Giá trị giao dịch UNT qua các năm

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 64)

(triệu đồng) trọng đồng)(triệu trọng (triệuđồng) trọng Séc tiền mặt 5.053.45 8 81 % 7.324.33 8 81,78% 12.019.775 80%

Qua bảng 2.5 và biểu 2.6 cho thấy, tình hình thanh toán UNT tại Techcombank qua các năm có sự gia tăng cả về số món và giá trị giao dịch, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với UNC. Năm 2013, số luợng giao dịch tăng 14,2% còn giá trị giao dịch tăng 29,9% với năm 2012; năm 2014, số luợng giao dịch tăng 26,4% còn giá trị giao dịch tăng 44,7% so với năm 2013. Nhìn chung, tình hình thanh toán bằng UNT tại Techcombank có xu huớng gia tăng góp phần gia tăng doanh số TTKDTM tại ngân hàng.

Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện thanh toán này tại Techcombank:

Mọi truờng hợp tranh chấp về việc làm chứng từ khống, về sự thiếu khớp đúng giữa tiền đã trả với hàng hóa, dịch vụ đã nhận đuợc, do hai bên mua và bán tự giải quyết.

Các UNT đuợc ngân hàng phục vụ đơn vị huởng ký đóng dấu truớc khi chuyển đến ngân hàng phục vụ đơn vị sử dụng dịch vụ.

Nếu Techcombank là ngân hàng phục vụ nguời mua, Techcombank chỉ thanh toán các UNT của các đơn vị sử dụng dịch vụ khi các đơn vị này đã có đề nghị bằng văn bản gửi Techcombank về việc thanh toán các UNT do ngân hàng đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tới. Truờng hợp các đơn vị sử dụng chua có đề nghị bằng văn bản về việc thanh toán UNT, giao dịch viên khi nhận các UNT chua thực hiện thanh toán ngay mà liên lạc với đơn vị trả tiền để đơn vị ký xác nhận thanh toán trên UNT sau đó mới tiến hành trích tài khoản tiền gửi của đơn vị mua để trả tiền cho đơn vị huởng.

Do sự phức tạp về quy trình thanh toán nên UNT ít đuợc các tổ chức kinh tế, cá nhân sử dụng một cách rộng rãi.

2.2.3.3.Thanh toán bằng séc

Thanh toán bằng séc là phuơng tiện TTKDTM trực tiếp giữa nguời mua và nguời bán. Sau khi nhận hàng hóa, nguời phát hành séc sẽ giao séc trực tiếp cho nguời thụ huởng. Hiện nay, tại Techcombank có 3 loại séc đang đuợc sử dụng thông dụng đó là: Séc lĩnh tiền mặt, séc chuyển khoản và séc bảo chi.

Séc bảo chi 3 % 0 5,22% 6 5,85% Tổng số 6.328.83 7 100% 8.956.14 8 100% 15.024.719 100%

Bảng 2.6 và biểu 2.7 cho thấy:

- Séc lĩnh tiền mặt với doanh số chiếm trên 80% tổng doanh số thanh toán bằng séc. Séc lĩnh tiền mặt được sử dụng để rút tiền từ tài khoản tiền gửi (không được sử dụng séc để lĩnh tiền từ tài khoản tiền vay). Techcombank quy định thời hạn thanh toán tối đa đối với séc tiền mặt là 30 ngày kể từ ngày phát hành (kể cả ngày nghỉ). Khách hàng cầm tờ séc mang đến bất cứ điểm giao dịch nào của Techcombank để lĩnh tiền mặt trong trường hợp trên tài khoản của người phát hành séc có đủ số dư. Séc lĩnh tiền mặt được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến, doanh nghiệp thanh toán không cần phải đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, thủ tục đơn giản cho cả bên bán và bên mua.

- Tại Techcombank, séc chuyển khoản chiếm khoảng trên 13% tổng doanh số thanh toán bằng séc. Séc chuyển khoản dùng để thanh toán chuyển khoản hàng hóa,

dịch vụ giữa các khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Nguyên tắc thanh toán séc chuyển khoản là ghi Nợ đơn vị trả tiền (bên mua) trước, ghi Có đơn vị thụ hưởng

nhau; thanh toán giữa hai đơn vị mở tài khoản tại cùng hệ thống Techcombank; hai đơn vị mở tài khoản tại cùng địa bàn và khác hệ thống Techcombank.

- Séc bảo chi là séc chuyển khoản thông thường nhưng được các chi nhánh Techcombank đảm bảo chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi đơn vị trả tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc hoặc phong tỏa số tiền ghi trên tờ séc cho đến khi tờ séc được thanh toán hoặc có yêu cầu đề nghị ngừng thanh toán và được các bên liên quan chấp thuận. Séc bảo chi rất ít giao dịch, nhưng đối với người thụ hưởng, séc bảo chi khẳng định sự chắc chắn về khả năng thanh toán nên nó được một số người ưa thích. Thanh toán bằng séc bảo chi người thụ hưởng không bị ứ đọng vốn. Đối với thanh toán séc của hai đơn vị cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc khác ngân hàng cùng hệ thống, người thụ hưởng được ghi Có ngay trong ngày nộp séc bảo chi. Ngược lại, người thanh toán bị ứ đọng vốn do phải ký quỹ một phần tiền tương ứng với lượng tiền ghi trên tờ séc bảo chi. Vì vậy, tỷ lệ thanh toán bằng séc bảo chi qua Techcombank chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thường chỉ chiếm trên 6%.

Như vậy, phương tiện thanh toán bằng séc tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được khách hàng sử dụng ít hơn so với phương tiện thanh toán bằng UNC nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.

2.2.3.4. Thanh toán bằng thẻ

Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Năm 2008, Techcombank triển khai phát hành thẻ đồng thương hiệu Vietnamairlines Techcombank Visa, thẻ tín dụng ghi nợ Visa. Cũng trong năm này, Techcombank trở thành thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC. Đây là một cột mốc quan trọng chứng kiến sự đổi mới vượt bậc của Techcombank.

đối

(%) (triệuđồng) (%) đối (%) (triệuđồng) (%) đối (%) (triệuđồng) (%)

________________________________________________________THANH TOAN QUA ATM________________________________________________________ Rút tiền mặt 4.747.159 98,6% 6.249.095 96,51% 7.856.579 98,38% 12.465.923 95,77% 10.647.525 98,16% 20.578.475 94,12%

Chuyển khoản 67.403 1,4% 225.785 3,49% 129.375 1,62% 550.598 4,23% 199.586 1,84% 1.285.608 5.88%

Số giao dịch có tra

soát, khiếu nại 10.741 0,22% 12.889 0,2% 15.173 0,19% 20,826 0,16% 19.524 0,18% 32.296 0,15%

Tổng số 4.814.563 6.474.880 7.985.954 13.016.521 10.847.111 21.864.083

THANH TOÁN QUA POS

Tổng số 78.280 233.619 110.564 443.835 157.439 728.165

Biểu 2.8. Cơ cấu giao dịch qua ATM giai đoạn 2012-2014

Theo Bảng 2.7 và biểu 2.8 cho thấy số lượng giao dịch qua ATM và POS ngày càng gia tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2012, số lượng giao dịch qua ATM là 4.814.563 giao dịch, năm 2013 tăng lên 7.985.954 giao dịch gấp 1,66 lần so với năm 2012, năm 2014 đạt 10.847.111 giao dịch gấp 1,36 lần năm 2013. Số lượng giao dịch qua POS cũng tăng mạnh qua các năm, cụ thể: năm 2012 có 78.280 giao dịch, năm 2013 tăng lên 110.564 giao dịch gấp 1,4 lần năm 2012, năm 2014 tăng lên 157.439 giao dịch gấp 1,42 lần năm 2013. Điều đó cho thấy phương tiện hiện đại này đã và ngày càng được các tầng lớp dân cư quan tâm và ưa dùng.

Tuy nhiên, trong các giao dịch qua ATM, giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn cả về số lượng và giá trị (trên 90%), giao dịch chuyển khoản chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ này có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2012, giá trị giao dịch không dùng tiền mặt chiếm 3,49 % tổng giá trị giao dịch qua ATM, năm 2013 tăng lên 4,23% và năm 2014 là 5,88%. Ngoài ra, tỷ lệ giao dịch có tra soát khiếu nại khi giao dịch qua ATM có xu hướng giảm, năm 2012 là 0,22%, năm 2013 là 0,19% và năm 2014 giảm xuống còn 0,17%. Điều này cho thấy các tiện ích thanh toán qua thẻ chưa được sử dụng hết, đa phần vẫn là các giao dịch rút tiền mặt từ thẻ và vẫn còn có lỗi khi sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng. Vì vậy, để gia tăng các giao dịch không dùng tiền mặt, Techcombank cần chú ý hơn nữa đến việc gia tăng các sản phẩm dịch vụ mới, các tiện tích thanh toán qua thẻ và cần phải tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ, các tiện ích đó một cách rộng rãi để thu hút và gia tăng lượng khách

hàng sử dụng dịch vụ của mình. Đồng thời, cần xem xét để đảm bảo chất lượng giao dịch, giảm bớt tỷ lệ giao dịch lỗi xuống thấp hơn nữa.

2.2.3.5. Các dịch vụ thanh toán khác

- Dịch vụ SMS Banking (Home Banking): được triển khai chính thức ngày 19/6/2006 trên toàn hệ thống Techcombank cho những đối tượng khách hàng

có tài

khoản tại Techcombank. Đây là dịch vụ mà khách hàng có thể thực hiện truy

vấn số dư

tài khoản thanh toán, xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi thanh toán, lãi suất

tiền gửi

tiết kiệm, liệt kê 5 giao dịch tài khoản gần nhất, thông báo số dư tự động,...

bằng cách

dùng điện thoại di động nhắn tin SMS theo mẫu quy định đến số 8049 (đối

với tất cả

các chủ thuê bao sử dụng mạng Mobile phone, Vina phone, Viettel) vào bất

kỳ thời

điểm nào và tại bất cứ đâu.

Cho đến hết năm 2014, Techcombank có 166.587 người dùng mới dịch vụ này với 340.000 tin nhắn khách hàng thực hiện và 22.300.000 tin nhắn gửi đến khách hàng.

Dịch vụ Home Banking của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách hàng bởi khách hàng không cần phải gọi điện hay đến ngân hàng vẫn có thể biết được thông tin về tài khoản cũng như thông tin về ngân hàng. Đây là dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và dễ sử dụng cho khách hàng.

- Dịch vụ Internet Banking (F@st-iBank): được triển khai vào năm 2008 trên toàn hệ thống Techcombank cho các đối tượng khách hàng là tổ chức, cá nhân có tài khoản tại Techcombank. F@st-iBank cung cấp các tính năng: tra cứu số dư tài khoản,

tra cứu lịch sử giao dịch, chuyển tiền trong Techcombank, chuyển tiền ngoài Techcombank, sao kê tiết kiệm, sao kê giao dịch tín dụng, tra soát giao dịch và tiết

trong ngân hàng).

Phí chuyển tiền trong hệ thống là 1.100đ/lần. Phí chuyển tiền liên ngân hàng với các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 500.000.000đ là 10.000đ/món; với các giao dịch có giá trị từ 500.000.000đ trở lên là 0,03%/món, tối đa là 1.000.000đ/món.

Đến cuối năm 2014, tổng số nguời sử dụng F@st-iBank là 17.490 nguời với doanh số giao dịch qua F@st-iBank là 6.745 tỷ đồng. Đây là buớc khởi đầu mới cho hoạt động TTKDTM tại ngân hàng Techcombank.

- Dịch vụ Mobile Banking (F@st Mobile): Ngày 17/11/2014, Techcombank triển khai dịch vụ F@st Mobile - ứng dụng giao dịch ngân hàng trên điện thoại di động thông minh cài hệ điều hành iOS hoặc Android. Sản phẩm này huớng tới đa dạng tầng lớp khách hàng sử dụng đuợc trên tất cả các dòng máy điện thoại Smartphone; giao diện thân thiện dễ sử dụng, các lệnh giao dịch gửi đi nhận về nhanh chóng. F@st Mobile của Techcombank đuợc đánh giá là sản phẩm dịch vụ điện tử đi đầu tại thời điểm hiện tại. Vì ngoài các tính năng truyền thống về thanh toán và quản lý tài khoản giống F@st-iBank, F@st Mobile còn cung cấp các tính năng vuợt trội: chuyển tiền qua mạng xã hội, rút tiền tại ATM không cần thẻ, định vị ATM/ tìm kiếm các chuơng trình khuyến mại và cài đặt hình nền theo phong cách riêng.

2.2.4. Công nghệ thông tin

Cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM đuợc chú trọng đầu tu phát triển mạnh. Ngày 28/2/2009, NHNN đã khai truơng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và dung luợng ngày càng cao của đất nuớc.

Hệ thống này giữ vai trò là hệ thống thanh toán xuơng sống của quốc gia, tạo cơ hội mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tu duy kinh doanh ngân hàng truyền thống và tạo thuận lợi cao nhất cho mọi đối tuợng khách hàng. Hiện nay, hệ thống đã sẵn sàng kết nối với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nuớc,

hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán và các hệ thống cần thiết khác. về phía các NHTM, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai hệ thống Core Banking để hiện đại hóa hệ thống thanh toán nội bộ, mở rộng mạng lưới., các NHTM cũng không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán. Nhiều phương tiện TTKDTM mới, hiện đại, tiện ích ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, ví điện tử... được các NHTM cung ứng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.

Techcombank luôn đi đầu trong phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mục tiêu đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất trong thời gian nhanh nhất. Techcombank vẫn đang tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng.

Dự án nâng cấp trung tâm dữ liệu chính và xây dựng trung tâm dự phòng: nhằm tăng năng lực hệ thống máy chủ và hệ thống lưu trữ số liệu với các công ty tiên tiến nhất hiện nay, đảm bảo hạ tầng cho giai đoạn phát triển 5 năm tới của Techcombank.

Techcombank sử dụng phần mềm lõi ngân hàng T24 do Temenos cung cấp. Đây là phần mềm hiện đại giúp Techcombank tăng tốc độ xử lý giao dịch, tăng năng lực bảo mật. Techcombank tiếp tục có kế hoạch nâng cấp hệ thống T24 từ phiên bản R10 lên R13 nhằm nâng cao năng lực kinh doanh.

Nắm bắt được yêu cầu về một dịch vụ ngân hàng điện tử với những ứng dụng mang tính thực tế, đáp ứng được nhu cầu giao dịch với tần suất cao và hạn mức lớn, năm 2008, sau khi triển khai thành công hệ thong Corebanking T24, Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam đã cho ra mắt dịch vụ tiết kiệm trực tuyến với tiện ích tài khoản điện tử để được hưởng mức lãi suất có kì hạn trong kênh F@st-iBank.

Hướng tới khách hàng yêu thích công nghệ, bên cạnh Token Key đang được triển khai, Techcombank đã tiên phong ứng dụng thành công phương thức bảo mật tiên tien SMS OTP. SMS OTP là hình thức nhận tin nhắn thông báo mật khẩu giao dịch qua thuê bao di động. Hình thức bảo mật mới này được đánh giá rất cao với mức độ bảo mật và tiện ích cho người dùng.

Để nâng cao tiện ích cho dịch vụ F@st-iBank, Techcombank đã ký kết hợp đồng thanh toán hóa đon tiền điện cho các khách hàng tại TP.HCM và thanh toán cước internet của công ty viễn thông FPT trên toàn quốc. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán khấu trừ tự động miễn phí hoặc chuyển tiền trực tiếp trên Techcombank, giản tiện những phức tạp từ việc giao dịch trực tiếp.

Techcombank đã tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới cho dịch vụ ngân hàng điện tử mang tên “Tiết kiệm tài khoản trực tuyến” được ⅛ao tác trực tiếp trên F@st- iBank. Với dịch vụ này, thay vì phải ra các điểm giao dịch của ngân hàng, khách hàng có thể ngồi trực tiếp trước máy tính và thiết lập tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn ngay tại nhà. sổ tiết kiệm điện tử này có giá trị tương tự như các loại hình tiết kiệm thông thường giao dịch trực tiếp tại quầy, do đó có thể sử dụng để cầm CO khi vay vốn tại Techcombank trong khi không cần thiết phải giữ thẻ tiết kiệm. Thêm vào đó, với sổ tiết kiệm này, khách hàng được miễn phí hoàn toàn khi thực hiện trên F@st-iBank với số lượng sổ không giới hạn.

Với sản phẩm tiết kiệm số này, Techcombank đang dần đưa các dịch vụ ngân hàng điện tử của mình tiếp cận hơn với công nghệ ngân hàng điện tử của nước phát triển trên thế giới và hứa hẹn mang lại cho các khách hàng của kỷ nguyên số tại Việt Nam những tiện ích tài chính trong tầm tay.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 64)