Chu trình thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 30 - 50)

(la) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán (Nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng phải nộp thêm UNC trích tài khoản của mình nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ)

(lb) Căn cứ với đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ phát hành thẻ để cấp cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán. Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối mật mã sử dụng thẻ của khách hàng.

thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán. (3) Cơ sở tiếp nhận thẻ giao thẻ và một biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.

(4) Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.

(5) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ với ngân hàng phát hành qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng.

1.2. PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt

Sự vận động của tiền tệ dưới hình thức TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa, dịch vụ so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. TTKDTM có tác dụng tích cực đến kinh tế tài chính quốc gia, là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm và hiệu quả. TTKDTM còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân, các tổ chức kinh tế. Một trong những phương cách để thẩm định uy tín của một cá nhân, một tổ chức kinh tế làm ăn trên thị trường là việc xem xét tình hình thực hiện việc thanh toán của họ với đối tác. TTKDTM còn góp phần phục vụ cho việc đấu tranh chống các hành động và hiện tượng tiêu cực trong xã hội như chống nạn rửa tiền bất hợp pháp, chống tham ô, tham nhũng, giúp nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm.

TTKDTM giúp ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Từ đó tạo điều kiện cho NHTW tính toán và kiểm soát lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế.

Ngày nay, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động thanh toán của NHTM cũng ngày càng được mở rộng với các phương thức thanh toán như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, thư tín dụng, thẻ thanh toán.. .Bởi vậy, TTKDTM luôn giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng.

nhược điểm sau của thanh toán bằng tiền mặt:

- Chi phí lớn trong việc in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản và thanh toán.

- Làm cho một phần vốn của nền kinh tế không vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ tiền bên mình.

Như vậy, để hoạt động TTKDTM đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, thì các ngân hàng phải tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM từ đó đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của phương thức thanh toán này.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Là ngành cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán đặc biệt cho nền kinh tế nên các tiêu chí phản ánh sự mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NHTM có thể được xác định như sau:

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dịch vụ thanh toán

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của dịch vụ thanh toán là tiêu chí quan trọng phản ánh sự thành công hay thất bại của ngân hàng trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán của mình. Đây chính là kết quả của việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với mức phí dịch vụ hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Lợi nhuận dịch vụ Lợi nhuận dịch vụ Tốc độ tăng trưởng lợi -

= thanh toán kỳ này thanh toán kỳ trước nhuận dịch vụ thanh toán __________________________________________

Lợi nhuận dịch vụ thanh toán kỳ trước

Khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán cao trên cơ sở mức phí dịch vụ hợp lý cho thấy có số lượng lớn khách hàng đã sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng một cách thường xuyên hay thanh toán với quy mô lớn, chứng tỏ các dịch vụ thanh toán của ngân hàng rất đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng. Những dấu hiệu đó cho thấy sự đầu tư của ngân hàng cho việc mở rộng dịch vụ thanh toán của mình. Trong việc đánh giá sự phát triển TTKDTM, chỉ tiêu này các NHTM đều có thể đo lường được thông qua các số liệu dựa trên

báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ thanh toán trong từng tháng.

* Phí dịch vụ

Phí dịch vụ là một trong những tiêu thức quan trọng mà khách hàng thuờng cân nhắc để lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán. Neu nhu khách hàng doanh nghiệp thuờng có xu huớng chọn những NHTM có mức phí thanh toán hợp lý mà vẫn đảm bảo chất luợng và mối quan hệ để mang lại lợi ích cao nhất cho họ thì khách hàng cá nhân thuờng chọn những NHTM có mức phí thấp thông qua việc so sánh biểu phí thanh toán của các ngân hàng. Tuy nhiên, phí dịch vụ của NHTM chỉ có thể thấp đến một mức độ nhất định vì điều đó phản ánh chất luợng của dịch vụ thanh toán và ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM.

Thực tế đặt ra cho các NHTM một nghịch lý là hoạt động đảm bảo lợi nhuận cao nhung cần có sức cạnh tranh về mức phí dịch vụ. Khi một ngân hàng áp dụng mức phí thanh toán đảm bảo lợi nhuận cao thì sẽ ảnh huởng đến sự cạnh tranh của dịch vụ thanh toán ngân hàng mình. Điều này đòi hỏi các NHTM khi xác định mức phí dịch vụ thanh toán cần căn cứ vào các yếu tố nhu chi phí đầu vào, chi phí quản lý, chi phí trang bị cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng cũng nhu mức phí thanh toán cùng dịch vụ của các ngân hàng trên địa bàn, tâm lý khách hang... để xây dựng lên một mức phí hợp lý (đảm bảo bù đắp chi phí, mang lại lợi nhuận và thu hút đuợc khách hàng).

Hiện nay, nhiều NHTM đang thực hiện miễn phí đối với các dịch vụ thanh toán trong nội bộ ngân hàng mình và giảm phí trên địa bàn đối với khách hàng để thu hút khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác. Từ đó, ngân hàng có thể thu đuợc lợi ích trên cơ sở tổng hòa lợi nhuận và chi phí; đồng thời thu hút đuợc các khách hàng tiềm năng.

Để phân tích chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh biểu phí của ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và qua các thời kỳ để đánh giá sự hoàn thiện của mức phí dịch vụ có đáp ứng đuợc yêu cầu của khách hàng hay không.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

* Tính đa dạng và phong phú của sản phẩm,dịch vụ thanh toán

Các NHTM hiện nay đều phát triển theo hướng trở thành các NHTM kinh doanh đa năng, tổng hợp. Theo đó, ngân hàng sẽ cung cấp bất cứ dịch vụ thanh toán nào mà khách hàng có nhu cầu. Chúng ta có thể đánh giá sự phát triển trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của một NHTM thông qua danh mục các dịch vụ thanh toán hoặc chủng loại trong mỗi danh mục do NHTM đó cung cấp.

Tính đa dạng của dịch vụ thanh toán là một chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của khách hàng. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng đa dạng, phong phú khi đáp ứng được nhu cầu của phần lớn khách hàng. Do đó, các NHTM hiện nay đang tăng cường công tác tiếp thị, thu thập ý kiến của khách hàng để xây dựng và hoàn thiện dịch vụ thanh toán của mình phù hợp hơn với nhu cầu của mọi khách hàng.

* Chất lượng dịch vụ thanh toán

Do các sản phẩm dịch vụ thanh toán không có sự khác biệt nhiều về hình thức nên chính chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định tạo lên sự cạnh tranh giữa các NHTM khi cung cấp dịch vụ này.

Nếu như chất lượng của hàng hóa là hữu hình, có thể nhận thấy và đo lường qua các tiêu chí như mẫu mã, tính lâu bền, hình dáng, màu sắc, chất liệu. thì chất lượng của một dịch vụ thanh toán là vô hình, phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của khách hàng. Vì vậy, khi xem xét chất lượng một dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp, các khách hàng thường đánh giá trên các khía cạnh như:

+ Thời gian: thể hiện ở thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thời gian giao dịch thanh toán được hoàn tất (tài khoản người hưởng được báo có)....

+ Mức độ chính xác: thể hiện ở số lần giao dịch thành công, số lần các giao dịch bị hoàn trả do sai sót..

+ Tính tiện ích: thể hiện ở thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên ngân hàng, mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán tới khách hàng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các sản phẩm dịch vụ

thanh toán, dịch vụ chăm sóc, giải đáp thắc mắc của khách hàng....

* Cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM

Nhìn chung, cơ sở hạ tậng phục vụ hoạt động TTKDTM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với việc gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, các NHTM đã không ngừng cải tiến cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin. Đáng chú ý, hệ thống điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc cơ bản đã đuợc kết nối liên thông, có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch với giá trị thanh toán hàng nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, thẻ ngân hàng đã trở thành phuơng tiện thanh toán ngày càng phổ biến và tiện ích cho nguời sử dụng

Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang đuợc xem là một thứ vũ khí cực mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán, các NHTM luôn coi trọng, cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình bởi vì ai cũng ý thức đuợc trong môi truờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay không có chỗ cho công nghệ lạc hậu.

* Khả năng quản trị rủi ro và chống hành vi gian lận trong thanh toán điện tử

Trong các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, các rủi ro có liên quan chủ yếu là rủi ro hoạt động phát sinh do nhầm lẫn trong khâu giao nhận kiểm đếm và rủi ro về mặt an ninh, chủ yếu do tiền bị mất cắp hoặc bị cuớp giật khi chuyên chở và loại thứ ba cũng khá thông dụng, đó là các rủi ro do tiền bị làm giả.

Đối với các phuơng tiện TTKDTM, các rủi ro liên quan thuờng là các rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro đạo đức, rủi ro thanh khoản và các hành vi gian lận trong thanh toán điện tử

a) Rủi ro về mặt pháp lý: xuất phát từ sự không đầy đủ và chặt chẽ của hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động thanh toán. Những nguời tham gia hoạt động thanh toán luôn cần thiết phải đuợc đảm bảo bằng các quy định pháp lý rằng quyền lợi của họ đuợc tôn trọng và họ phải đuợc biết truớc về các điều kiện mà họ phải đuơng đầu khi có tình huống bất thuờng xảy ra, chẳng hạn nhu nếu một nguời tham gia thanh toán không thực hiện đuợc nghĩa vụ trả nợ của mình, thì việc chia sẻ mất mát sẽ đuợc thực hiện nhu thế nào, hoặc khi một nguời phát hành

séc quá số dư thì người thụ hưởng sẽ đòi tiền bằng cách nào. Các thay đổi về mặt pháp lý cũng tạo ra các rủi ro pháp lý khá lớn, nếu nó nằm ngoài dự tính của các thành viên tham gia thanh toán.

b) Rủi ro hoạt động: xuất phát từ những trục trặc hệ thống thanh toán do lỗi kỹ thuật, thông tin hoặc do máy móc bị hỏng hóc, hoặc do lầm lẫn, sai sót về mặt con người khi xử lý thanh quyết toán. Các rủi ro này có thể bao gồm cả các vần đề của cơ sở hạ tầng như sự kém tin cậy của hệ thống cung cấp điện lực hoặc cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia.

c) Rủi ro đạo đức: ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn bắt nguồn từ sự cố tình lừa đảo hoặc vô tình sử dụng sai quy trình vận hành của hệ thống thanh toán hoặc xâm nhập truy cập bất hợp pháp, lấy cắp dữ liệu để rút tiền từ tài khoản của chủ sở hữu. Bởi vậy, các hoạt động thanh toán ngân hàng và các hệ thống thanh toán cần phải được thiết kế theo hướng đảm bảo rằng những người sử dụng và những người vận hành hệ thống thanh toán không thể can thiệp vào sự toàn vẹn của các cơ sở dữ liệu được truyền tải khi xử lý thanh quyết toán, và không ai có thể truy cập bất hợp pháp vào chương trình hoặc cơ sở dữ liệu lưu trên mạng.

d) Rủi ro thanh khoản: thường bắt nguồn từ việc một người tham gia thanh toán không hoàn tất được nghĩa vụ trả nợ của mình, chẳng hạn như bị phá sản trước khi kết thúc quá trình thanh toán. Hoặc một hình thức rủi ro thanh khoản khác phát sinh từ việc mất khả năng thanh toán tạm thời của chủ thể tham gia thanh toán. Điều này có thể xảy ra nếu có sự cố kỹ thuật của hệ thống khiến cho người nhận tiền không nhận được khoản tiền mà mình dự tính, hoặc nhân viên tác nghiệp chuyển tiền sai đối tượng, hoặc do trục trặc tạm thời về mặt thanh khoản của người có nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương có thể là nguồn tài chính hữu hiệu và thiết thực đáp ứng vốn cho các nhu cầu thiếu hụt thanh toán tạm thời này.

e, Gian lận trong thanh toán điện tử

Khách hàng khi tham gia vào thương mại điện tử có nguy cơ cao trở thành mục tiêu của rất nhiều các hành vi gian lận:

Gian lận trong việc đánh cắp thông tin qua email: rất nhiều người sử dụng internet nhận được những email ghi là được gửi từ những công ty tài chính hoặc các tổ chức hợp pháp. Một số email yêu cầu người nhận rằng các chi tiết bảo mật và mật khẩu của họ cần được cập nhật bằng cách truy cập vào các web nhìn như thật nhưng là giả. Mục đích của những website này là có được các thông tin đăng nhập của người dùng như là số pin, mã số truy cập, và mật khẩu để vào tài khoản ngân hàng điện tử của họ. Một số khác có thể truyền đi các thông điệp bảo mật hoặc là các file đính kèm để khách hàng tải về. Hành vi này nhằm thu thập thông tin cá nhân của khách hàng để kiếm được các lợi ích tài chính, thường là từ các món nợ lớn, một thẻ tín dụng hết hạn, gây ra một món nợ lớn cho nạn nhân, và một tiền sử tín dụng không tốt, thậm chí có thể dẫn tới những rắc rối về luật pháp.

Gian lận thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ: Có rất nhiều cách mà những kẻ lừa đảo có thể thực hiện trên thẻ tín dụng hoặc trên những tài khoản nợ. “Skimming” là một mánh khóe qua đó thông tin tích hợp trên thẻ từ của người sử dụng bị đánh cắp khi

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 30 - 50)