2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
2.1.3. Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2013-2018 của Ngân hàng TMCP
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2013-2018 được thể hiện qua một số yếu tố sau:
Thứ nhất, về quy mô tín dụng. Chỉ tiêu quy mô tín dụng cũng được sử dụng để đánh giá quy mô của một ngân hàng, bên cạnh chỉ tiêu Tổng tài sản.
Cho vay là một mảng trong hoạt động tín dụng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng. Trong những năm 2013-2018, dư nợ tín dụng của BIDV có mức tăng trưởng khá, tại thời điểm 31/12/2018 dư nợ toàn hệ thống đạt 955.456 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2017, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 là 19,91%.”
Về đối tượng khách hàng, tín dụng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo với dư nợ thời điểm 31/12/2018 là 644.358 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lên tới 67,44% tổng dư nợ, tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 là 14,46%.”Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2013-2018 theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ bán lẻ: thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ dư nợ bán lẻ và dư nợ doanh nghiệp lần lượt là 15,1% và 84,9%, trong khi 2 tỷ lệ này năm 2018 lần lượt là 32,56% và 67,44%.
Các lĩnh vực BIDV có tỷ trọng cho vay lớn nhất trong giai đoạn 2013-2018 là thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn thời gian qua được BIDV duy trì ở mức tương đối ổn định, tỷ trọng cho vay trung dài hạn bình quân khoảng 40-45%/tổng dư nợ.
Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV những năm 2013-2018 được cụ thể tại Bảng 2.1.
Thứ hai, về tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện mục tiêu, chính sách phát triển kinh doanh của BIDV.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cuối kỳ của BIDV ở mức tương đối ổn định trong giai đoạn 2013-2018, được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.1.“Dƣ nợ tín dụng của BIDV từ năm 2013 đến năm 2018” Đơn vị: tỷ đồng TT “Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ” 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Theo đối tƣợng khách hàng 388.931 443.580 596.144 710.085 834.435 955.456 Dư nợ bán lẻ 58.620 79.777 136.950 195.669 244.820 311.098 Dư nợ DN 330.311 363.803 459.194 514.416 589.615 644.358 2 Theo ngành nghề 388.931 443.580 596.144 710.085 834.435 955.456 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 19.116 24.248 35.920 41.964 36.891 41.526 Khai khoáng 11.074 13.350 13.959 14.052 14.874 11.822 Công nghiệp chế biến, chế tạo 84.662 85.016 107.317 119.213 141.585 163.875 SX và phân phối điện, khí đốt, nước 35.149 33.192 38.131 44.772 43.314 47.009 Xây dựng 55.815 70.215 65.866 94.130 92.087 99.983 Bán buôn, bán lẻ 88.408 103.096 139.316 167.745 215.425 275.207
Vận tải kho bãi 9.839 8.944 37.248 46.855 45.799 46.527
Dịch vụ 11.898 24.653 42.756 47.190 74.412 108.124 Bất động sản 27.875 31.623 41.112 36.906 37.162 26.284 Ngành khác 45.095 49.243 74.518 107.257 132.886 135.097 3 Theo kỳ hạn gốc của khoản vay 388.931 443.580 596.144 710.085 834.435 955.456 Nợ ngắn hạn 220.347 256.175 339.806 388.919 485.089 590.556 Nợ trung hạn 51.302 62.218 81.592 85.119 76.107 66.954 Nợ dài hạn 117.282 125.186 174.746 236.046 273.239 297.946 (Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Bảng 2.2. Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ và tốc độ tăn trƣởng của BIDV giai đoạn 2013-2018” Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 388.931 443.580 596.144 710.085 834.435 955.456 2 Tốc độ tăng trưởng - 14,05% 34,39% 19,11% 17,51% 14,5%
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Tại thời điểm 31/12/2018 dư nợ toàn hệ thống đạt 955.456 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2017. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 là 19,91% do trong giai đoạn này, BIDV tập trung đẩy mạnh công tác tín dụng với mục tiêu trở thành ngân hàng top đầu của Việt Nam.
So sánh với dư nợ tại một số Ngân hàng thương mại khác thời điểm 31/12/2017 và 31/12/2018:
Bảng 2.3. Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ tại một số ngân hàng giai đoạn 2017- 2018 Đơn vị: tỷ đồng TT “Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ” 31/12/2017 31/12/2018 Tăng trƣởng (%) 1 BIDV 834.435 955.456 14,5 2 Vietinbank 782.855 855.913 9,33 3 Vietcombank 538.872 627.183 16,39 4 Sacombank 216.710 249.717 15,23 5 ACB 195.506 227.759 15,5 6 MBbank 180.257 206.955 14,81 7 Techcombank 160.340 159.017 (0,83) 8 VPbank 137.870 168.190 21,99 9 HDbank 95.048 112.479 18,34
(Nguồn: BCTC kiểm toán của các ngân hàng năm 2018)
Năm 2017-2018, quy mô dư nợ tín dụng cuối kỳ tại BIDV có tốc độ tăng trưởng trung bình trong hệ thống ngân hàng, và tương đương với các ngân hàng TMCP có quy mô lớn khác như Vietinbank, Vietcombank. Tuy nhiên, giá trị dư nợ
tín dụng cuối kỳ của BIDV lớn hơn hai ngân hàng trên, gấp 1,12 lần Vietinbank và gấp 1,52 lần Vietcombank. Điều này cho thấy, BIDV có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, tuy nhiên, đi kèm theo đó là nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cũng cao hơn so với các ngân hàng khác.
Thứ ba, về thực trạng nợ quá hạn, đây là tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của BIDV, phản ánh hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phân loại nợ được chia làm 05 nhóm, trong đó Nợ xấu gồm: Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Thực trạng Nợ quá hạn – Nợ xấu tại BIDV thời gian qua như sau:”
Bảng 2.4. Diễn biến nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dƣ nợ 371.165 443.579 596.144 710.085 834.435 955.456 + Nợ nhóm 1 337.926 415.938 569.128 670.664 793.838 917.418 + Nợ nhóm 2 24.612 18.760 17.426 26.113 28.410 20.837 + Nợ nhóm 3 3.854 4.643 3.967 5.840 2.700 4.746 + Nợ nhóm 4 680 1.068 887 995 4.807 5.849 + Nợ nhóm 5 4.092 3.170 4.735 6.472 4.680 6.606 Tổng nợ quá hạn * 33.238 27.641 27.015 39.420 40.597 38.038 Tỷ lệ nợ quá hạn 8,96 6,23 4,53 5,55 4,87 3,98 Tổng nợ xấu 8.626 8.881 9.589 13.307 12.187 17.201 Tỷ lệ nợ xấu 2,32 2,00 1,61 1,87 1,46 1,8
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
* Do không thu thập được số liệu chính xác về nợ quá hạn của BIDV nên số liệu về nợ quá hạn trong luận văn được tính bao gồm các nhóm nợ 2,3,4,5.
Từ năm 2013 đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của BIDV có xu hướng giảm dần. Trong giai đoạn này, Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực,
BIDV đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ theo đúng quy định, tạo điều kiện để xử lý các khoản nợ xấu khó đòi bằng quỹ dự phòng rủi ro. Ngoài ra, BIDV chủ động thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu, đưa ra phương án phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Đồng thời, dư nợ tín dụng cuối kỳ của BIDV cũng tăng trưởng ở mức cao (trung bình 26,95%) đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm đi từ năm 2013 đến năm 2015.
Trong giai đoạn năm 2015 - 2016, do diễn biến kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, thị trường đầu ra của các ngành đều có dấu hiệu bị thu hẹp, sức mua thị trường giảm trong khi các yếu tố đầu vào mang tính thiết yếu cho hoạt động sản xuất như than, điện nước, xăng vẫn có xu hướng tăng qua đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đã dẫn tới nợ xấu của BIDV có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, một số khách hàng có hoạt động khó khăn từ năm 2012, mặc dù đã được BIDV hỗ trợ tháo gỡ thông qua việc thực hiện chính sách gia hạn nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhưng đến giai đoạn này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc khả năng phục hồi thấp dẫn tới chuyển nợ xấu.”
“Mặc dù giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu có gia tăng, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong mức cho phép và ở mức thấp so với bình quân chung của hệ thống ngân hàng.”
Đơn vị: %
Hình 2.1. Tỷ trọng các nhóm nợ tại BIDV từ năm 2013 đến năm 2018
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ nhóm 5 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 1
Đến năm 2017, mặc dù giá trị nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV không biến động nhiều so với năm 2016 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 17,51% so với năm 2016 nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV đã giảm đáng kể, xuống mức 4,87% và 1,46% vào thời điểm 31/12/2017.
Tuy nhiên, đến năm 2018, giá trị nợ quá hạn đã giảm xuống nhưng giá trị nợ xấu lại tăng lên, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2018 lần lượt là 3,98% và 1,8%.
Thứ tư, về trích lập dự phòng rủi ro sẽ phản ánh hiệu quả thực tế của việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, lợi nhuận thu được có tương ứng với tăng trưởng tín dụng.
Bảng 2.5. Lợi nhuận từ kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng RRTD của BIDV” giai đoạn 2013-2018 Đơn vị: tỷ đồng TT Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng thu nhập hoạt động 18.612 21.281 23.609 29.062 37.647 41.930 Trong đó:
+ Thu nhập lãi thuần 13.735 16.577 18.676 22.568 29.619 33.396 + Lãi thuần từ hoạt động
dịch vụ 2.193 1.528 2.032 2.103 2.439 3.006 +“Lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh vàng và ngoại
hối” 162 268 289 533 611 980
+ Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán 1.385 1.089 (33) 811 694 476
+ Lãi thuần từ hoạt động
khác 945 1.581 2.319 1.796 3.199 3.571
+“Thu nhập từ góp vốn,
mua cổ phần” 191 238 325 1.251 1.084 259
2 Tổng chi phí hoạt động (7.082) (8.256) (10.443) (12.725) (13.836) (14.754)
3
“Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng” 11.530 13.025 13.166 16.338 23.811 27.177 4 “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng” (6.503) (6.969) (5.522) (8.884) (15.647) (18.258) 5 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 5.027 6.056 7.643 7.454 8.165 8.918 6 Chi phí thuế TNDN (1.209) (1.280) (1.537) (1.421) (1.571) (1.743)
7 Lợi nhuận sau thuế 3.818 4.776 6.106 6.034 6.593 7.175
Ngày nay, bên cạnh việc cho vay, các ngân hàng thương mại cũng phát triển nhiều hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại như bảo lãnh, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thẻ… để đa dạng hóa nguồn thu và tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh chính và mang lại tỷ trọng lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Riêng tại BIDV trong 06 năm 2013-2018, lợi nhuận từ hoạt động cho vay trước khi trích lập dự phòng RRTD chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 78,52% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Song song với hoạt động cho vay, việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng được quan tâm đẩy mạnh và đóng góp quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận hoạt động.
Đơn vị: tỷ đồng
Hình 2.2. Lợi nhuận trƣớc thuế của BIDV giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
(Nguồn: BIDV, BCTC kiểm toán năm 2013 - 2018)
Dưới áp lực kinh doanh ngày càng gia tăng, nhưng với cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên BIDV, dư nợ tín dụng và số dư huy động vốn qua các năm 2013-2018 có sự tăng trưởng tương đối tốt. Lợi nhuận sau thuế của BIDV về cơ bản cũng có sự tăng trưởng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân khoảng 12,06%.” 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trích lập dự phòng rủi ro trong năm
Ngoài ra, với việc quy mô cho vay tăng trưởng mạnh qua các năm như đã phân tích ở trên, giá trị trích lập dự phòng của BIDV cũng gia tăng về giá trị, đặc biệt trong năm 2018 giá trị trích lập lên tới 18.258 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng các khoản cho vay khó đòi tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận của BIDV, đồng thời cũng là một yếu tố phản ánh chất lượng tín dụng của BIDV có dấu hiệu đi xuống.
2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam