3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận biết dấu hiệu rủi ro tín dụng
Giải pháp thứ nhất là hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro
Hệ thống thông tin là cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng giúp BIDV kịp thời phát hiện, nhận dạng các dấu hiệu về rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng.”Đây là các thông tin quan trọng để đánh giá khách hàng, đánh giá khoản vay từ đó giúp cho các cấp điều hành trong việc xem xét và đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn
Để có cơ sở xem xét và ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, nhận dạng, theo dõi, phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với hoạt động tín dụng, thông tin sử dụng cho phân tích, đánh giá về khách hàng là vô cùng quan trọng. Hiện nay, việc phân tích, đánh giá, nhận dạng, phòng ngừa rủi ro tín dụng của BIDV hạn chế là do một phần là xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc chất lượng thông tin thấp, thiếu độ tin cậy. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của BIDV hoạt động hiệu quả chưa cao. Do đó BIDV cần tiến hành một số giải pháp sau:”
Một là, thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ tìm kiếm, thu thập thông tin từ các kênh như cơ quan thống kê, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chuyên về phân tích kinh tế... và thực hiện lưu trữ, tổ chức khai thác một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó bộ phận này cũng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, triển vọng của ngành kinh tế, thành phần kinh tế, khu vực đầu tư để hỗ trợ cho việc định hướng cho vay.
Hai là, xây dựng báo cáo phân tích ngành nghề kinh tế với những ngành có tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ cho vay, những ngành có rủi ro cao, trong đó đưa ra những thông tin đặc thù mà dễ xảy ra rủi ro ngành. Trên cơ sở ban hành những
điều kiện chuẩn cấp tín dụng mà khách hàng phải đáp ứng mới xét duyệt cho vay. Định kỳ cập nhật thông tin báo cáo ngành nghề kinh tế theo diễn biến kinh tế, xã hội.
Ba là, tăng cường hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin để từ đó hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá khách hàng các lần vay vốn sau.
Bốn là, để đảm bảo tính tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, cũng như thực hiện các giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng cần xây dựng các tiêu chí xác định nhóm khách hàng liên quan (các nhóm khách hàng có dư nợ vay lớn) và chương trình quản lý tự động về giới hạn an toàn của các nhóm khách hàng này.
Năm là, cần xây dựng cơ chế hợp tác với các chuyên gia các ngành kinh tế nhằm có được sự tư vấn để thẩm định tốt phương án/dự án đầu tư của doanh nghiệp, nhất là những ngành phức tạp, đòi hỏi người làm thẩm định tín dụng phải có hiểu biết, chuyên sâu về ngành nghề đó. Ngoài ra để có những báo cáo ngành có chất lượng và đủ độ tin cậy nên đặt mua từ những tổ chức chuyên phân tích ngành có uy tín.
Sáu là, định kỳ thực hiện đánh giá những khoản nợ xấu phát sinh của KHDN trong toàn hệ thống thông qua việc giám sát, kiểm soát hoạt động tín dụng, tổng hợp các vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc xét duyệt cho vay khách hàng, tình hình quản lý và xử lý nợ xấu, cũng như những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra của khách hàng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra cũng cần đưa ra danh sách các khách hàng có rủi ro cao, có lịch sử vay nợ không tốt.
Giải pháp thứ hai lànâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là căn cứ quan trọng nhất để BIDV có được đánh giá đầy đủ, chính xác nhất về khách hàng và khoản vay, từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp. Vì vậy, chất lượng công tác thẩm định tín dụng luôn tỷ lệ thuận với khả năng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Trên thực tế, rủi ro tín dụng thường bắt đầu từ những thẩm định phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm.”
Rủi ro tín dụng thường bắt đầu từ những thẩm định phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:”
Một là, thực hiện thẩm định một cách đầy đủ, chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, nhóm khách hàng liên quan thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 06 tháng hoặc 1 năm trên cơ sở hệ thống XHTD vừa mới xây dựng.”Công việc này sẽ giúp cho Ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng để nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn.
Hai là, trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro từng phương án vay của doanh nghiệp. Trong phân tích này, bộ phận khách hàng cần tập trung đến tính pháp lý của phương án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ... Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.”
Ba là, trong thẩm định các dự án đầu tư, cần phân tích, đánh giá chính xác tổng vốn đầu tư của dự án vì tình trạng khách hàng nâng cao giá trị đầu tư để được vay nhiều hơn so với thực tế là khá phổ biến. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm”của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Thẩm định kỹ đầu vào, đầu ra, công nghệ máy móc thiết bị của dự án, pháp lý triển khai dự án...
Bốn là, phân tích, đánh giá đầy đủ về khách hàng, xác định chính xác các nhu cầu vay vốn, xác định đúng thời gian vòng quay vốn của khách hàng, dòng tiền Vào
– Ra để kịp thu hồi nợ.
Năm là, tìm hiểu, thu thập thông tin về đối tác của khách hàng để đánh giá, phát hiện sớm dấu hiệu thông đồng của khách hàng và đối tác (nếu có) nhằm chiếm đoạt tiền của ngân hàng, đánh giá hiệu quả đầu vào – đầu ra của phương án (khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm, ...) để có cái nhìn cụ thể hơn về phương án sản xuất, kinh doanh cũng như tình hình tài chính của khách hàng.
Giải pháp thứ ba là hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xếp hạng doanh nghiệp trên hệ thống XHTD nội bộ có tầm quan trọng rất lớn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng qua việc phân tích, theo dõi, dự toán, phòng ngừa rủi ro tín dụng từng khách hàng. Kết quả của việc xếp hạng doanh nghiệp còn liên quan đến việc vận dụng các chính sách ưu đãi của Ngân hàng về lãi suất, phí, điều kiện về cấp tín dụng, về tài sản đảm bảo,...”
Hiện tại BIDV đã xây dựng được hệ thống XHTD nội bộ tương đối hoàn chỉnh, đo lường được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xếp hạng chấm điểm doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều về đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, của chi nhánh, chính vì vậy kết quả xếp hạng doanh nghiệp chưa được khách quan và trung thực, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp.”
Việc chấm điểm chưa sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả XHTD, từ đó giảm nợ xấu để giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và tăng được lợi nhuận. Do đó cần sửa đổi quy định XHTD như sau:
Một là, quán triệt các đơn vị trực thuộc tầm quan trọng của hệ thống XHTD nội bộ, nâng cao công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và chính xác để từ đó kết quả chấm điểm phản ánh trung thực mức độ rủi ro của khách hàng.”
Hai là, thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, quản lý thông tin về khách hàng một cách liên tục.
được nhập trên chương trình để phát hiện các thông tin đã không còn phù hợp với khách hàng (lịch sử quan hệ tín dụng, ...), hoặc thông tin đã thay đổi (Ban lãnh đạo, ...) để thực hiện đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng nhằm đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.