Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Tại các chi nhánh BIDV, Phòng Khách hàng doanh nghiệp/Phòng khách hàng cá nhân/Các phòng giao dịch sẽ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng có nhu cầu vay vốn. Cán bộ và lãnh đạo các phòng khách hàng/phòng giao dịch sẽ thực hiện khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin cần thiết có liên quan để phục vụ mục đích phân tích, thẩm định tín dụng.
Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của chi nhánh, Ban Quản lý rủi ro tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ trình từ chi nhánh sẽ tiến hành tái thẩm định đối với khách hàng. Tùy theo quy mô và tính chất của khoản vay, Ban Quản lý rủi ro tín dụng có thể tự tái thẩm định, hoặc kết hợp với các Ban khách hàng (Ban khách hàng doanh nghiệp lớn, Ban khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban khách hàng doanh nghiệp nước ngoài) để nhận dạng rủi ro tín dụng của khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ví dụ đối với các khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Ban Quản lý rủi ro tín dụng sẽ kết hợp với Ban khách hàng doanh nghiệp nước ngoài thẩm định thêm về công ty mẹ (tình hình hoạt động, tính hình tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng và quan hệ với các đối tác) để
nhận dạng chi tiết các rủi ro tín dụng của khách hàng.”
Một số dấu hiệu rủi ro tín dụng cán bộ BIDV thường gặp trong quá trình thẩm định khách hàng đối với một số lĩnh vực điển hình:
Thứ nhất, đối với lĩnh vực thương mại:
Một là, khách hàng thường xuyên sử dụng các nguồn vốn ngắn để tài trợ cho các nhu cầu trung dài hạn, dẫn đến giảm giá trị vốn lưu động ròng, nghiêm trọng hơn có thể gây mất cân đối tài chính hoặc; các hệ số thanh toán biến đổi theo chiều hướng xấu.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại và Dịch vụ Y tế Phúc Thái (MST: 0102553444) có quan hệ tín dụng với Chi nhánh BIDV Tràng An từ năm 2013 (được BIDV Tràng An cấp Hạn mức tín dụng ngắn hạn là 10 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động thương mại thiết bị y tế) và cũng có quan hệ tín dụng ngắn hạn với một số TCTD khác (như Vietcombank chi nhánh Thành Công, NCB chi nhánh Hà Nội). Tuy nhiên khi doanh thu về, công ty đã không thực hiện trả nợ mà sử dụng một phần vốn vay ngắn hạn tại các TCTD để đầu tư (dài hạn) bệnh viện trên Thái Nguyên. Khi đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty để thực hiện tái cấp hạn mức, nhận thấy công ty bị mất cân đối vốn nghiêm trọng (theo BCTC năm 2014), BIDV đã dừng cấp tín dụng mới cho khách hàng và tập trung tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ.
Hai là, khách hàng có nhiều dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình giao dịch tại ngân hàng như: sự giảm sút số dư tiền gửi, có sự chuyển tiền lòng vòng trong một nhóm khách hàng, tiền về tài khoản thường xuyên được rút ra ngay lập tức, các khoản phát sinh có chủ yếu là nộp tiền mặt vào TK chứ ít phát sinh doanh thu,...
Tiếp tục trường hợp Công ty Phúc Thái nói trên, khi mới quan hệ tín dụng với BIDV, dòng tiền của công ty chuyển về tài khoản mở tại BIDV tương đối đều đặn và thường xuyên, tiền chuyển về đều là doanh thu từ các hợp đồng thương mại thiết bị y tế. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, dòng tiền của công ty về tài khoản mở tại BIDV giảm dần. Các phát sinh có trên tài khoản hầu hết là do công ty nộp tiền mặt để thu nợ gốc và lãi đến hạn chứ ít phát sinh doanh thu.
Ba là, các kế hoạch kinh doanh đưa ra không thực tế, doanh nghiệp quá lệ thuộc vào một/một số ít đối tác (đầu vào, đầu ra); doanh nghiệp mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính.
Ví dụ: Công ty TNHH Đức Lợi 2 (Thị xã Thuận An, Bình Dương) có hoạt động kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh hàng mộc gia dụng xuất khẩu. Doanh thu của công ty giai đoạn 2015-2016 đạt mức 420 tỷ đồng/năm, tuy nhiên hoạt động của công ty phụ thuộc vào 3 đối tác lớn là Linon Home (Mỹ – khoảng 31% doanh thu), JB Global (Anh – khoảng 29% doanh thu) và ASHLEY Furniture (Mỹ – khoảng 20% doanh thu). Năm 2017, công ty không tiếp tục ký hợp đồng với ASHLEY Furniture do không đàm phán được giá, theo đó doanh thu năm 2017 giảm còn khoảng 390 tỷ đồng. Nhận thấy công ty có dấu hiệu rủi ro, BIDV đã quyết định giảm hạn mức của công ty 20% cho đến khi hoạt động kinh doanh của công ty ổn định trở lại.
Thứ hai, đối với lĩnh vực xây dựng/kinh doanh bất động sản:
Một là, doanh nghiệp có sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên; khả năng tiền mặt giảm; số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các khách nợ được kéo dài.
+ Hai là, nhu cầu vay thường xuyên gia tăng không phù hợp với sự gia tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến, thường chỉ vay để trả nợ cho một số ít đối tác có liên quan, thường xuyên trong tình trạng trả nợ rồi xin giải ngân lại ngay, thường xuyên chậm trễ trong việc thanh toán nợ gốc và lãi...
+ Ba là,doanh nghiệp chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích thuyết phục; không có báo cáo về lưu chuyển tiền tệ;”đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính loại trừ nhiều khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Xét trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thiết bị Phương Nam (hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng). Công ty được BIDV tiếp cận và bắt đầu cấp tín dụng ngắn hạn từ năm 2014. Trong thời gian quan
hệ tín dụng, công ty thường xuyên có nhu cầu tăng hạn mức tín dụng, đồng thời thường có nhu cầu giải ngân thanh toán cho một số ít đối tác. Đến kỳ cấp hạn mức năm 2015, công ty không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đúng hạn mà phải xin gia hạn hạn mức. Xét thấy công ty có tiềm ẩn rủi ro, BIDV đã thực hiện giảm dần quan hệ tín dụng đối với khách hàng.
Thứ ba, các lĩnh vực khác:
Ngoài các dấu hiệu trên, cán bộ BIDV thường gặp một số dấu hiệu rủi ro tín dụng khác trong quá trình thẩm định khách hàng như:
Một là, khách hàng thường xuyên thay đổi chủ sở hữu, các thành viên trong hội đồng quản trị/hội đồng thành viên, các thành viên trong ban điều hành; Các thành viên trong hội đồng quản trị/hội đồng thành viên/ban điều hành thường xuyên có những bất đồng về mục tiêu, cách thức điều hành doanh nghiệp... ”
Hai là, việc luân chuyển, thay đổi nhân viên diễn ra thường xuyên, nhân viên thường không có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Ba là, việc điều hành doanh nghiệp được quyết định bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành ít hoặc không có kinh nghiệm; thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.”
Bốn là, có nhiều chi phí quản lý bất hợp lý: sử dụng nhiều vốn để đầu tư các trang thiết bị nhằm mục đích phô trương hơn là mục đích sử dụng như “đầu tư các thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền, Ban điều hành có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.”
Năm là, những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu; doanh nghiệp hay xảy ra tranh chấp với các đối tác,....”
Xét trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thiết bị Phương Nam nói trên: Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên là Ông Nguyễn Văn Dung, ông Nguyễn Văn Khôi và ông Phạm Chí Thành, tuy nhiên 3 thành viên này thường
xuyên có những bất đồng quan điểm trong việc điều hành công ty. Ngoài ra trong thời gian quan hệ tín dụng với BIDV (2014-2017), công ty đã thay đổi 4 kế toán trưởng. Công ty cũng tiến hành vay nợ ngân hàng để mua xe ô tô đắt tiền cho Ban lãnh đạo đi lại với mục đích phô trương. Xét thấy công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiện BIDV đã chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng này.
Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng, dựa trên các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng, trong trường hợp:”
Thứ nhất, nếu xét thấy khách hàng tiềm ẩn nhiều dấu hiệu rủi ro tín dụng và không đủ điều kiện cấp tín dụng cũng như khả năng trả nợ, BIDV sẽ gửi thông báo từ chối cấp tín dụng đến khách hàng.”
Thứ hai, ngược lại, nếu xét thấy khách hàng đủ điều kiện vay vốn và đảm bảo các điều kiện cấp tín dụng của BIDV cũng như đảm bảo khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ chấp thuận cấp tín dụng đối với khách hàng.”
2.3.2. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Nhằm nâng cao khả năng kiểm soát tín dụng và góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV đã thực hiện các biện pháp như:”
Một là, xây dựng quy trình thẩm định phê duyệt tín dụng: Quá trình thẩm định phê duyệt tín dụng tại BIDV được phân tách trách nhiệm theo từng phòng nghiệp vụ/bộ phận có liên quan dựa theo chức năng và số tiền phê duyệt cấp tín dụng.”
Lưu đồ phê duyệt cấp tín dụng tại BIDV được minh họa qua hình 2.3.
+ Ví dụ cụ thể về quy trình cấp tín dụng đối với Công ty TNHH Tân Hiệp Phát (hạn mức tín dụng ngắn hạn đề xuất là 600 tỷ đồng – thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng trung ương):
Bước 1: Công ty TNHH Tân Hiệp Phát gửi hồ sơ đề nghị cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn năm 2018-2019 tới Phòng Khách hàng doanh nghiệp – Chi nhánh BIDV Nam Bình Dương.
Dương tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
Bước 3: Phó Giám đốc Quản lý khách hàng – Chi nhánh BIDV Nam Bình Dương có ý kiến đồng ý trên Báo cáo đề xuất của Phòng khách hàng doanh nghiệp.
Bước 4: Phòng Quản lý rủi ro của Chi nhánh BIDV Nam Bình Dương lập Báo cáo thẩm định rủi ro, trình Giám đốc Chi nhánh.
Bước 5: Giám đốc Chi nhánh BIDV Nam Bình Dương chấp thuận trình hồ sơ lên Trụ sở chính.
Bước 6: Ban Quản lý rủi ro tín dụng tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo thẩm định rủi ro trình Phó Tổng Giám đốc Quản lý rủi ro.
Bước 7: Phó Tổng Giám đốc Quản lý rủi ro có ý kiến đồng ý trên Báo cáo thẩm định rủi ro, chấp thuận trình Hội đồng tín dụng trung ương.
Bước 8: Hội đồng tín dụng trung ương (gồm 4 thành viên) chấp thuận cấp tín dụng đối với Công ty TNHH Tân Hiệp Phát như đề xuất của Ban Quản lý rủi ro tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng.
Đây là quy trình cấp tín dụng trong trường hợp cấp có thẩm quyền (Hội đồng tín dụng trung ương) chấp thuận cấp tín dụng theo đề xuất.
Hình 2.3. Lƣu đồ phê duyệt cấp tín dụng tại BIDV
Đối với các trường hợp từ chối cấp tín dụng hoặc các trường hợp chấp thuận cấp tín dụng nhưng mức cấp khác với đề xuất của Chi nhánh, tùy từng trường hợp BIDV quy định cụ thể cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hai là, ban hành phân cấp thẩm quyền phù hợp, vừa đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo thời gian xét duyệt kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng:”
Ngày 07/06/2017 BIDV đã ban hành Nghị quyết số 985/NQ-BIDV v/v phân cấp thẩm quyền trong hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bảo lãnh thanh toán trái phiếu, cấp hạn mức đối tác.
Ngày 07/06/2017 Tổng Giám đốc BIDV cũng đã ban hành Quyết định số 3515/QĐ-BIDV v/v phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh ngiệp đối với các cấp điều hành, trong đó mức thẩm quyền được quy định như Bảng 2.6.
Căn cứ theo quy định về phân cấp thẩm quyền do HĐQT, Tổng Giám đốc ban hành và theo phạm vi thẩm quyền của chi nhánh được TSC thông báo trong từng thời kỳ, Giám đốc chi nhánh giao lại thẩm quyền cho các cấp tại chi nhánh bằng văn bản.
Ba là, thực hiện chính sách cấp tín dụng theo từng đối tượng khách hàng dựa trên mức chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể:
Ngày 15/12/2016 BIDV đã ban hành Quy định số 10544/QyĐ-BIDV v/v hướng dẫn Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức. Cụ thể như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV được xây dựng trên cơ sở xây dựng các bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với 2 nhóm đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân. Kể từ ngày 01/01/2017, ngân hàng BIDV triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới đối với khách hàng trên toàn hệ thống để thay thế hệ thống định
hạng trước đó đã đưa vào sử dụng từ năm 2006, mức xếp hạng cụ thể theo bảng 2.7.
Bảng 2.6. Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại BIDV
Cấp phê duyệt Đối tƣợng (tỷ đồng) Số tiền Thời hạn
(tháng)
Hội đồng tín dụng Trung ương
Khách hàng loại 1:“Tổng giới hạn tín dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa” >500-3.000 >300-1000 Không giới hạn Khách hàng loại 2: Tổng giới hạn tín dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa”
>300-2.500 > 150-800 Khách hàng loại 3: Tổng giới hạn tín
dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa” >150-2.000 > 100-600 Phó Tổng Giám đốc QLRR Khách hàng loại 1: Tổng giới hạn tín dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa”
>200-500 >140-300
≤ 120 Khách hàng loại 2: Tổng giới hạn tín
dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa” >100-300 > 60-150 Khách hàng loại 3: Tổng giới hạn tín dụng >50-150 > 40-100 Phó Giám đốc Ban QLRRTD Khách hàng loại 1: Tổng giới hạn tín dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa”
Đến 100 Đến 70
≤ 96 Khách hàng loại 2: Tổng giới hạn tín
dụng, trong đó giới hạn trung dài hạn tối đa” Đến 50 Đến 30 Khách hàng loại 3: Tổng giới hạn tín dụng Đến 20 Đến 20 Hội đồng tín dụng
cơ sở Phê duyệt cấp tín dụng
Trong phạm vi thẩm quyền của chi nhánh được TSC thông báo trong từng thời kỳ ≤ 60 Giám đốc chi nhánh Phê duyệt cấp tín dụng Đến 70% thẩm quyền của chi nhánh ≤ 60 Phó Giám đốc
chi nhánh Phê duyệt cấp tín dụng Đến 50% thẩm quyền của chi nhánh. Mức cụ thể GĐ CN giao bằng văn bản.
≤ 12 (riêng bảo lãnh ≤ 60 tháng)
(Nguồn: BIDV, 2017, Quyết định số 3515/QĐ-BIDV v/v phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đối với các cấp điều hành)”
Bảng 2.7. Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV” Xếp hạng Phân loại nợ Vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh, phát hành
cam kết thanh toán
Vay vốn đầu tư dự án
“Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu tối thiểu” “Tỷ lệ TSBĐ/dư nợ vay”