Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam chủ yếu bao gồm các thành phần sau: Hội sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh các cấp, văn phòng đại diện, các phòng giao dịch, điểm giao dịch, các đơn vị và công ty trực thuộc.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam đuợc tổ chức duới hình thức công ty cổ
phần bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ sửa đổi bổ sung điều lệ ngân hàng; thông qua các
báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán, quyết toán tài chính, phuơng án phân phối lợi nhuận, chia lợi tức cổ phần; phuơng huớng, nhiệm vụ và ngân sách tài chính cho năm tài chính mới; Quyết định các vấn đề liên quan đến chủ truơng, định huớng phát triển ngân hàng trong các thời kỳ trung và dài hạn.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cũng nhu những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm luật gây thiệt hại cho ngân hàng truớc Đại hội đồng cổ đông và pháp luật.
Ban điều hành đứng đầu là Tổng giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc, Kế toán truởng, Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ và các phòng ban chức năng tại Hội sở chính. Tổng giám đốc là nguời chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị, truớc pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, luu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng;
Các phòng ban chức năng khác thực hiện theo nhiệm vụ do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2009 - 2013, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nền kinh tế trong và ngoài nuớc có nhiều biến động. Các nuớc phát triển nhu Mỹ, Nhật Bản, Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Euro) đối mặt với vấn đề khủng hoảng nợ công, thất nghiệp tăng cao và đã phải triển khai những giải pháp kích thích nền kinh tế hết sức tốn kém. Theo nghiên cứu “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2013” của tác giả Nguyễn Đức Thành thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách , truờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, kinh tế Việt
Nam giai đoạn này tuy không rơi vào suy thoái nhung tăng truởng chậm. Tăng truởng đạt mức 5,42% trong năm 2013, chỉ nhỉnh hơn 2012 (5,25%) và 2009 (5.40%). Nằm duới nguỡng trung bình 7% của giai đoạn truớc khủng hoảng, đến cuối 2012 thì tăng truởng vẫn thấp hơn mức tiềm năng. Lạm phát có chiều huớng tăng cao (có thời điểm lên 18,6%-năm 2011). Thị truờng bất động sản và thị truờng chứng khoán trầm lắng. Sản xuất kinh doanh khó khăn, sức cầu của nền kinh tế suy giảm đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp. Hoạt động ngân hàng cũng trải qua những khó khăn và thách thức lớn. Tăng truởng tín dụng thấp (giai đoạn 2009 - 2013 chỉ xấp xỉ 20%),trong khi nợ xấu tăng cao do sự suy yếu của các khách hàng là các doanh nghiệp, sự đóng băng của thị truờng bất động sản, khó khăn thanh khoản (2009-2010), lãi suất biến động bất thuờng (2010-2011)...đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Lợi nhuận suy giảm rõ rệt và nhiều ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu sáp nhập. Chính vì vậy, yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế bên cạnh việc thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã đuợc đặt ra vô cùng bức thiết.
Chính phủ đã đua ra những gói kích thích kinh tế trong năm 2008 - 2009 cũng nhu các chuơng trình thúc đẩy kinh tế giai đoạn 2011 - 2015, các giải pháp đồng bộ giữa công cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng cuờng tính hiệu quả trong đầu tu công, đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đuợc NHNN đua ra ... đã giúp nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam dần đi vào ổn định. Lạm phát đuợc kiềm chế và trong tầm kiểm soát. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nuớc, từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu huớng ổn định duới mức 7% (6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). Mức lạm phát 11 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 chỉ ở mức 4,3%. Nhìn tổng thể trong giai đoạn 2011-2014 thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả với mức lạm phát giao động khoảng 6%. Tăng truởng kinh tế năm 2014 tốt hơn năm 2013, nợ xấu trong ngành ngân hàng tuy vẫn còn lớn nhung đã có những giải pháp khả thi nhằm giải quyết trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, Techcombank với những buớc đi vững chắc đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị truờng đồng thời, hỗ trợ và tuân thủ tốt những chủ truơng, chính sách của Chính phủ và của NHNN, góp phần tích cực vào ổn định kinh tế vĩ mô tài trợ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và
cá nhân, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả trong sử dụng vốn trong nền kinh tế. Nhìn chung, Techcombank vẫn duy trì đuợc nhịp độ, tận dụng tốt các thời cơ để phát triển mạnh mẽ và liên tục trong các năm 2012 - 2014.
2.1.3.1. Tổng tài sản
Trong bối cảnh phục hồi của nền kinh tế, giai đoạn 2012 - 2014 cũng đánh dấu nhiều biến động trong quy mô tổng tài sản của Techcombank. Năm 2011, tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng Techcombank tăng với mức độ lớn lên 180.531 tỷ VND, tăng 20% so với 2010 và đạt 99% so với kế hoạch đề ra. Đến năm 2012, tổng tài sản của Techcombank giảm xuống còn 179.934 tỷ VND và sang năm 2013 còn 158.897 tỷ VND phản ánh sự ảnh hưởng từ nền kinh tế khó khăn tới ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2014, tổng tài sản của Techcombank đạt 175,902 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2013. Kết thúc 2014, quy mô tổng tài sản của ngân hàng vẫn giảm so với mốc năm 2011, nhưng đây cũng được coi là khởi sắc đáng mừng cho sự phát triển của ngân hàng.
185000 180000 175000 170000 165000 160000 155000 150000 145000 —♦—Tỷ đồng