đơn vị tại Hội sở chính cũng tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trên nhiều phương diện để giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh thông qua các công tác tư vấn hoạt động kinh doanh, tố tụng, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản… đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và ngân hàng.

Thứ ba, về việc nâng cao văn hoá, nhận thức quản lý rủi ro: QTRRTD chỉ thành công khi gắn liền với nâng cao văn hóa, ý thức tuân thủ quản lý rủi ro. Để đẩy mạnh hiện thực hóa, những năm qua, BIDV đã đa dạng hóa các hình thức đào tạo, truyền thông, không giới hạn ở những buổi đào tạo trực tiếp, mà còn được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như đào tạo tập trung về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, truyền tải các thông điệp quản lý rủi ro hoạt động, trao giải các sáng kiến quản lý rủi ro hoạt động, tổ chức các buổi tọa đàm.

Thứ tư, về hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin: BIDV là một trong mười ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn thực hiện các phương pháp tiên tiến nhất trong việc triển khai Basel II. Với định hướng triển khai Basel II, nhiều dự án quan trọng của BIDV về quản lý rủi ro đã được triển khai và đạt được những kết quả ấn tượng. Theo đó, BIDV đã hoàn thành các phương pháp tính vốn cho các rủi ro trọng yếu, các phương pháp đo lường và theo dõi rủi ro

thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, để hoàn thiện hơn nữa mô hình quản lý rủi ro tín dụng, BIDV xây dựng định hướng trong hoạt động bao gồm năm yếu tố như sau :

Một là, quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ. Toàn diện trong nhận dạng đầy đủ và chính xác các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đặc biệt là các nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp phòng ngừa và hạn chế có hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Nhận diện một cách toàn diện các rủi ro tín dụng là một yêu cầu không dễ dàng bởi tính đa dạng của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, cũng như do bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Quản lý rủi ro tín dụng cần được hiểu nhất quán là công cụ hữu hiệu để đảm bảo mở rộng đầu tư tín dụng một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng chứ không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng thu hẹp đầu tư tín dụng, e ngại không căn cứ đến tính trạng co cụm tín dụng, sợ trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV.”

Hai là, quản lý rủi ro tính dụng hướng đến đảm bảo đến an toàn trong hoạt động tín dụng. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của BIDV có xu hướng tăng mạnh. Sự tăng trưởng này đặt ra một thách thức thực sự trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tính cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và an toàn trong đầu tư tín dụng. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quản lý rủi ro tín dụng, coi đó là giải pháp then chốt để phát triển tín dụng an toàn, cân đối giữa yêu cầu tăng trưởng về mặt lượng trong mối quan hệ cân đối về mặt chất của hoạt động tín dụng.

Ba là, quản lý rủi ro tín dụng hướng đến chuẩn mực quốc tế. BIDV nghiên cứu chọn lọc các nguyên tắc, kinh nghiệm, công nghệ về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nhất là quản lý rủi ro tín dụng. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế để đáp ứng các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới

là con đường ngắn nhất để tiếp cận và hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa theo thông lệ và chuẩn mức quốc tế, nếu không các ngân hàng Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh được, có nguy cơ mất đi những thị phần tín dụng an toàn, buộc phải đầu tư vào phân khúc thị trường đầy rủi ro. Với định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, tầm hoạt động không chỉ bó gọn trọng phạm vi quốc gia mà phát triển ra cả khu vực và thế giới, việc phát triển theo các chuẩn mực quốc tế là đòi hỏi để hội nhập và cạnh tranh trên thương trường.

Bốn là, quan tâm đến yếu tố đặc thù khi xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu cũng lưu ý đến tính đặc thù khi xây dựng bộ máy tổ chức cũng như quy trình xét duyệt khoản vay để đảm bảo tính phù hợp với điều kiện riêng của mỗi ngân hàng. Một mô hình quản lý rủi ro tín dụng tốt là mô hình có khả năng vận hành tốt trong môi trường hoạt động của mình (con người, văn hóa, các đặc tính cá nhân trong tổ chức...). Có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng. Một sự bất hợp lý trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực đổi mới nhằm tiếp cận những tiến bộ để nâng cao chất lượng tín dụng.

Năm là, chú trọng đến yếu tố con người trong xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng.“Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra những tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực, yếu kém. Khả năng phòng ngừa và kiểm soát rủi ro từ thiên tai, dịch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế, vì vậy chỉ có thể nâng cao hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản lý rủi ro tín dụng. Một mô hình quản lý rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề.

Đồng thời với việc hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, BIDV đã đưa ra ba nội dung biện pháp tái cơ cấu:”

Thứ nhất, tập trung xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu kiểm soát được ở mức <2% đến năm 2020.”

Thứ hai, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn cũng như tuân thủ theo chỉ đạo điều hành của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Thứ ba, cơ cấu lại danh mục tín dụng theo nghành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng theo hướng ưu tiên các nghành, lĩnh vực được Nhà nước chú trọng hỗ trợ và phát triển. Lựa chọn khách hàng tốt, giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao tập trung vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)