Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 43)

Một là, do chính sách kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu, do đó các ngân hàng đều đặt ra các mục tiêu tăng trưởng tín dụng với tốc độ khá cao, ví dụ BIDV đặt mục tiêu 12%, ACB, MB, Techcombank đặt mục tiêu 13%, đặc biệt Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng 15%. Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, rủi ro phát sinh nợ xấu cũng tăng theo do áp lực về chỉ tiêu có thể khiến các ngân hàng nới lỏng khâu thẩm định hay chính sách cho vay, làm tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Hai là, việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay được thực hiện chưa triệt để, chưa làm rõ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Việc kiểm tra giám sát sau vay vô cùng quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng có sự biến động bất thường hay không. Tuy nhiên, công tác này thường không được xem trọng, việc đánh giá được thực hiện qua loa, không sát sao, cụ thể mặc dù BIDV đã có những quy định về tần suất, nội dung kiểm tra sau cho vay. Do đó, cán bộ thường không phát hiện được sớm những bất ổn về tình hình tài chính của khách hàng, hoặc khách hàng đã sử dụng tiền với mục đích khác với mục đích giải ngân, dẫn tới phát sinh các khoản nợ quá hạn.

Ba là, các quy định về biện pháp xử lý rủi ro cũng như các chế tài xử phạt đối với các cán bộ và/hoặc lãnh đạo liên quan khi không thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro kịp thời. Trường hợp phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu, cán bộ ngân hàng phải thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, do chế tài xử phạt cán bộ gây ra nợ xấu chưa đầy đủ, rõ ràng, do đó, cán bộ ngân hàng thường có xu hướng đòi nợ chưa quyết liệt, chưa hiệu quả dẫn tới thời gian xử lý nợ kéo dài, thường làm cho tình

trạng quá hạn của khoản vay nghiêm trọng hơn.

Bốn là, quy trình thẩm định, chính sách cấp tín dụng tại BIDV hiện nay còn giao rất nhiều quyền hạn phê duyệt tín dụng cho các chi nhánh. Bộ phận Quản lý rủi ro có chức năng thẩm định tín dụng được đặt tại các chi nhánh và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Do đó, khâu thẩm định tín dụng đôi lúc thiếu tính khách quan do áp lực chỉ tiêu, hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Năm là, rủi ro đạo đức của một số cán bộ BIDV. Trong quá khứ, từng có một số trường hợp cán bộ BIDV thông đồng với khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những rủi ro đã gây ra những tổn thất cả về tài chính, hình ảnh và uy tín của BIDV, gây ra những khoản nợ xấu khó đòi tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)