Quy mô dư nợ của Techcombank giai đoạn 2012 2014

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 55)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2012 - 2014)

Tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng tăng, nợ xấu được hạn chế là kết quả khả quan trên thị trường ngân hàng. Với khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng tiếp tục tập trung nguồn lực vào nghiên cứu đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh nhằm phát triển các sản phẩm chuyên biệt, phục vụ tối đa nhu cầu từng nhóm khách hàng.

Lợi nhuận trước thuế 1018 878 1.181

ROA 0,42% 0,39% 0,61%

ROE 5,58% 4,77% 7,21%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2012 -2014)

Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay của doanh nghiệp với tỷ trọng

60 - 70%, chủ yếu là vay ngắn hạn. Tăng truởng mạnh ở các lĩnh vực thuơng mại và sản

xuất (lên đến 4.000 tỷ VND) và nông lâm nghiệp (lên đến 3.000 tỷ VND).

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Techcombank là ngân hàng đầu tiên áp dụng hình thức quầy giao dịch mở tạo cảm giác thân thiện với khách hàng, cũng là ngân hàng tiên phong cung ứng các giao dịch mới và hiện đại nhu Internet Banking và Mobile Banking, mang tới sự thuận tiện chua từng có cho khách hàng. Phát triển sản phẩm cũng là một trong những lĩnh vực chứng kiến nhiều đổi mới vuợt bậc nhu thẻ đồng thuơng hiệu Vietnamairline Techcombank Visa, Vip Vingroup Techcombank Visa,... hay dịch vụ thanh toán/rút tiền không cần thẻ ra đời năm 2012. Đặc biệt, năm 2014, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Techcombank đã có một năm phát triển mạnh mẽ khi số luợng khách hàng cá nhân đã tăng lên đến hơn 3,3 triệu luợt khách hàng. Đây là kết quả của công tác đầu tu phát triển sản phẩm và dịch vụ mới triệt để tại ngân hàng, với sự ra đời thành công của các sản phẩm với tính năng nổi bật nhu F@st Easy, các sản phầm kết hợp bảo hiểm, hợp tác với các đối tác nhu Mercedes- Benz, Le Group, VinGroup, .

Techcombank cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng nhu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng truớc, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh vay, bảo lãnh đảm bảo chất năm 2012, đạt 130% kế hoạch. Số dư bảo lãnh năm 2014 đạt 19.082 tỷ đồng.

Doanh số thanh toán quốc tế năm 2014 đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2013, đạt 105% kế hoạch. Doanh số kiều hối đạt 385 triệu USD, tăng 75% so với năm 2013, hoàn thành 110% kế hoạch. Về dịch vụ thẻ: số thẻ phát triển mới đạt 345.345 thẻ, lũy kế cuối kỳ đạt 1.905.539 thẻ, hoàn thành 83% kế hoạch. Phát triển mới 512 POS, lũy kế đạt 2.657 POS, hoàn thành 150% kế hoạch. Phát triển mới 204 ATM, lũy kế cuối kỳ đạt 1.250 ATM, hoàn thành 61% kế hoạch. Tổng thu thuần dịch vụ đạt 733 tỷ đồng, tăng 14% so với 2011, chiếm tỷ trọng 9,38% trong tổng thu nhập hoạt động.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đều có bước tăng trưởng và ổn định hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

đồng) UNC 713.90 1 90.200.182 18872.4 117.473.780 1185.573 45 175.723.8 UNT 57.1 10 24.211.627 54 65.2 31.450.904 82.479 2 45.516.97 Séc 19.3 67 6.328.83 7 23.8 98 8.956.148 28.962 15.024.71 9 The 145.79 0 459.4 04 194.2 44 604.571 286.361 995.368 Tổng 936.16 8 121.200.0 50 1.155.81 4 158.485.40 3 1.583.37 5 237.260.904

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank)

Năm 2012, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13.5% so với năm 2011 do mức giảm của chênh lệch lãi suất huy động - cho vay giảm cùng với việc thu nhập phí thuần bị giảm sút. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng lên 57% ở mức 3.294 tỷ VND do Techcombank tiếp tục duy trì mức đầu tư trong năm cho cơ sở hạ tầng, tuyển dụng nhân sự chất lượng cao và phát triển thị trường kinh doanh tại miền Nam. Điều này đã làm lợi nhuận trước thuế của Techcombank năm 2012 chỉ đạt 1.018 tỷ VND, giảm 76% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 5.648 tỷ

VND, giảm 1,9% so với năm 2012. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,72% so với năm ngoái. Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm từ 5,58% xuống 4,47%. Năm 2014, tình hình kinh doanh khởi sắc, lợi nhuận trước thuế tăng 34,5% so với năm 2013, tỷ suất sinh lời và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh.

Lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 13,96% so với năm 2011, năm 2013 giảm 1,45% so với năm 2012 dừng ở con số 5,648 tỷ VND. Trong bối cảnh khó khăn của thị trường, việc giảm lợi nhuận tuy nhiên vẫn giữ được mức doanh thu tương đối và hạn chế tốc độ giảm là thành tựu đáng kể của Techcombank. Đến năm 2014, kết quả kinh doanh được cải thiện đáng kể. Lợi nhuận trước thuế tăng, các tỷ lệ ROE, ROA của ngân hàng đều tăng và ở mức cao so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng. Với đà phát triển này, Techcombank hoàn toàn có thể đạt được các kết quả khả quan hơn nữa trong những năm tới.

2.2. THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN

HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt

Nhìn chung, hoạt động thanh toán của Techcombank đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, được thể hiện ở bảng 2.2 và biểu 2.1 như sau:Bảng 2.3. Tình hình TTKDTM tại Techcombank từ năm 2012-2014

Bảng 2.3 và biểu 2.4 cho thấy tình hình TTKDTM của Techcombank diễn ra rất tốt qua các năm, trong các hình thức TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thuong Việt Nam cụ thể nhu sau:

- Doanh số ủy nhiệm chi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức còn lại, chiếm khoảng 75% doanh số TTKDTM. Doanh số này luôn ổn định ở mức cao và tăng mạnh qua các năm cụ thể năm 2012 là 90.200.182 triệu đồng, năm 2013 là 117.473.780 triệu đồng, tăng 30,2% so với năm 2012. Năm 2014 đạt mức 175.723.845 triệu đồng, tăng 49,6% so với năm 2013. Có đuợc kết quả nhu vậy là nhờ những cải tiến và thay đổi trong phuong thức thanh toán, các giao dịch thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng đã nhanh chóng, chính xác và an toàn hon rất nhiều so với truớc đây. Do đó, thanh toán qua UNC đã và đang đuợc các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng ngày càng nhiều.

- Ủy nhiệm thu chiếm tỷ trọng khá cao và ổn định qua các năm: doanh số thanh toán bằng UNT năm 2012 chiếm 19,97%, năm 2013 chiếm 19,84% và năm 2014 tỷ lệ

này có

giảm xuống một chút còn 19,18% so với tổng doanh số TTKDTM.

- Séc thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng phuong tiện thanh toán và có xu huớng tăng dần: năm 2013 doanh số thanh toán bằng séc chiếm 5,22% tổng doanh số TTKDTM tại ngân hàng, năm 2014 tăng lên 6,33%. Phuong tiện thanh

toán bằng séc ngày càng tăng do thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Tuy nhiên thanh toán séc lại gặp không ít phiền phức khi khách hàng mua và khách hàng bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN.

- Phương tiện thanh toán qua thẻ: Mảng thẻ của Techcombank chiếm thị phần tuơng đối và khá ổn định trên thị truờng ngân hàng trong nuớc. Theo Báo cáo thuờng niên năm 2014, Techcombank là ngân hàng có giá trị giao dịch qua thẻ Visa

Credit lớn thứ hai trong số các ngân hàng nội địa tại Việt Nam, là ngân hàng xếp thứ hai toàn quốc về giá trị giao dịch qua thẻ Visa Debit. Thẻ của Techcombank là sản phẩm rất cạnh tranh với các tính năng, tiện ích thông minh nhu: thanh toán tiền

điện nuớc, bảo hiểm mua vé máy bay... Mặc dù là ngân hàng nội địa đi đầu về phát triển kinh doanh thẻ cùng các dịch vụ tiện ích thông minh mới và phát triển cơ sở hạ

tầng nhu gia tăng số luợng cây ATM và máy pos nhung doanh số đến từ thẻ của Techcombank bị hạn chế đa phần đến từ hai nguyên nhân: do thói quen của nguời tiêu dùng và do số luợng điểm chấp nhận thẻ trên cả nuớc vẫn chua thực sự phát triển cân xứng. Năm 2014, phuơng tiện thanh toán qua thẻ có xu huớng gia tăng về số luợng giao dịch nhung doanh số TTKDTM qua Thẻ vẫn còn hạn chế, cụ thể, năm 2014 chỉ chiếm 0,43% tổng doanh số TTKDTM. Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, hơn 99% doanh số của việc sử dụng thẻ ATM hiện nay tại Việt Nam giao dịch tại các máy ATM, trong đó có đến 83% dùng để rút tiền mặt,

chua đến 17% doanh số sử dụng thẻ thanh toán qua ngân hàng (NH) sử dụng với mục đích chuyển khoản, chỉ có 0,3% doanh số tiêu dùng từ thẻ là đuợc sử dụng thanh toán trên các máy quẹt thẻ (máy POS). Đây cũng đang là bài toán khó đua ra với toàn ngành nói chung.

2.2.2. Chi phí giao dịch thanh toán

Hiện nay, phí giao dịch thanh toán của Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam tuơng đối cạnh tranh so với một số ngân hàng khác, cụ thể:

(triệu đồng) về số món (%) giá trị giao dịch (%)

- Phí chuyển khoản khác hệ thống ngân hàng, với số tiền nhỏ hơn 500.000.000đ là 0,02% số tiền/món, với số tiền lớn hơn 500.000.000đ là 0,05% số tiền/món.

b) Trường hợp chuyển khoản sau hai ngày nộp tiền vào tài khoản

- Cùng hệ thống ngân hàng Techcombank: Miễn phí

- Chuyển khoản khác hệ thống: Với số tiền nhỏ hơn 500.000.000đ là 11.000 và số tiền lớn hơn 500.000.000đ là 0.03%, tối đa là 1.100.000đ/1 món

Tuy nhiên, nhìn chung phí giao dịch thanh toán qua ngân hàng vẫn còn cao nguyên nhân là do tỷ lệ phí NHNN thu của các NHTM còn quá cao nên ngân hàng không thể giảm phí cho khách hàng sử dụng dịch vụ và vì Techcombank chưa có mạng lưới chi nhánh khắp các tỉnh thành phố nên nhiều khi khách hàng yêu cầu chuyển tiền đến tỉnh thành phố mà ngân hàng chưa có chi nhánh hoặc phòng giao dịch thì phải thực hiện thanh toán qua một ngân hàng khác nên khách hàng phải chịu thêm chi phí thanh toán qua ngân hàng này.

Vì vậy, để giảm bớt chi phí cho dịch vụ thanh toán Techcombank cần tích cực mở rộng mạng lưới trên khắp các tỉnh thành phố và đề nghị NHNN giảm bớt chi phí thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH.

2.2.3. Sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

2.2.3.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi

Tại Techcombank, UNC là phương tiện thanh toán được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TTKDTM và có xu hướng ngày càng tăng.

Thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao cả về số món, số tiền và không ngừng tăng lên là do phương tiện này có những ưu điểm hơn so với các phương tiện thanh toán khác: phạm vi thanh toán rộng, ngoài việc dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ còn được dùng để thanh toán công nợ, chuyển tiền cấp kinh phí, nộp lệ phí, chuyển tiền cá nhân, chuyển vốn trong cùng hệ thống và khác hệ thống, khác ngân hàng, cùng tỉnh và khác tỉnh tham gia thanh toán bù trừ hoặc chuyển tiền online... Thủ tục thanh toán khá đơn giản, người mua chỉ cần viết giấy UNC gửi đến ngân hàng để thanh toán cho người bán, việc chi trả cũng rất nhanh chóng và thuận tiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì phương tiện này vẫn còn có những hạn chế: Do không quy định thời hạn thanh toán cụ thể, nên người mua có thể

chiếm dụng vốn của người bán; ngân hàng không có căn cứ để đôn đốc việc thanh toán. Hơn nữa, còn phụ thuộc vào độ tín nhiệm lẫn nhau của khách hàng, tình trạng trang bị kỹ thuật thanh toán của ngân hàng.

Năm 2014 1.185.5

Năm 2012 57.11 0 24.211.627 100% 100% Năm 2013 65.2 54 31.450.904 114,2 % 129,9% Năm 2014 ~ 82.4 79 45.516.972 126,4 % 144,7%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của Techcombank năm 2012-2014)

Biểu 2.5. Số món giao dịch UNC qua các năm

Qua bảng 2.4 và biểu 2.5 cho thấy, về giá trị thanh toán bằng UNC năm 2013 tăng 30,2% so với năm 2012 trong khi số món giao dịch tăng 22,2%; năm 2014 về giá trị giao dịch tăng 49,6% so với năm 2013 còn số món tăng 35,9%. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy vào năm 2014 là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi so với năm 2013. Mặc dù số lượng giao dịch tăng lên không nhiều nhưng giá trị giao dịch tăng lên khá lớn; tốc độ thanh toán bằng UNC qua các năm tăng khá nhanh.

2.2.3.2.Thanh toán bằng ủy nhiệm thu

Uỷ nhiệm thu thường áp dụng đối với các khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên như: tiền điện, tiền thuê nhà, tiền nước của các tổ chức kinh tế hoặc các khoản thu bán hàng do người bán và người mua thoả thuận trước, khi đã có sự tin cậy lẫn nhau, cho nên nó ít được sử dụng trong thanh toán.

Với thanh toán bằng UNT, chứng từ luân chuyển qua nhiều khâu và thực hiện bằng hình thức ghi Nợ trước và ghi Có sau. Neu UNT dùng để thanh toán tiền hàng với khách hàng có tài khoản ở cùng ngân hàng với đơn vị bán thì quá trình đơn giản, nhanh chóng hơn, khách hàng chỉ cần nộp UNT theo mẫu in sẵn của ngân hàng kèm hoá đơn thanh toán, sau khi kế toán kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ UNT, hoá đơn thanh toán và tài khoản bên mua đủ tiền thì tiến hành ghi Nợ vào tài khoản bên mua và ghi Có vào tài khoản đơn vị bán nếu hai bên đều có tài khoản tại Techcombank. Trường hợp hai bên mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau, UNT sẽ được gửi sang ngân hàng bên mua bằng phương thức thanh toán điện tử online hay phương thức thanh toán bù trừ giấy. Sau khi ngân hàng bên mua ghi Nợ vào tài khoản bên mua, chứng từ UNT sẽ được trả lại ngân hàng bên bán và ghi Có vào tài khoản bên bán.

(triệu đồng) trọng đồng)(triệu trọng (triệuđồng) trọng Séc tiền mặt 5.053.45 8 81 % 7.324.33 8 81,78% 12.019.775 80%

Qua bảng 2.5 và biểu 2.6 cho thấy, tình hình thanh toán UNT tại Techcombank qua các năm có sự gia tăng cả về số món và giá trị giao dịch, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với UNC. Năm 2013, số luợng giao dịch tăng 14,2% còn giá trị giao dịch tăng 29,9% với năm 2012; năm 2014, số luợng giao dịch tăng 26,4% còn giá trị giao dịch tăng 44,7% so với năm 2013. Nhìn chung, tình hình thanh toán bằng UNT tại Techcombank có xu huớng gia tăng góp phần gia tăng doanh số TTKDTM tại ngân hàng.

Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện thanh toán này tại Techcombank:

Mọi truờng hợp tranh chấp về việc làm chứng từ khống, về sự thiếu khớp đúng giữa tiền đã trả với hàng hóa, dịch vụ đã nhận đuợc, do hai bên mua và bán tự giải quyết.

Các UNT đuợc ngân hàng phục vụ đơn vị huởng ký đóng dấu truớc khi chuyển đến ngân hàng phục vụ đơn vị sử dụng dịch vụ.

Nếu Techcombank là ngân hàng phục vụ nguời mua, Techcombank chỉ thanh toán các UNT của các đơn vị sử dụng dịch vụ khi các đơn vị này đã có đề nghị bằng văn bản gửi Techcombank về việc thanh toán các UNT do ngân hàng đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tới. Truờng hợp các đơn vị sử dụng chua có đề nghị bằng văn bản về việc thanh toán UNT, giao dịch viên khi nhận các UNT chua thực hiện thanh toán ngay mà liên lạc với đơn vị trả tiền để đơn vị ký xác nhận thanh toán trên UNT sau đó mới tiến hành trích tài khoản tiền gửi của đơn

Một phần của tài liệu 060 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN mặt tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kỹ THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w